
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Trần Thùy Linh
Tài sản cố định là loại tài sản thường xuyên hiện hữu trong doanh nghiệp. Tài sản cố định được sử dụng để phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác. Hàng năm, kế toán trong doanh nghiệp sẽ định kỳ hạch toán tài sản cố định vào cuối mỗi kỳ kế toán hoặc khi làm báo cáo tài chính. Vậy kế toán tài sản cố định là gì và nghiệp vụ kế toán tài sản cố định phức tạp như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Kế toán tài sản cố định được thực hiện bởi nhân viên kế toán của các doanh nghiệp. Công tác kế toán tài sản cố định bao gồm kiểm kê, phân loại, ghi nhận tình trạng, khấu hao, hao mòn…
Theo quy định, kế toán doanh nghiệp sẽ phải lập một bộ hồ sơ riêng cho mỗi loại tài sản cố định trong doanh nghiệp. Hồ sơ này bao gồm biên bản giao nhận, hợp đồng và hóa đơn mua tài sản cố định, các chứng từ nếu có và các giấy tờ khác liên quan. Mỗi đơn vị tài sản cố định đều phải được phân loại, ghi số và ghi thẻ riêng. Tình trạng của tài sản cố định cần được theo dõi chi tiết một cách thường xuyên và cập nhật định kỳ vào trong sổ theo dõi tài sản cố định.
Kế toán viên cần ghi chú rõ nguyên giá mua hoặc nhập vào, tình trạng hao mòn, tình trạng khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định. Đối với những tài sản cố định nằm trong phạm vi thanh lý, nếu vẫn còn khấu hao thì doanh nghiệp cần trích khấu hao theo đúng quy định và thực hiện tốt công tác bảo quản.
Nhân viên kế toán tài sản cố định thường xuyên phải làm khá nhiều công việc. Sau đây là những đầu việc tiêu biểu của một nhân viên kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp.
- Mở các thẻ tài sản cố định tương ứng với mỗi tài sản cố định, trong đó mỗi tài sản cố định cần dán một mã riêng biệt. Nhiệm vụ chính của kế toán viên tài sản cố định đó là quản lý chặt chẽ chống mất cắp hoặc thất thoát tài sản cố định trong doanh nghiệp.
- Định kỳ kiểm kê tài sản cố định và ghi chú rõ số lượng, tình trạng… của từng loại tài sản vào trong biên bản kiểm kê. Đôi khi nhân viên kế toán cũng phải kiểm tra đột xuất tình trạng của các tài sản cố định. Ngoài ra, kế toán viên cần lưu trữ bộ chứng từ của từng tài sản cố định tại đúng thẻ của tài sản đó.
- Thực hiện trích khấu hao theo đúng quy định về quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp.
- Lập biên bản bàn giao tài sản cố định nếu tài sản đó được bàn giao cho bất kỳ bộ phận nào.
Với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài sản cố định được coi là một bộ phận của tư liệu sản xuất, vì vậy cần được quản lý chặt chẽ. Việc quản lý tốt tài sản cố định góp phần tạo cơ sở để tăng năng suất lao động và mở rộng quy mô sản xuất.
Quy trình hạch toán tài sản cố định đã được quy định rất chi tiết trong Thông tư 133.
Mọi trường hợp tăng tài sản cố định do góp vốn, mua sắm thêm mới, tăng trong nội bộ doanh nghiệp… đều phải được phản ánh kịp thời và chi tiết trên các tài khoản kế toán.
- Tăng do góp vốn
Khi tài sản cố định tăng do góp vốn thì cả bên góp vốn và bên nhận góp vốn đều phải hạch toán. Trong đó, bên nhận góp vốn sẽ hạch toán nợ TK 221 và TK 1331; có tài khoản 411 (ghi rõ đối tượng góp vốn). Bên góp vốn sẽ hạch toán nợ các TK 221, 222, 228, 811 (nếu có sự chênh lệch giá thấp hơn giá trị gốc); có các TK 211, 213, 3331 và 711 (nếu có sự chênh lệch cao hơn giá trị gốc).
- Tăng do mua sắm thêm mới
Kế toán hạch toán nợ TK 211 và 1331; có TK 111, 112 và 331.
- Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao
Kế toán hạch toán nợ TK 211 và có TK 241.
- Tăng do chuyển từ công cụ dụng cụ
Kế toán hạch toán nợ TK 211 hoặc 2111; có TK 153 (trong trường hợp công cụ dụng cụ còn mới), TK 142 (trong trường hợp công cụ dụng cụ đã qua sử dụng), TK 214 (giá trị đã phân bổ).
- Tăng do nhận lại vốn góp
Kế toán hạch toán nợ TK 211; có TK 221.
- Tăng tài sản cố định từ nội bộ doanh nghiệp
Nếu tài sản cố định tăng lên không đủ điều kiện để được coi là tài sản cố định vô hình thì hạch toán như sau: Nợ TK 642, 142, 242; nợ TK 1331; có TK 111, 112, 331.
Nếu tài sản cố định tăng lên có đủ điều kiện để được coi là tài sản cố định vô hình thì hạch toán như sau: Nợ TK 241; nợ TK 1331; có TK 111, 112, 331.
Tài sản tăng lên sau khi bàn giao hoàn tất thì được chuyển sang lại tài sản cố định vô hình và được hạch toán như sau: Nợ TK 2113; có TK 241.
Nếu vốn góp thuộc vào trường hợp là quyền sử dụng đất thì sẽ hạch toán như sau: Nợ TK 2113; có TK 411.
Khi hạch toán giảm tài sản cố định, trong tất cả các trường hợp, kế toán cần sử dụng TK 711 và TK 811.
Quy trình hạch toán sẽ căn cứ vào nội dung biên bản thanh lý tài sản và được tiến hành như sau: Nợ TK 214 (Hao mòn tài sản cố định); nợ TK 811 (Chi phí khác), có TK 211, 213 (Nguyên giá tài sản cố định hữu hình); có TK 711 (Thu nhập khi thanh lý); có TK 811 (Chi phí khi thanh lý).
Tài sản cố định sẽ xuất hiện tình trạng hao mòn theo thời gian dù có được sử dụng hay không. Kế toán sẽ sử dụng TK 214 để phản ánh tình trạng hao mòn của tài sản cố định theo thời gian.
Đây được tính là hoạt động sửa chữa quy mô nhỏ và được tiến hành thường xuyên. Chi phí cho hoạt động này sẽ được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh. Quy trình hạch toán cụ thể như sau: Nợ TK 627, 641, 642 (chi phí sửa chữa nhỏ); nợ TK 242 (chi phí trả trước); nợ TK 1331 (nếu thuê ngoài sửa chữa); có TK 111, 112.
Trong trường hợp hạch toán sửa chữa lớn, kế toán viên sử dụng TK 241 để hạch toán và dự toán các chi phí phát sinh trong thời gian sửa chữa.
Hạch toán chi phí phát sinh như sau: Nợ TK 2413(Sửa chữa lớn tài sản cố định); có các TK 111, 112, 152, 242…
Sau khi việc sửa chữ hoàn tất, kế toán tiếp tục hạch toán theo quy trình sau: Nợ TK 211 (Tài sản cố định hữu hình); có Tk 2143 (Sửa chữa lớn tài sản cố định). Kế toán doanh nghiệp hiện nay có thể sử dụng một vài phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp miễn phí (chẳng hạn như phần mềm quản lý tài chính kế toán 365) để quản lý tốt hơn tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Như vậy, qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đã biết được kế toán tài sản cố định là gì và kế toán tài sản cố định bao gồm những công việc nào. Nghiệp vụ hạch toán tài sản cố thông thường sẽ được tiến hành định kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kế toán viên có thể sẽ phải hạch toán tài sản cố định đột xuất do yêu cầu của cấp trên. Công tác hạch toán cần phải được tiến hành một cách chính xác vì tài sản cố định có vai trò thiết yếu trong doanh nghiệp sản xuất.
Nghiệp vụ kế toán
Tham khảo thêm khái niệm nghiệp vụ kế toán là gì và hướng dẫn chi tiết hạch toán nghiệp vụ kế toán cơ bản chuẩn nhất qua bài viết sau đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận