Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Mổ xẻ vấn đề áp lực công việc là gì và những vấn đề xung quanh nó

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Mối chúng ta khi đã dấn thân vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, chắc hẳn đều đang phải gồng mình trước những áp lực công việc. Bạn sẽ phải làm gì khi mỗi sáng thức dậy với khuôn mặt tiều tụy cùng với một tinh thần trạng thái không thể cạn kiệt hơn? Những niềm vui trở thành những “gánh nặng”, những sở thích cá nhân dần bị lãng quên, và áp lực biến bạn hóa thân thành những “ông bà già khó tính” có thể sẵn sàng “xù lông” bất cứ lúc nào. Nếu bạn đang bất lực trước nó, bạn muốn tìm ra câu trả lời cho áp lực công việc là gì và cách để bạn có thể không bị nó đánh bại. Thì Hạ Linh tin chắc rằng, bài viết sau đây chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất dành riêng cho bạn!

Tuyển dụng

1. Áp lực công việc - “Kẻ thù” có thể đánh gục bạn bất cứ lúc nào

Tra ngay từ điển, bạn sẽ phát hiện ra cụm từ để chỉ áp lực công việc tiếng anh là gì? Đó là “work pressure”, trong tiếng Anh, có những cụm từ được sử dụng để phản ánh mức độ bị áp lực khác nhau. Thông qua đó, bạn đọc cũng có thể thấy rằng, áp lực là một giới hạn cao nhất, đỉnh điểm nhất cho sự căng thẳng và mệt mỏi triền miên. Tôi tin chắc rằng, nếu ai đó hỏi bạn áp lực công việc là gì? Bạn đã mơ hồ hình dung được khái niệm của nó. 

Hạ Linh xin phép thông báo cho bạn một tin buồn nếu như sau khi bạn đối chiếu khái niệm tôi cung cấp sau đây và đúng đến 80% thì khả năng cao bạn đang bị áp lực công việc. Đó là một hiện tượng thuộc về cả trạng thái tinh thần lẫn sức khỏe, khi hai yếu tố đó dần bị bào mòn đến mức kiệt quệ, khi bạn cảm thấy làm gì, ăn gì, uống gì,... thậm chí đến việc thở để duy trì sự sống cũng trở nên khó khăn, đặc biệt đối diện với những nhiệm vụ trong công việc, bạn cảm thấy bối rối, đôi khi là lo sợ và bất lực, bế tắc trong công việcthất bại trong công việc vì không thể tìm được một giải pháp để hoàn thành. 

áp lực công việc là gì

Theo những thống kê gần đây của tổ chức WTO, một ca tự tử sẽ có thể diễn ra trung bình chỉ trong vỏn vẹn chưa đến một phút. Một điều đáng quan ngại hơn, áp lực công việc chính là một nguồn gốc sâu xa dẫn đến tình trạng đáng buồn này. Những nhiệm vụ chất chồng, tiến độ phải hoàn thành, deadline thì ngắn, lương bổng thì không thể tăng, những mâu thuẫn với đồng nghiệp, những lần chỉ trích không có dấu hiệu dừng lại của sếp, liên tục sai sót trong công việc, cạnh tranh và cạnh tranh, thăng tiến và thăng tiến,... Tất cả đã khiến các nhân viên văn phòng khủng hoảng đến mức “nổ tung”. Những năm gần đây, chúng ta cũng đã chứng kiến các cuộc “tự kết liễu chính mình” từ các nước trong khu vực, ngay cả hai quốc gia điển hình về phong cách làm việc và môi trường kinh doanh lành mạnh như Nhật, Hàn cũng không thể tránh khỏi. 

Và một điều đáng buồn hơn, cơn lốc áp lực công việc và hậu quả của nó vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, càng ngày càng tồi tệ và theo xu hướng trầm trọng hơn. Trái ngược với điều kiện cuộc sống ngày càng được cải thiện hơn, xã hội hiện đại hơn, thế giới phát triển hơn, nhu cầu và những giá trị cốt lõi của con người được khả thi hơn thì bên trong họ lại xuất hiện những nguy cơ khiến họ có thể bị đánh gục bất cứ lúc nào. Họ mất niềm tin và không còn vui vẻ, họ hụt hẫng và phờ phạc, họ đánh rơi mọi mục tiêu, định hướng nghề nghiệp bản thân, giá trị bản thân và ước mơ của mình mỗi một ngày lên văn phòng làm việc. Và đối với những cá nhân đang chịu áp lực trong công việc, mỗi ngày trôi qua là một ngày tệ hại!

>> Xem thêm: 30 tuổi nên học nghề gì

2. Dấu hiệu cho thấy cuộc đời bạn đang gặp những “khủng hoảng” xuất phát từ bản thân

Khi đọc những thông tin ở trên, chắc hẳn ngay giây phút này, bạn đã nhận ra bản chất của tình trạng áp lực công việc là gì rồi. Nhưng, đã bao giờ bạn phát hiện ở bản thân hay những người thân xung quanh bạn đang phải gồng mình gánh chịu áp lực công việc chưa? Những dấu hiệu được thống kê sau đây sẽ giúp bạn làm cơ sở để phát hiện và đưa ra lời khuyên cho bạn bè, người thân của bạn cũng đang vật lộn và không thể thoát ra được nó. 

2.1. Cạn kiệt năng lượng

Khi trạng thái cơ thể của bạn cạn kiệt xuống mức 10% thì đó chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn bị áp lực công việc. Tại sao lại xuất hiện tình trạng này? Việc bạn tham công tiếc việc, chỉ biết vùi đầu vào công việc từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ, thậm chí thời gian trôi qua mà bạn vẫn không hay biết, điều này không hay ho gì, vì tất nhiên nó sẽ khiến cơ thể và năng lượng của bạn bị cạn kiệt. Đến một bộ máy cũng cần thời gian nghỉ, bởi làm việc lâu sẽ bị nóng lên và bùng nổ, thì cầu tạo con người cũng tương tự. 

áp lực công việc là gì-cạn kiệt năng lượng

Tuy nhiên, việc thực tế chứng minh rằng những người đảm nhận nhiều trách nhiệm, mang tinh thần trách nhiệm cao, họ thường yêu công việc của mình đến mức không thể sống thiếu nó một giây phút nào. Nhưng bạn biết đấy, chỉ khi sức khỏe ổn định thì công việc của bạn mới được vận hành một cách trơn tru. Đừng vì một phút bảo thủ mà khiến những bộ phận trên cơ thể phải đứng lên “kêu cứu” và đình công. Mọi vấn đề đều có thể giải quyết, và có những vấn đề không phải cứ làm việc và làm việc, thì có thể mang lại được hiệu quả. Khi có những dấu hiệu cho sự suy sụp này, hãy dừng lại và nghỉ ngơi, nếu không, bạn sẽ càng phải tốn kém nhiều hơn nếu sức khỏe của mình phải cần đến bác sĩ đấy!

2.2. Bất lực trước mọi nhiệm vụ trong công việc

Thử nhìn lại xem, hôm nay bạn đã hoàn thành Deadline hay chưa? Và bạn đã bao lâu rồi chưa cảm nhận được sự thỏa mãn khi hoàn thành công việc trong ngày của mình một cách xuất sắc? Chậm trễ trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở một thời hạn nhất định sẽ khiến công việc của bạn bị xuống dốc, các đối tác bạn bỏ lỡ sẽ dần quay lưng lại với bạn, bạn sẽ bị cấp trên la mắng vì làm ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. 

Nguyên nhân vì sao ư? Do khối lượng công việc của bạn ngày càng nhiều, nhưng bản thân bạn lại không biết sắp xếp các thứ tự công việc cần ưu tiên, hay một phút mải mê, quên đi sự tập trung,... Cuối cùng, Deadline bị gián đoạn, và cứ như thế, áp lực công việc sẽ đến “bầu bạn”.

>> Xem thêm: Khi nào nên nghỉ việc 

2.3. Sức khỏe bị giảm sút

Chịu được áp lực công việc là gì ư? Hãy bỏ ngay suy nghĩ về phương án ấy trong đầu đi, vì bạn không thể vì lợi ích trước mắt của bản thân mà khiến cho sức khỏe cùng tinh thần của bạn bị giảm sút được. Những dấu hiệu bạn bị áp lực công việc tấn công có thể chỉ xuất phát từ những lần bạn đau lưng, mỏi mắt, cân nặng lên xuống thất thường, ốm sốt, đau dạ dày,... hay thậm chí là trầm cảm.

áp lực công việc là gì-sức khỏe bị giảm sút

Bạn thường xuyên thức khuya dậy sớm để “cày” deadline? Những bữa ăn vội ăn vàng, những giấc ngủ không đủ, đồ ăn nhanh, màn hình máy tính, điều hòa,... sẽ có thể giết chết bạn bất cứ lúc nào. Benjamin Flanklin - Chính trị gia nổi tiếng của nước Mỹ đã nói rằng: “Chỉ khi người giàu ốm, họ mới hiểu sự bất lực của giàu sang”. Đúng vậy, kiếm tiền để duy trì sự sống là một bổn phận mà trời dúi vào tay mỗi người, muốn tránh cũng không thể tránh. Nhưng sức khỏe là điều quan trọng hơn tất cả, nó là thượng đế của bạn, và bạn cũng nên đối xử với nó như là một thượng đế. 

Việc làm kế toán - kiểm toán

2.4. Quỹ thời gian -1/10 cho những mối quan hệ thân thuộc

Đã bao lâu rồi bạn không gọi điện về nhà? Bao lâu rồi bạn chưa có một cuộc hẹn hò đúng nghĩa với người yêu? Bao lâu rồi bạn chưa dẫn con bạn đi chơi công viên? Mọi lúc đều đáng quý nếu bạn biết cách để chăm sóc, đừng coi công việc là trọng tâm. Gia đình và những người yêu thương bạn mới quan trọng nhất. Nếu bạn không có đủ một khoảng thời gian nho nhỏ chỉ để về cạnh những người quan trọng với bạn, có lẽ bạn đã bị áp lực công việc cuốn trôi bản thân đi từ lúc nào rồi!

3. Ba nguyên tắc vàng để bạn không trở thành “kẻ thất bại” trước áp lực công việc

Hạ Linh tin rằng khi bạn gõ từ khóa “Áp lực công việc là gì” trên công cụ tìm kiếm, thì bạn không hẳn đang đi tìm một định nghĩa, mà bạn đang đi tìm một giải pháp. Chúng ta vẫn đọc tin tức, lắng nghe những lời khuyên đâu đó mỗi ngày về các cách để nâng cao hiệu suất, chất lượng trong công việc. Và đặt mục tiêu cụ thể chính là một phương án được nhắc đến nhiều nhất. Tuy nhiên, điều này bên cạnh việc mang lại động lực cho bạn cố gắng thì vô tình nó cũng tạo những áp lực cho bạn. Ép và cố gắng đưa bản thân vào khuôn khổ để đạt được một mục tiêu nào đó quá khả năng và điều kiện cho phép sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái vô cùng mệt mỏi. Vì vậy, thay vì chú trọng và chăm chăm đến cuối cùng mình làm được cái gì, thì điều bạn nên thực hiện ngay bây giờ chính là tập trung vào quá trình bạn hoàn thành nó. Cùng tham khảo ba nguyên tắc vàng để bạn có thể kiểm soát được áp lực công việc của mình đã được gợi ý dưới đây nhé!

3.1. Liệt kê hệ thống các mục tiêu

áp lực công việc là gì-liệt kê mục tiêu

Đầu tiên, hãy liệt kê và viết ra giấy hệ thống các mục tiêu bạn cần thực hiện, tuy nhiên đảm bảo rằng các mục tiêu này là phù hợp với năng lực cũng như sự cố gắng của bạn, không quá xa rời thực tế. Nếu đó là một hệ thống nhiều mục tiêu phải hoàn thành, bạn nên đánh dầu và phân loại những mục tiêu mà nên ưu tiên thực hiện trước, điều này mang tính khả thi hơn rất nhiều, và xác suất bạn hoàn thành tốt các mục tiêu cũng rất cao. 

Ngay sau đó, hãy liệt kê ra một danh sách việc bạn cần thực hiện mỗi ngày. Mỗi ngày thực hiện một mục tiêu nhỏ, và nhiều ngày sẽ giúp bạn hoàn thành được mục tiêu lớn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định con đường, diễn biến mà bạn nên thực hiện sao cho thật tuần tự. Và khi bạn đã biết những mục tiêu mà mình ưu tiên thực hiện trước, phương thức mỗi ngày giúp bạn tiến gần đến mục tiêu đó, bạn sẽ giảm thiểu tối đa những công việc mang tính râu ria thừa thãi, dành toàn bộ sự tập trung vào việc mình cần làm. 

>> Xem thêm: 6 thói quen làm việc hiệu quả

3.2. Theo sát tiến độ thực hiện

áp lực công việc là gì-theo sát tiến độ

Sau khi đã thực hiện bước lên hệ thống các mục tiêu cần thực hiện và xây dựng đề án, kế hoạch để hoàn thành nó một cách nhanh nhất. Hãy giữ cho bản thân một sự bình tĩnh nhất định, đừng nôn nóng, đừng bộp chộp, hãy chỉ tiến hành và thực hiện các bước một cách tuần tự như trên kế hoạch đã được vạch ra sẵn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần check lại danh sách những việc mình cần thực hiện mỗi ngày, bám sát tiến độ thực hiện, phát hiện kịp thời những việc mà mình chưa hoàn thành để xử lý. 

Cũng hãy nhắc nhở bản thân rằng, mọi kế hoạch là không cố định, nó có thể là một giá trị chịu sự biến động bởi các tác nhân về môi trường, ngoại cảnh, về những kinh nghiệm và sự rắn rỏi của bạn được tôi luyện mỗi ngày. Chính vì vậy, hãy chủ động thay đổi mục tiêu cũng như cách để bạn đạt được mục tiêu đó, điều chỉnh nó sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất, phù hợp với chính năng lực cũng như sức mạnh của bạn ở thời điểm hiện tại. Và nếu như, bạn không còn hứng thú hay nhận ra mục tiêu nào đó không còn có ý nghĩa đối với bạn, hãy mạnh dạn loại bỏ chúng trong danh sách ban đầu. 

3.3. Lên kế hoạch cho mục tiêu kế tiếp

áp lực công việc là gì-lên kế hoạch cho mục tiêu kế tiếp

Tất nhiên, đạt được mục tiêu do chính bản thân mình đặt ra là một điều trân quý. Tuy nhiên, không phải lúc nào không hoàn thành được mục tiêu cũng là một điều quá tệ hại. Chúng ta cần học cách bình tĩnh và lãnh đạm trước mọi vấn đề mà chúng ta không mong muốn. Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta chịu thất bại. Mục tiêu cũng thế, khi mất bình tĩnh về nó, nó sẽ trở thành áp lực, không buông tha cho bạn giây phút nào. Điều cần làm là nhìn nhận, kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ hành trình mà bạn đã thực hiện để đạt được nó. Suy ngẫm, phân tích và tìm ra nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình cảnh thất bại, tự động viên mình, rút ra bài học xương máu và bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch cho một mục tiêu mới!

Luôn nhắc nhở bản thân rằng, mọi đích đến đều do bạn quy định. Và việc bạn “thuận tay” đề ra một đích đến, thì bạn cũng có thể dễ dàng thêm bớt hay thậm chí là xóa bỏ nó. Đừng quá go ép bản thân và làm khó mình, áp lực công việc sẽ có thể xuất hiện nếu như bạn không biết chính mình đang làm gì và cần phải làm gì. Năng lực luôn quan trọng hơn kết quả, và mọi giá trị của bản thân bạn sẽ chỉ được công nhận bởi những người cần nó. 

Chỉ là một vài tâm sự được gói gọn trong những câu chữ, thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được bản chất, những dấu hiệu và cách để cải thiện áp lực công việc là gì? Hạ Linh chúc bạn sớm thành công với những dự định trong tương lai. 

Thân ái!

Việc làm quản trị kinh doanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;