Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 07 năm 2024
Samsung được biết đến là một đế chế công nghệ của Hàn Quốc. Thậm chí, có thể nói đây chính là biểu tượng của sự phát triển kinh tế ở đất nước kim chi. Và khi nhắc tới sự thành công của gã khổng lồ Samsung thì không thể không nhắc tới người hùng Lee Kun-hee. Được mệnh danh là người đã mang lại cuộc cách mạng đầy ngoạn mục cho sự thăng hoa của Samsung, thế nhưng, cuộc đời của vị doanh nhân tài năng này lại trải qua khá nhiều thăng trầm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chặng đường gây dựng sự nghiệp của doanh nhân Lee Kun-hee qua bài viết dưới đây nhé!
Ông Lee Kun-hee sinh ngày 09/01/1942 tại thành phố Daegu, là một doanh nhân và là một vị tỷ phú, đồng thời cũng là nhà từ thiện nổi tiếng của Hàn Quốc. Ông được biết đến là Chủ tịch của Tập đoàn điện tử Samsung với vai trò là người thừa kế đời thứ 2 trong gia đình của mình. Là con trai thứ ba của nhà sáng lập cũng là cố chủ tịch Samsung, Lee Byung-chul, thế nhưng, với tài năng của mình, ông đã được tin tưởng và nhận sự tín nhiệm để trở thành người đứng đầu của đế chế công nghệ khổng lồ nhất của Hàn Quốc.
Doanh nhân Lee Kun-hee và gia đình của mình đã thường xuyên được tạp chí Forbes xếp hạng trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới, với khối tài sản ước tính lên tới 26,74 tỷ USD thì điều này là không quá ngạc nhiên với công chúng Hàn Quốc cũng như thế giới.
Không những vậy, lúc còn sống, vị doanh nhân tài năng người Hàn Quốc cũng đã được tạp chí Forbes vinh danh là một trong “Những người quyền lực nhất thế giới” với vị trí thứ 41 trong danh sách. Và tính riêng trong đất nước Hàn Quốc thì ông chính là người thứ hai sau ông Ban Ki-moon, người đã từng giữ vai trò là Tổng thư ký của Liên Hợp Quốc.
Có một sự nghiệp được cho là rất thành công, thế nhưng, vào cuối năm 2024 thì doanh nhân Lee Kun-hee đã được bác sĩ chẩn đoán bị mắc căn bệnh ung thư phổi và các bệnh khác như tim mạch. Cuối cùng, sau một thời gian dài phải chống chọi với sự hành hạ của các căn bệnh quái ác này, ngày 25/10/2024, ông đã qua đời ở độ tuổi 78. Sự ra đi của vị chủ tịch tài năng Lee Kun-hee đã để lại niềm tiếc nuối không chỉ cho gia đình, tập đoàn Samsung mà toàn thể người dân Hàn Quốc vì sự đóng góp của ông với nền kinh tế của xứ sở kim chi.
Cuộc đời của vị doanh nhân 78 tuổi này không hề yên ả hay bình lặng mà đã trải qua khá nhiều thăng trầm. Đã có những thành công, nhưng cũng có sự thất bại và đặc biệt là có những bê bối nhạy cảm xuất hiện. Thế nhưng, tất cả đều khó có thể phủ nhận được tài năng và sự đóng góp to lớn của vị doanh nhân đầy tài năng người Hàn Quốc này đối với ông lớn Samsung và nền kinh tế Hàn Quốc.
Ông Lee Kun-hee sinh vào năm 1942 tại ngôi làng Uiryeong ở miền Nam của Hàn Quốc. Thời điểm mà ông sinh ra chính là thời điểm mà Hàn Quốc bị Nhật chiếm đóng. Chính vì thế mà có thể nói là ông đã có sự tiếp xúc khá sớm với con người cũng như thành tựu của Nhật Bản, nhất là khi mới 11 tuổi ông đã được cha của mình cho sang đất nước mặt trời mọc để học tập và rèn luyện.
Mục đích mà Lee Kun-hee được gửi tới Nhật chính là mong muốn của người cha Lee Byung-chul với việc các con mình có thể học tập người Nhật trong việc xây dựng lại đất nước do sự ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai khá nặng nề tới đất nước này. Và thời điểm khó khăn này của người Nhật cũng là thời điểm mà ông Lee Kun-hee gặp nhiều thách thức. Bản thân ông đã phải thừa nhận mình rất cô độc ở thời điểm đó vì việc kết bạn với ông thực sự khó khăn, điều này chính là bởi sự khác biệt trong tâm lý giữa người Hàn và người Nhật trong thời kỳ chiến tranh.
Trong thời gian ở Nhật Bản, ông đã từng trở về quê hương, thế nhưng, ngay sau đó lại quay lại Nhật Bản để hoàn thành việc học tập của mình tại ngôi trường danh tiếng là Đại học Waseda với chuyên ngành kinh tế. Sau khi tốt nghiệp ngôi trường này với tấm bằng cử nhân trong tay thì ông Lee Kun-hee tiếp tục theo học MBA tại trường Đại học George Washington của Mỹ.
Cũng như bao thiếu niên nhà giàu khác, sau khi hoàn thành việc học tập của mình thì Lee Kun-hee đã quay về Hàn Quốc và làm việc cho công ty của gia đình.
Công ty mà ông Lee Kun-hee đã bắt đầu sự nghiệp trở thành một doanh nhân của mình chính là Tongyang Broadcasting Company, một trong những công ty con của tập đoàn Samsung. Thời điểm ông gia nhập chính là vào năm 1968. Tuy nhiên, sau khoảng 2 tuần từ ngày người cha là ông Lee Byung-chul mất thì vào ngày 24/12/1987, ông Lee Kun-hee chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT và CEO của Tập đoàn Samsung.
Việc trở thành người thừa kế ngai vàng của Lee Kun-hee đã là một minh chứng tiêu biểu cho việc phá vỡ tiền lệ người con cả sẽ là người kế thừa như trong tư tưởng của Nho giáo vốn đã ăn sâu vào trong nhận thức của người dân Châu Á. Thực tế thì hai người anh của Lee Kun-hee không hề được sủng ái bởi tố chất và kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo đều không hề có. Riêng với người con trai thứ ba này thì cố chủ tịch Lee Byung-chul lại vô cùng hài lòng.
Nhận xét về vị chủ tịch thế hệ thứ hai của Samsung thì người ta sẽ nhận thấy ông là một người có dáng hơi gập vì gặp tai nạn, thế nhưng, lại có một giọng nói vô cùng nhẹ nhàng. Đôi mắt của ông tròn và rất biểu cảm, không cho thấy là một con người có tính cách mạnh mẽ, cứng rắn. Thế nhưng, phong cách lãnh đạo và quan điểm kinh doanh của vị doanh nhân này lại hoàn toàn khác biệt so với những gì mà bề ngoài của ông toát lên.
Năm 1993, sau khi đã tiếp quản tập đoàn Samsung được 5 năm, thế nhưng, dấu ấn của một người đứng đầu lại không hề có điều gì ấn tượng. Việc này làm Lee Kun-hee cảm thấy thất vọng về bản thân và ông yêu cầu một sự thay đổi quan trọng để đưa tàu con Samsung tiến xa hơn.
Và sau việc khảo sát thực tế tại Los Angeles và cuộc họp kéo dài tới 9 tiếng đồng hồ với ban giám đốc thì ông Lee Kun-hee đã quyết định đưa ra chiến lược mới cho Samsung với việc tập trung vào chất lượng thay vì số lượng để giành lại thị phần cho mình. Khẩu hiệu được ông đưa ra chính là: “Hãy thay đổi mọi thứ, trừ vợ và con bạn”.
Sự thay đổi của ông cũng yêu cầu chính các giám đốc cũng cần phải có sự hiểu biết chính xác và rõ ràng về thị trường nước ngoài để có thể thu hút được nhân tài cũng như có một chiến lược phát triển đúng đắn tại đây. Nhận xét về sự thay đổi này, giáo sư Chang Sea-jin đã nói: “Điều này rất giống với Mao Trạch Đông trong việc cố gắng để thay đổi tư duy của người dân Trung Quốc”.
Để thể hiện sự quyết tâm trong việc thay đổi và tập trung vào chất lượng, ông đã quyết định đặt tất cả các thiết bị di động, máy fax hoặc các sản phẩm khác bị lỗi vào lò đốt. Tổng giá trị của những sản phẩm này lên tới 50 triệu USD. Đây được xem là một trong những màn cải cách đáng nhớ và quyết liệt nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của Samsung.
Với những nỗ lực của Lee Kun-hee và toàn bộ nhân viên của Samsung thì các thành quả ngọt ngào đã đến với ông. Samsung đã trở thành một đế chế công nghệ lớn nhất thế giới với doanh thu khổng lồ, vượt qua được Sony, Sharp, Panasonic trong việc sản xuất chip, TV và màn hình. Cùng với đó là đã chấm dứt được chuỗi thống trị của Nokia về điện thoại và vượt qua được Apple về việc sản xuất dòng smartphone.
Kể từ những năm 2024 cho đến nay thì Samsung đã trở thành một tượng đài khó đổ vỡ, một đế chế công nghệ hùng mạnh không chỉ của riêng Hàn Quốc mà còn của cả thế giới. Thành tựu này chính là sự đổi mới và cuộc cải tổ đầy quyết liệt mà nhà lãnh đạo Lee Kun-hee đã tạo ra và thực hiện với Samsung.
Sẽ chẳng có một chặng đường nào trải toàn hoa hồng cả. Với chặng đường sự nghiệp của ông Lee Kun-hee cũng vậy.
Ngày 14/01/2024, cảnh sát đã tới nhà và văn phòng của ông Lee và buộc ông phải chịu trách nhiệm trước cáo buộc Samsung có liên quan tới quỹ hối lộ các chính trị gia có ảnh hưởng tới nền chính trị của Hàn Quốc. Mặc dù trước đó đã phủ nhận thế nhưng, vào ngày 11/04/2024, thì ông đã chia sẻ với phóng viên rằng: “Tôi sẽ chịu trách nhiệm về mọi thứ. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về đạo đức và pháp lý”. Và ngay sau đó, ngày 21/04/2024, ông Lee Kun-hee đã khiến cho toàn bộ người dân Hàn Quốc phải bất ngờ khi đã từ chức ngay trên sóng truyền hình trực tiếp. “Tôi đã hứa cách đây 20 năm rằng ngày Samsung được công nhận là doanh nghiệp hạng nhất, thì vinh quang và thành quả đều là của các bạn. Tôi thực sự xin lỗi vì đã không thể giữ lời hứa đó”.
Vào ngày 24/03/2024, ông Lee Kun-hee đã quay trở lại vị trí chủ tịch Samsung của mình. Tuy nhiên, ông đã lui dần về sau và giữ ít trách nhiệm hơn. Thay vào đó là việc tiến cử con trai chính là thái tử Lee Jae-yong cho vị trí Phó chủ tịch của Samsung, tạo tiền đề cho việc kế thừa sau này.
Mặc dù có dính líu tới bê bối và các cáo buộc, thế nhưng, tài năng của ông Lee Kun-hee vẫn khiến rất nhiều người nể phục. Những đóng góp của ông trong việc đưa Samsung trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới là thành quả không thể không công nhận.
Quyền lực của ông đối với tập đoàn vẫn không hề giảm sút khi ông quay trở lại chiếc ghế của mình sau thời gian phải chịu án phạt. Minh chứng đó là việc mỗi lần doanh nhân Lee Kun-hee có chuyến du lịch nghỉ dưỡng thì sẽ có ít nhất là 4 giám đốc hàng đầu của tập đoàn cùng với các nhân viên chủ chốt và an ninh tới tận sân bay để đưa tiễn. Điều này đã phản ánh được sức ảnh hưởng cũng như quyền lực mà vị chủ tịch này có trong tay không hề tầm thường và giới hạn một chút nào.
Về đời sống cá nhân thì ông Lee Kun-hee đã kết hôn vào năm 1966 với bà Hong Ra-hee. 3 người con chính là kết tinh của cuộc hôn nhân giữa hai người. Người con trai duy nhất chính là Lee Jae-yong, là người thừa kế Tập đoàn Samsung đời thứ ba hiện nay.
Trên đây chính là các thông tin về doanh nhân Lee Kun-hee, người đã mang lại danh tiếng cho tập đoàn Samsung với việc trở thành một gã khổng lồ về công nghệ. Mong rằng, với những chia sẻ này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của “người hùng” Lee Kun-hee.
Thái tử Lee Jae-yong - “Người thừa kế” tài năng và khiêm nhường
Bên cạnh Apple thì có lẽ Samsung hiện đang là công ty có số lượng người dùng các thiết bị di động, công nghệ điện tử nhiều nhất trên thế giới. Đế chế Samsung có thể coi là một đế chế vững mạnh và lớn nhất tại đất nước xứ kim chi. Và có lẽ không một người dân nào tại đất nước Hàn Quốc là không biết tới “thái tử” Lee Jae-yong, người được biết đến là sẽ kế vị ngai vàng để trở thành Chủ tịch của Tập đoàn Samsung. Vậy, “người thừa kế” Lee Jae-yong là ai? Sự nghiệp của vị thái tử trong truyền thuyết này với Samsung như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc