Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Vocation là gì? Phân biệt Job, work, career với Vocation

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Vocation là gì? Điểm khác biệt giữa career, job, work với Vocation là gì? Là câu hỏi mà Timviec365.vn tiếp nhận được khá nhiều trong thời gian gần đây, nên Thanh Hồng sẽ tổng hợp những thông tin liên quan nhất về Vocation để các bạn có câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất, thông qua bài viết dưới đây.

Muốn tìm việc làm

1. Tìm hiểu tường tận về Vocation là gì?

1.1. Từ điển Anh – Việt: Vocation là gì?

Có lẽ mọi người cũng đã biết về sự phong phú và đa dạng của ngôn ngữ Anh rồi, một thuật ngữ có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau và đôi khi nó còn có nhiều ý nghĩa khác nhau. Và từ Vocation cũng vậy, với mỗi cách sử dụng nó sẽ giúp người nói thể hiện được ngữ nghĩa khác nhau.

Vocation ['voʊˈkeɪʃən ]- Danh từ: Theo nghĩa chuyên ngành là nghề nghiệp.

Ví dụ: to choose a vocation - chọn nghề, chọn ngành.

Từ điển Anh – Việt: Vocation là gì?
Từ điển Anh – Việt: Vocation là gì?

Một số trường hợp khác:

- Vocation + for/to something: thiên hướng, khuynh hướng (chỉ ý về ai đó có sự hướng tới đến một hành động, công việc nào đó mà họ có đủ khả năng để thực hiện nó).

Ví dụ: to have vocation for teach - có khuynh hướng về dạy học.

- Vocation + for something: năng khiếu (sử dụng trong ngữ cảnh khi muốn nói đến sự yêu thích mà có khả năng tự nhiên đối với hành động, công việc đó).

Ví dụ: She has vocation for music - Cô ấy có năng khiếu về âm nhạc.

Một số cụm từ thường sử dụng đi kèm với Vocational (tính từ): Dạy nghề

Vocational training là gì? – Nghĩa là Đào tạo nghề;

Vocational school là gì? – Nghĩa là Trường dạy nghề;

Vocational Education là gì? – Nghĩa là Giáo dục nghề nghiệp;

Vocational guidance là gì? – Nghĩa là hướng dẫn nghề nghiệp (hay còn được biết là hướng nghiệp tiếng Anh).

Một số từ có nghĩa tương đồng: Job, career, profession, occupation, work…

Như vậy, các bạn cũng đã đủ thấy được sự phong phú của thuật ngữ này rồi nhưng đa phần Vocation thường được sử dụng phổ biến và nhiều nhất chính là nói về nghề nghiệp.

1.2. Định nghĩa: Nghề nghiệp/ Vocation là gì?

Định nghĩa: Nghề nghiệp/ Vocation là gì?
Định nghĩa: Nghề nghiệp/ Vocation là gì?

Nhìn chung thuật ngữ nghề nghiệp đã quá quen thuộc với chúng ta rồi, thậm chí khi chúng ta còn quá nhỏ để hiểu mọi thứ thì cũng đã thường xuyên thấy “nghề nghiệp” được nhắc đến.

Trong suy nghĩ trước giờ của chúng ta, thì nghề nghiệp chính là việc mà ai cũng cố gắng thực hiện công việc của mình thật tốt, và nó phù hợp với điều kiện cũng như khả năng, trình độ và cả đam mê với nó. Còn một khía cạnh khác thì nó đơn giản chỉ là một lĩnh vực thuộc thị trường lao động, mà trong đó nguồn nhân lực sẽ được đào tạo trang bị những kiến thức và kỹ năng để làm ra thành phẩm, giá trị tinh thần hay loại sản phẩm vật chất mà nó đáp ứng được nhu cầu thị trường và mang lại giá trị kinh tế cho người lao động. Và nghề nghiệp nó không hề cố định hay trường tồn như nhiều bạn vẫn đang lầm tưởng, mà về bản chất thì nó cũng có thể sẽ bị thay đổi, phát triển hoặc bị “xóa bỏ”.

Để hiểu rõ hơn về Nghề nghiệp/ Vocation là gì? Thì các bạn có thể hiểu ngắn gọn nó là một tên được sử dụng để gọi chung về các công việc liên quan, có thể ổn định đối với ai đó, có khả năng mang lại thu nhập để người lao động có thể đảm nhận. Nhưng nó không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường mà mỗi chúng ta lựa chọn để có thể khẳng định giá trị của bản thân.  Mà tên và số lượng nghề hiện nay, khó ai có thể đếm cũng như liệt kê được hết.

>> Xem thêm: Entrepreneur là gì

2. Điểm khác biệt giữa Job, work, career với Vocation là gì?

2.1. Job/ Công việc

Job thường được gắn liền với những hoạt động mà nó luôn có bắt đầu, quá trình thực hiện và kết thúc rõ ràng trong một thời gian ngắn hoặc dài. Như job hiện tại của tôi là biên tập, công việc mà tôi cần thực hiện là lên dàn ý cho bài viết, viết bài và kết thúc bằng cách đăng bài đó lên website của công ty. Như vậy các bạn cũng sẽ cảm nhận được rằng Job nó gắn liền với cuộc sống của chúng ta và sau thời gian đảm nhận thì các bạn cũng sẽ thấy mình đã làm được những gì. Và thông thường khi được ai đó hỏi về việc làm thì người ta sẽ sử dụng từ Job để hỏi nhiều hơn Vocation. Thậm chí được đối tác hay đồng nghiệp chào hỏi thì bạn cũng sẽ nói với họ về tên Job của bạn. Và đó đôi khi cũng chính là tên mà bạn được mọi người gọi, như Cô biên tập.

Tóm lại: Job là gì? – Là công việc, thường xuyên được sử dụng chỉ nói lên một vị trí công việc thuộc vào nhóm nghề nghiệp nào đó, tùy vào từng ngữ cảnh sử dụng. Tuy nhiên vẫn nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.

Ví dụ: Apply for a job (Xin việc); Get a job (Được nhận vào làm việc); Jerry got a holiday job (Jerry có một công việc nhàn nhã); I need a job (Tôi cần một công việc); Offer someone a job (Mời ai đó làm việc)…

Việc làm nhân sự

2.2. Work/ Việc làm

Work khác Vocation là gì?
Work khác Vocation là gì?

Khác với vocation, Work là động từ, chỉ công việc nói chung nhưng phạm vi cũng không rộng bằng nghề nghiệp. Tuy nhiên đôi khi nó cũng được sử dụng để nói đến những nơi mà bạn có Job cụ thể và nhiều trường hợp khác nữa.

Ví dụ: I start work at …: Tôi bắt đầu công việc lúc …

- I go to work by…: Tôi đi làm bằng...

- I know … work to do: Tôi biết … việc phải làm.

>> Xem thêm: Emotional Intelligence là gì

2.3. Career/ Nghề nghiệp, sự nghiệp

Thông thường thì trong Anh ngữ Career được sử dụng tương đối nhiều, mặc dù tương đồng với Vocation, nhưng nó lại thiên về sự nghiệp, định hướng nghề nghiệp bản thân hơn. Nó giống như một công việc mà bạn sẽ đảm nhận cũng như làm việc trong một thời gian dài. Và điều đó có thể bao gồm nhiều loại công việc khác nhau, thay đổi theo thời gian.

Như khi nói đến việc ai đó theo đuổi một công việc nào đó thì người ta sẽ sử dụng từ Career chứ không phải là vocation, bởi nó không được rõ ý.

Ví dụ:

- Pursue a career: Theo đuổi một sự nghiệp;

- a career ahead of + somebody: sự nghiệp phía trước;  

- about your career: Chúng ta nói về sự nghiệp của bạn.

- Career path: Con đường sự nghiệp

Career khác vocation
Career khác vocation

2.4. Vocation/ Nghề nghiệp

Nếu bạn đã tham khảo Vocation là gì? Thì cũng biết được nghề nghiệp là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm nhiều công việc liên quan và đôi khi nó chính là cái đích mà  chúng ta mong muốn đạt được. Và thực tế Job Và Vocation là mối liên kết chặt chẽ với nhau mà không có Job thì cũng không thể hình thành được Vocation. Nhưng khi không có Vocation thì cũng ta cũng không có gì để làm. Bởi khi bạn định hướng nghề nghiệp/ Vocation sẽ giúp bạn có được công việc mình mong muốn.

>> Xem thêm: Gap year là gì

3. Bạn đã có định hướng nghề nghiệp/ Vocation cho mình chưa?

Trên các trang website việc làm hiện nay đều rất quan tâm đến chủ đề Định hướng nghề nghiệp của các bạn ứng viên, đặc biệt là timviec365.vn. Bởi đây cũng chính là phần thông tin vô cùng quan trọng đối với các bạn ứng viên, điển hình là những bạn học sinh, thí sinh khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, không biết mình thích nghề gì, khi phải tìm câu trả lời cho các câu hỏi như "Làm sao để biết mình thích gì ?", "Tôi phù hợp với nghề gì ?", "Bạn cần tìm gì trong nghề nghiệp đó ?",... Thực ra định hướng nghề nghiệp đơn thuần chỉ là một khái niệm thuộc vào phần giáo dục toàn diện, được sử dụng để cung cấp cũng như truyền tải các thông tin và kinh nghiệm cho các bạn học sinh, sinh viên để họ có thể biết được môi trường làm việc phù hợp với mình.

Đối với cơ chế thị trường toàn cầu đang diễn ra khá sôi động, điều đó cũng sẽ mang lại nhiều tác động đến suy nghĩ cũng như cách mà mỗi bạn định hướng nghề nghiệp của mình. Chính vì vậy mà Vocation luôn là chủ đề đáng được chú ý vì nó cũng phần nào có sự tác động không hề nhẹ đến tình hình kinh tế cũng như sự phát triển của xã hội. Còn đối với thị trường lao động điển hình như nước ta, thì cơ cấu nghề nghiệp của xã hội cũng sẽ ngày càng được mở rộng thêm nhiều hơn, nên giá trị tri thức, năng lực nghề nghiệp hay sức lao động cũng đang trở thành hàng hóa. Còn về giá trị thì nó được đánh giá bằng trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Do vậy, việc các bạn định hướng được nghề nghiệp trong tương lai cũng sẽ xác định được đâu sẽ là công việc phù hợp với chính mình, từ đó sẽ dễ dàng đầu tư tri thức cũng như công sức của mình vào công việc đó.

Bạn đã có định hướng nghề nghiệp/ Vocation cho mình chưa?
Bạn đã có định hướng nghề nghiệp/ Vocation cho mình chưa?

Thực ra, tôi từng là người không có định hướng nghề nghiệp, trong quá trình cần phải đưa ra được quyết định lựa chọn ngành nghề thì tôi mới chợt nhận ra rằng mình chưa biết mình muốn làm gì, mình hợp với nghề gì. Điều đó đã làm cho tôi rơi vào trạng thái hoang mang và sau đó là chuỗi ngày bị lệch hướng. Cho đến khi ra trường tôi, khi tôi va vấp nghề nghiệp/ Vocation thì tôi mới bắt đầu định hướng nghề nghiệp. Tôi cũng đã không ngần ngại mà làm trái ngành, từ bỏ nghề nghiệp về kinh tế, chuyên ngành kế toán và bắt đầu từ con số không để theo đuổi Vocation hiện nay. Mặc dù vẫn chưa có nhiều thành công trong nghề nghiệp, nhưng tôi đang khá hài lòng với Job này và dự báo trong tương lai nghề nghiệp mà tôi đang theo đuổi cũng có nhiều tiềm năng.

Các bạn có nhận ra được điều gì ở những chia sẻ của tôi ở trên? Nếu bạn sẵn sàng từ bỏ một Vocation nào đó không phù hợp với mình thì bạn cũng sẽ tìm được một Vocation khác, biết đâu nó sẽ phù hợp và khiến cho công việc của bạn sẽ thuận lợi hơn.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng cần có định hướng nghề nghiệp. Bởi nó giúp chúng ta đi đúng hướng, lựa chọn thuận lợi hơn. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ và chưa có định hướng thì có thể tham khảo các bài viết trong danh mục định hướng nghề nghiệp được chia sẻ tại Blog site Timviec365.vn, để bỏ túi những kinh nghiệm và đôi lời chia sẻ giúp các bạn định hướng hiệu quả hơn. Hy vọng những chia sẻ ở trên về Vocation là gì? Cùng với một số thông tin liên quan đã mang lại thông tin hữu ích đến các bạn, chúc các bạn lựa chọn được Vocation phù hợp với chính mình!

Việc làm phát triển thị trường

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;