Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 07 năm 2024
Trong ca khúc “Đường đến ngày vinh quang” Cố nhạc sĩ Trần Lập từng viết “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai” để nhấn mạnh rằng, những thử thách, thất bại chính là phần tất yếu xuất hiện trên con đường thành công của mỗi người. Cuộc sống vốn dĩ không bằng phẳng, và trong công việc cũng vậy. Chúng ta sẽ chẳng thể nào tự chọn một công việc như ý và vượt qua nó một cách dễ dàng mà không phải đối mặt với sự thất bại, chán nản, buông xuôi.
Nhiều người thường cảm thấy sợ hãi vì thất bại, e dè trước những thử thách vì sợ thất bại, song không ít người lại tin tưởng rằng, thất bại là mẹ thành công. Còn bạn thì sao, có bao giờ, bạn dừng lại để tự tìm lời giải đáp cho thất bại trong công việc biểu hiện như thế nào? Do đâu bạn thất bại? Cũng như cách nào để vượt qua sự thất bại đó?
Frank Tyger - nhà báo nổi danh người Mỹ quan niệm rằng “Xây dựng thành công từ thất bại. Sự chán nản và thất bại là hai bước đệm chắc chắn nhất dẫn tới thành công”. Khi suy rộng ra quan niệm của nhà báo nổi tiếng này trong công việc, chúng ta nhận được khái niệm thất bại được định nghĩa là trạng thái đối lập với thành công, thất bại cũng là bước đệm chắc chắn để kiến tạo nên những thành công trong tương lai.
Bước đệm này có thể là sự sụp đổ của trên 90% những Startup khi bước vào hành trình khởi tạo doanh nghiệp. Nó có thể khởi phát từ thua lỗ trong kinh doanh, bị cạnh tranh bởi những thương hiệu máu mặt hay sự trắng tay của những ông chủ nhỏ dù đã dốc hết tâm lực cho sự nghiệp. Thất bại đôi khi đến từ sự chê trách của cấp trên, đồng nghiệp và sự bế tắc trong chiến lược phát triển bản thân.
Với nhiều người khác, thước đo của sự thất bại trong công việc chính là việc không giành được một vị trí như mơ ước, kiếm được một mức thu nhập như dự tính hay “không bằng bạn bằng bè”. Thế nhưng, tất cả đó cũng chỉ là một khía cạnh của thất bại, bởi lẽ, vẫn có nhiều người khác trong chúng ta đến nửa cuộc đời phải thốt lên rằng “ Nhiều tiền để làm gì”. Rõ ràng, tiền bạc không phải là chìa khóa cuối cùng của cánh cửa thành công hay định nghĩa thất bại.
Thật ra, không có một khái niệm nào cụ thể về thất bại trong công việc chung cho tất cả chúng ta. Mỗi người đều có quyền lựa chọn cho mình một định nghĩa riêng và tự tìm cách để bước qua những thất bại cũng như vươn đến những thành công trong định hướng bản thân. Với tôi, có vẻ đồng điệu với Với Dale Carnegie khi ông cho rằng, “Người ta hiếm khi thành công nếu không làm điều mình thấy vui thích”.
Trong quan điểm này, khi đi sâu vào khía cạnh công việc, thất bại chính là việc bạn không thể tìm thấy cho mình một niềm vui trong công việc gắn bó với bạn hằng ngày, có thể bạn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, bế tắc trong công việc của mình, hay công việc khác và muốn bỏ cuộc. Đó cũng là khi bạn không thể tìm ra được công việc thực sự là đam mê của chính mình, không biết mình thích nghề gì. Và trên hết, bạn thất bại khi nhận ra rằng, công việc không thật sự làm bạn vui vẻ, nhưng vẫn chấp nhận và chôn vùi niềm yêu thích thực sự với lý do mức đãi ngộ tốt, môi trường tốt và không phải bước qua vùng an toàn khiến cho bạn mất phương hướng nghề nghiệp của bản thân.
Dù là kiểu thất bại nào đi chăng nữa, đều là căn nguyên làm cho chúng ta trở nên sợ hãi, thụt lùi nếu không trực tiếp đương đầu. Nhưng chúng không thực sự đáng sợ, bởi lẽ “thất bại là mẹ thành công”.
Mọi thất bại đều có lý do cũng như những giải pháp để khắc phục. Khi thất bại, khi bị sếp chê trách do mắc phải sai sót trong công việc, khi không tìm được công việc như ý hay thường thấy như khi kết quả của chiến dịch kinh doanh không như ý, đừng vội vàng đổ lỗi cho ngoại cảnh, điều đầu tiên, bạn cần làm chính là lắng lòng lại suy nghĩ kỹ hơn về nguyên nhân và cách thức để vượt qua những thất bại này nhanh nhất. Nếu đang băn khoăn về những điều này, nội dung dưới đây là dành cho bạn.
Có người từng nói “Dù sai lầm bạn mắc phải có lớn như thế nào, thì ẩn đằng sau nó vẫn là những điều tốt đẹp hơn đang đợi chờ”. Và điều tốt đẹp đó sẽ nở hoa trong công việc của bạn, sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và tìm được lối đi cho sự nghiệp của mình khi bạn thấu hiểu tường tận những căn nguyên làm bạn thất bại. Rất có thể bạn trượt ngã vì lỡ “dính chàm” những ý sau đây.
Có khi nào, bạn vội vàng từ chối lời để nghị thăng chức của cấp trên chỉ vì sợ mình không hoàn thành nhiệm vụ? Đã bao lần, bạn tự nhủ rằng, “ tôi không đủ năng lực”, “tôi không làm được”, “tôi không đủ thông minh”, “tôi quá kém cỏi”,...rồi thở dài sườn sượt và không làm gì. Dù chỉ “giao tiếp với nội tâm” của chính mình, song những suy nghĩ này có tác dụng giết chết động lực và sự tự tin của bạn trong chớp mắt. Chúng biến bản thân bạn thành nô lệ của cảm xúc. Nếu có biểu hiện này, hãy dừng lại ngay lập tức. Đừng chỉ luẩn quẩn trong mớ bòng bong tiêu cực ấy, mà hãy đứng lên tìm một giải pháp thực tế nhất, ít nhất là làm cho suy nghĩ của mình thoải mái hơn.
Xem thêm: Định vị bản thân - Bạn đã dùng cách nào để khẳng định giá trị mình?
Ai đó đã nói “ Nghiêm khắc làm cho chúng ta trưởng thành”. Có khá nhiều người cho rằng, việc yêu cầu công việc quá khắt khe hoặc tiêu chuẩn quá cao sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Đúng vậy, nhưng chỉ đến lúc, bạn thở phào nhẹ nhõm vì hoàn thành công việc của mình, được tận hưởng những điều mình thích hay nhìn thấy thành quả thực sự sau quãng thời gian làm việc nghiêm túc và nói không với trò tiêu khiển...bạn mới nhận ra rằng, kỷ luật chính là chìa khóa làm bạn thoát khỏi những cám dỗ.
Không phải chỉ với công việc mà trong cuộc sống nói chung, chúng ta đều dễ dàng thỏa hiệp với những lý do từ ngoại cảnh. “Tôi thất bại vì thời gian cho phép quá ngắn”, “tôi không hoàn thành Deadline vì sếp yêu cầu quá cao”, “ tôi chán ghét công việc vì nó quá nhàm chán”...Nhưng đã khi nào, bạn nhìn lại và thừa nhận rằng, toàn bộ những sai lầm đó đều xuất phát từ năng lực bản thân chưa đủ hay chưa thực sự dốc toàn bộ tâm huyết? Ở đúng lúc mà bạn dừng việc than thở và trách móc ngoại cảnh...đồng thời quay về phía bản thân để tự nhìn nhận và phát hiện ra nguyên nhân thực sự, sau đó từ từ cải thiện, thì các thất bại và sai lầm mới sẽ dần rút lui.
Sợ thất bại, không dám xông pha, thiếu kỷ luật hay đổ lỗi cho hoàn cảnh là những lý do khiến bạn không thể nào bước qua được những thất bại, song việc nhận ra được những căn nguyên thất bại trong công việc này nhưng hành động quá muộn vì mải mê lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ là nguyên nhân chúng ta không thể thành công.
Bạn mải mê dành thời gian chạy theo các ứng dụng mạng xã hội và phó mặc deadline đang đến gần, bạn khó lòng bỏ qua được chuyến du lịch cùng bạn bè và vung tiền cho mua sắm mọi trang phục, thiết bị...ít ứng dụng vào công việc...Dĩ nhiên, giải trí là nhu cầu, nhưng bạn cần chọn một thời điểm thích hợp và nên là món quà dành tặng cho bản thân sau khi hoàn thành công việc.
Đó chính là những nguyên nhân làm bạn luôn thất bại trong công việc, vậy đứng dậy bằng cách nào?
Xem thêm: Hầu như tất cả chúng ta đều có những khoảng thời gian sử dụng lãng phí trong ngày. Hãy tận dụng thời gian, sức khỏe một cách hiệu quả trong việc làm hành chính văn phòng của mình hay công việc nào đó khác của Bạn để cải thiện hiệu quả nhé
Sẽ khó lòng khẳng định rằng, những cách này sẽ giúp bạn ngay lập tức gặt hái được những trái ngọt khi thực hiện. Song có một điều chắc chắn rằng, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi một cách tích cực và từ từ vực dậy được những thất bại trong sự nghiệp và đi lên trên đôi chân của chính mình.
Có vô vàn trạng thái của thất bại trong công việc, cùng với đó, là muôn hình vạn trạng nguyên nhân. Vì sao bạn thất bại? Hãy đối chiếu kết quả thất bại của bạn, suy nghĩ chậm lại để tìm ra lý do cuối cùng làm bạn chưa nhận được sự tin tưởng của sếp? Vì sao chưa được thăng chức? Tại sao kế hoạch kinh doanh chưa được như ý. Đừng chỉ đổ lỗi cho người khác, hãy nghiên cứu thật kỹ nguyên nhân và rút ra bài học cho mình để khắc phục. Chỉ khi nào, bạn thấu hiểu tường tận được thứ làm bạn thất bại là gì thì mới có cơ hội, khắc phục chúng nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Học cách chấp nhận rằng, “không có điều gì hoàn hảo, thất bại, chông gai vốn dĩ sẽ xuất hiện trong cuộc sống của bạn” chính là giải pháp thứ hai bạn cần có để bước đi sau những sai lầm. Thay vì đổ thừa hay tìm cách trốn tránh, hãy đối diện trực tiếp với những thất bại đó trước đồng nghiệp, trước bạn thân mình như lời thề danh dự. Thực tế đã chỉ ra rằng, chỉ khi nào, bạn biết gạt bỏ cái tôi của mình và thừa nhận sai lầm một cách chân thành nhất, thì bạn mới có động lực để tiến bước vượt qua những lời đàm tiếu và vững bước chinh phục khó khăn phía trước.
Các bạn thân mến! Gai nhọn có thể làm bạn đau, thất bại trong công việc có thể làm trái tim bạn trở nên sợ sệt và mềm yếu, nhưng nó cũng làm chúng ta trở nên trưởng thành hơn. Cổ nhân đã nói “Thất bại là mẹ thành công”. Vậy nên, hãy đừng thất bại ám ảnh bạn suốt cả thời gian dài. Nếu lỡ có thất bại thì đừng bỏ rơi nó mà hãy xem nó như một vật báu để rút ra những kinh nghiệm làm việc cho chính mình.
Ít nhất là không phạm những sai lầm đó vào những lần sau. Trong cuộc sống, công việc, vẫn còn rất nhiều những gian nan cần bạn vượt qua lẫn những cơ hội mới cần bạn chinh phục. Kinh nghiệm từ bản thân và lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên sau những thất bại, đích thì là món quà mà không gì có thể mua được.
Bên cạnh đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi làm bất kỳ việc gì, tránh hấp tấp, nóng vội hay quyết định theo cảm xúc để hạn chế lớn nhất những sai lầm. Đó chẳng phải là giá trị lớn của sự thất bại hay sao.
Các bạn ạ! Trong cuộc đời này, không có điều gì hoàn hảo, thất bại trong công việc không phải là dấu chấm nếu tất cả chúng ta không ngừng nỗ lực, cố gắng. Hãy bình tâm sau mỗi lần thất bại để tìm ra nguyên nhân, hãy lượm nhặt những thất bại trong công việc của mình và xem chúng như một vật báu rút kinh nghiệm và để từ từ cải thiện. Hãy tin rằng, khi cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, vì vậy hãy tự tin và bước tiếp nhé!
Muốn thành công hãy tìm kiếm những sai lầm
Bên cạnh những bài học sâu sắc về sự thất bại trong công việc, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề thành công và thất bại trong bài viết sau đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc