Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Kế toán là một vị trí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp, là nhân tố mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Tuy nhiên, để tránh việc gian lận trong quá trình hạch toán kế toán, các cơ quan kiểm tra kế toán và đơn vị kế toán cần phải thực hiện kiểm tra kế toán. Vậy kiểm tra kế toán là gì? Cùng khám phá những thông tin về kiểm tra kế toán nhé!
Trong kế toán có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nếu không phải người trong ngành hoặc không hiểu rõ về các công tác kế toán thì bạn sẽ chưa biết được kiểm tra kế toán là gì.
Kiểm tra kế toán (tiếng Anh là accounting checking) có nghĩa là đánh giá, xem xét quá trình tuân thủ pháp luật về kế toán, sự chính xác, trung thực về các số liệu, thông tin kế toán.
Các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra các đơn vị kế toán, các đơn vị kế toán sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra kế toán và mỗi nội dung sẽ không quá một lần kiểm tra trong một năm. Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, việc kiểm tra kế toán mới được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Những người đủ thẩm quyền để kiểm tra kế toán gồm có Chính phủ, Bộ tài chính; Ủy ban nhân dân thành phố, tỉnh trực thuộc trung ương; Các cơ quan ngang bộ, bộ trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được phân công.
Chỉ khi cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra thì việc kiểm tra mới được tiến hành và đơn vị kế toán có thể hoàn thiện công tác kế toán đơn vị bằng cách tự kiểm tra kế toán.
Kiểm tra kế toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng, 1 phần giúp các cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện các chức năng quản lý về kế toán, từ đó ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và những người có liên quan tới các hành vi này vi phạm pháp luật về kế toán.
Bên cạnh đó, kiểm tra kế toán giúp các đơn vị kế toán có thể chấn chỉnh được những công tác kế toán thực hiện trong doanh nghiệp, công ty của mình, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực, đảm bảo tuân thủ pháp luật, đồng thời cung cấp cho các đối tượng sử dụng các thông tin hữu ích và những quyết định tới việc quản trị doanh nghiệp nội bộ.
Vì vậy, đối với bản thân các đơn vị kế toán hay cơ quan chức năng nhà nước thì việc kiểm tra kế toán hết sức quan trọng. Khi thực hiện tốt công tác kiểm tra kế toán, nền tài chính quốc gia ngày càng ổn định, minh bạch; nâng cao không ngừng vào tính hữu ích của thông tin tài chính, kế toán dược cung cấp bởi ekes toán, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu mà đối tượng sử dụng đưa ra.
Trong Luật kế toán 2015, Điều 36, thời gian kiểm tra kế toán được quy định như sau: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra kế toán sẽ quyết định thời gian kiểm tra kế toán nhưng không được vượt quá 10 ngày, trừ ngày lễ, ngày nghỉ theo Bộ Luật lao động quy định.
Nếu nội dung kiểm tra quá phức tạp, các cơ quan thẩm quyền cần có thời gian để đối chiếu, đánh giá, hay kết luận thì việc kiểm tra kế toán có thể kéo dài thêm thời gian, và mỗi cuộc kiểm tra không kéo dài quá 5 ngày, không tính ngày lễ, ngày nghỉ theo Bộ Luật lao động quy định.
Luật Kế toán hiện hành có quy định rõ nội dung của kiểm tra kế toán trong doanh nghiệp, cụ thể như: Kiểm tra quá trình thực hiện nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp; kiểm tra người làm kế toán và việc tổ chức bộ máy kế toán; kiểm tra quá trình hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý của dịch vụ kế toán; kiểm tra và chấp hành các quy định khác được quy định bởi pháp luật về kế toán.
- Những cơ quan có thẩm quyền quyết định việc kiểm tra kế toán gồm có: Bộ Tài chính; Cơ quan thuộc Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác ở trung ương có quyền quyết định về lĩnh vực được phân công phụ trách trong kiểm tra kế toán; UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra kế toán tại địa phương mà mình quản lý; Một số đơn vị cấp trên thuộc đơn vị trực thuộc.
- Những cơ quan có thẩm quyền thực hiện quá trình kiểm tra kế toán gồm có những quy định trong khoản 2 Điều luật này và cơ quan chuyên ngành về Kiểm toán, Tài chính nhà nước, cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán cho các đơn vị kế toán.
Trước khi tiến hành kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán cần phải công bố quyết định kiểm tra kế toán cho doanh nghiệp tại điểm b, khoản 3, trong Điều 34 Luật này trừ những đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Đơn vị kế toán khi được đoàn kiểm tra kế toán yêu cầu sẽ cung cấp các tài liệu kế toán liên quan tới công tác kế toán và khi cần thiết cần tiến hành giải trình.
Đoàn kiểm tra kế toán khi kết thúc kiểm tra cần lập biên bản và giao 1 bản cho đơn vị kế toán được kiểm tra; khi các đơn vị kế toán được kiểm tra vi phạm pháp luật thì cần chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc xử lý theo thẩm quyền đúng với quy định của pháp luật.
Về các kết luận kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra sẽ là người chịu trách nhiệm và đảm bảo tuân thủ trình tự, phạm vi, nội dung và thời gian kiểm tra, không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra hoặc làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường trong đơn vị kế toán.
Đơn vị kế toán khi được kiểm tra kế toán cần có trách nhiệm cung cấp những tài liệu liên quan tới nội dung cho đoàn kiểm tra kế toán và thực hiện giải trình khi cần thiết; đồng thời thực hiện kết luận mà đoàn kiểm tra đưa ra.
Đơn vị kế toán được kiểm tra có quyền từ chối cơ quan kiểm tra nếu thấy nội dung kiểm tra không đúng thẩm quyền theo Luật quy định, nếu không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra kế toán thì có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thực hiện tổ chức kiểm tra kế toán tại đơn vị giúp kiểm tra được các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh bên trong kỳ kế toán; kiểm tra việc ghi chép, tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ, rõ ràng và đảm bảo các đơn vị kiểm tra chấp hàng theo thể lệ kế toán, chế độ kế toán và kết quả công tác trong bộ máy kế toán.
Khi kiểm tra kế toán của đơn vị, cơ quan kiểm tra có thể đánh giá tình hình chấp hành kế hoạch kinh doanh, chấp hành ngân sách, lủ luật nộp thu, thu chi tài chính, kiểm tra giữ gìn, thanh toán, sử dụng các loại vật tư hay vốn bằng tiền; các hành vi vi phạm chế độ, chính sách kinh tế tài chính sẽ được phát hiện kịp thời và ngăn ngừa nhanh chóng. Đồng thời, có thể đề xuất thêm những biện pháp để khắc chế những tồn tài khi đơn vị quản lý công tác kế toán.
Để có thể tiến hành tự kiểm tra kế toán và đảm bảo doanh nghiệp không có sai phạm trong việc thực hiện kế toán, một phần mềm quản lý kế toán tài chính hữu ích giúp doanh nghiệp của bạn kiểm tra dễ dàng là phần mềm quản lý tài chính kế toán 365. Đây sẽ là công cụ giúp bạn quản lý tài chính, kế toán trong doanh nghiệp dễ dàng, đảm bảo công tác kiểm tra kế toán hàng năm đều thuận lợi.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được kiểm tra kế toán là gì cũng những thông tin hữu ích về kiểm tra kế toán. Trong doanh nghiệp, kiểm tra kế toán vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp phát hiện những sai phạm trong kế toán, có thể điều chỉnh kịp thời, hợp lý các công tác kế toán. Đồng thời, kiểm tra kế toán giúp doanh nghiệp đảm bảo trung thực, minh bạch trong quá trình kế toán các hoạt động, thuế của doanh nghiệp.
Sổ quỹ tiền mặt Excel
Excel là công cụ bổ trợ kế toán rất tốt, vậy bạn đã biết cách lập sổ quỹ tiền mặt Excel hay chưa? Truy cập bài viết dưới đây để biết được những thông tin về sổ quỹ tiền mặt Excel nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận