[Giải đáp thắc mắc] Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế hay không?
Hiện nay, để tạo thêm nguồn thu nhập, nhiều cá nhân, gia đình đã lựa chọn phương án tự kinh doanh riêng với quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc rằng liệu kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo chân timviec365.vn nhé.
1. Khái quát chung về hình thức kinh doanh nhỏ lẻ
Có thể thấy, kinh doanh nhỏ lẻ là hình thức đang khá phổ biến hiện nay. Đây được hiểu đơn giản là một hình thức hoạt động kinh doanh không cần có quá nhiều vốn như các hình thức khác.
Cụ thể theo quy định được đưa ra từ khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ – CP về các cá nhân tham gia hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và kinh doanh với số vốn ít sẽ bao gồm có các hành vi sau:

- Hoạt động buôn bán rong: đây là hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định, trong đó bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, các văn phòng phẩm từ các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động buôn bán vặt: đây là những hoạt động mua bán vật dụng nhỏ lẻ và cũng có thể không có địa điểm cố định.
- Hoạt động bán quà vặt có lẽ đã quá quen thuộc đối với chúng ta, nhất là với các bạn học sinh. Những người làm công việc này chủ yếu là buôn bán quà bánh, đồ ăn, nước uống hoặc là không có địa điểm cố định.
- Buôn chuyến- hoạt động mua bán hàng hóa từ những địa điểm khác và theo từng chuyến về để bán cho người mua (mua buôn hoặc người bán lẻ).
- Các dịch vụ như đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, chữa khóa, rửa xe, cắt tóc và những dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
- Một số hoạt động thương mại độc lập,thường xuyên hoặc là không phải đăng ký kinh doanh khác.
Đừng bỏ quả bài viết này, nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhỏ lẻ: Ý tưởng kinh doanh ‘siêu lợi nhuận’ chỉ với 10 triệu đồng

Và theo quy định tại khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ – CP thì các chủ thể được phép hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ sẽ là:
- Các hộ kinh doanh do một cá nhân, nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay hộ gia đình làm chủ, chỉ được phép đăng ký kinh doanh tại một địa điểm và sử dụng dưới 10 người lao động, có trách nhiệm đối với toàn bộ tài sản của mình cùng các hoạt động kinh doanh.
- Các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối hay những người bán hàng rong, quà vặt, kinh doanh lưu động, buôn chuyến, dịch vụ có thu nhập thấp không cần đăng ký. Tuy nhiên sẽ ngoại trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ quy định về mức thu nhập thấp áp dụng cho toàn địa phương.
Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh chuẩn, hướng dẫn đầy đủ, chi tiết cách viết mẫu này
2. Trả lời câu hỏi kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không?
Đối với vấn đề mà rất nhiều người đang thắc mắc hiện nay là “kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không?” thì câu trả lời đưa ra như sau:
Theo quy định hiện hành thì đối với các hộ kinh doanh đạt được doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng thì sẽ không cần phải nộp thuế lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Nội dung này được quy định tại khoản 1, điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ – CP và tại khoản 2 điều 1 thông tư số 92/2015/TT – BTC.

Còn đối với những hộ kinh doanh đạt được mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì sẽ cần phải đóng thuế theo quy định của nhà nước.
Như vậy, giải đáp cho thắc mắc trên đó là kinh doanh nhỏ lẻ có thể phải nộp thuế hoặc không cần nộp thuế tùy vào từng trường hợp khác nhau. Nếu cá nhân, hộ gia đình làm ăn được, có doanh thu lớn thì sẽ cần phải nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định đã đưa ra.
3. Những loại thuế mà tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ cần phải nộp
Theo quy định được đưa ra thì các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ đạt doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì sẽ cần nộp thuế. Các loại thuế đó bao gồm có lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể về các mức thuế cần phải nộp đó là:
3.1. Lệ phí môn bài
Đây có thể hiểu là khoản tiền cần phải nộp định kỳ hàng năm hoặc là khi mới sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ được ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh/vốn đầu tư thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh thu của năm.

Và theo quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định số 138/2016/NĐ – CP thì mức lệ phí môn bài đối với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ sẽ là:
- Với các hộ kinh doanh đạt mức doanh thu là trên 500 triệu đồng/năm thì mức lệ phí môn bài sẽ là 1.000.0000 đồng.
- Đối với các hộ kinh doanh đạt mức doanh thu là từ 300 – 500 triệu đồng/năm thì mức lệ phí môn bài sẽ là 500.000 đồng.
- Các hộ kinh doanh đạt mức doanh thu là từ 100 – 300 triệu đồng/năm thì mức lệ phí môn bài sẽ là 300.000 đồng.
- Còn với các hộ kinh doanh đạt mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì sẽ được miễn lệ phí môn bài.
Ngoài ra, quy định về việc nộp lệ phí môn bài chậm nhất sẽ là ngày 30/1 hàng năm (với tháng 2 thì sẽ là ngày 28 hoặc 29). Trường hợp những hộ kinh doanh nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hay mới thành lập cơ sở thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai lệ phí.
Bạn đọc có thể quan tâm xem thêm chi tiết: Thuế môn bài là gì? để nắm rõ thêm thông tin pháp lý về luật kinh doanh
3.2. Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
2 loại thuế nữa mà các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ cần phải nộp theo quy định đó chính là thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Thuế GTGT được biết đến là loại thuế gián thu đánh giá trên khoản GTGT thêm của các loại hàng hóa hay dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Còn thuế TNCN chính là thuế trực thu được tính dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi tất cả các thu nhập miễn thuế, khoản được giảm trừ gia cảnh.

Chi tiết về mức thuế GTGT, TNCN cần phải nộp theo thông tư số 92/2015/TT – BTC quy định đó là:
Đối với trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán
Thứ nhất, xác định về số thuế cần phải nộp sẽ là:
Số thuế GTGT cần phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN cần phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN
Cụ thể trong đó là:
- Doanh thu tính thuế chính là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, hoa hồng, tiền để cung ứng cho dịch vụ phát sinh tại kỳ tính thuế, trong đó bao gồm doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

- Tỷ lệ thuế được quy định như sau:
+ Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa sẽ có tỷ lệ thuế GTGT là 1%, tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.
+ Các dịch vụ, hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu thì tỷ lệ thuế GTGT là 5%, tỷ lệ thuế TNCN là 2%.
+ Hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu có tỷ lệ thuế GTGT là 3%, tỷ lệ thuế TNCN là 1,5%.
+ Một số hoạt động kinh doanh khác có tỷ lệ thuế GTGT là 2%, tỷ lệ thuế TNCN là 1%.
Thứ hai, thời hạn để nộp thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân chậm nhất sẽ là ngày cuối cùng của quý. Còn đối với hộ kinh doanh cá thể thì có thể sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp sẽ ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phát sinh
Thứ nhất, xác định về số thuế phải nộp theo công thức là:
Số thuế GTGT cần phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN cần phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Cụ thể trong đó là:
- Doanh thu tính thuế GTGT bao gồm có thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, hoa hồng, tiền sử dụng cho việc cung ứng các dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, hoa hồng, dịch vụ, trong đó bao gồm cả những khoản trợ giá, phụ trội, phụ thu, bồi thường, vi phạm hợp đồng mà cá nhân kinh doanh được hưởng, không có sự phân biệt là đã thu được tiền hay chưa.
- Tỷ lệ thuế GTGT và thuế TNCN tính dựa trên doanh thu cũng tương tự như trường hợp đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khóa đã nêu ở trên.
Thứ hai, về thời hạn nộp thuế thì hộ kinh doanh khai, nộp thuế theo từng trường hợp phát sinh, chậm nhất sẽ là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý có phát sinh doanh thu phải tính thuế.
Xem thêm thông tin chi tiết về: Cách hạch toán thuế TNCN chuẩn nhất cho doanh nghiệp
3.3. Một số loại thuế khác
Bên cạnh 3 loại thuế được nêu trên thì các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ cần phải nộp thêm các loại thuế khác như là thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu như kinh doanh các loại hàng hóa thuộc đối tượng cần chịu các loại thuế này.

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây bạn đọc đã có câu trả lời chính xác về việc kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không cùng một số vấn đề liên quan. Từ đó, các cá nhân, tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ có thể thực hiện đúng theo quy định về việc nộp thuế của nhà nước nhé.
Lĩnh vực kinh doanh là gì? Một số thông tin có thể bạn chưa biết
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, hoạt động theo những hướng phát triển khác nhau. Vậy bạn đã biết lĩnh vực kinh doanh là gì chưa? Nếu còn mơ hồ về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục