Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thái tử Lee Jae-yong - “Người thừa kế” tài năng và khiêm nhường

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 09 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Bên cạnh Apple thì có lẽ Samsung hiện đang là công ty có số lượng người dùng các thiết bị di động, công nghệ điện tử nhiều nhất trên thế giới. Đế chế Samsung có thể coi là một đế chế vững mạnh và lớn nhất tại đất nước xứ kim chi. Và có lẽ không một người dân nào tại đất nước Hàn Quốc là không biết tới “thái tử” Lee Jae-yong, người được biết đến là sẽ kế vị ngai vàng để trở thành Chủ tịch của Tập đoàn Samsung. Vậy, “người thừa kế” Lee Jae-yong là ai? Sự nghiệp của vị thái tử trong truyền thuyết này với Samsung như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thái tử Samsung Lee Jae-yong là ai?

Doanh nhân Lee Jae-yong hay còn được biết đến với tên gọi là Jay Y. Lee. Ông sinh ngày 23/06/1968 tại thành phố Seoul, Hàn Quốc. Ngay từ khi sinh ra, ông Lee Jae-yong đã được biết đến là sẽ trở thành người tiếp quản tương lai của Tập đoàn Samsung với việc là con trai cả cũng như là người con trai duy nhất của cố Chủ tịch Samsung lúc bấy giờ là Lee Kun-hee. 

Thái tử Lee Jae-yong là ai?
Thái tử Lee Jae-yong là ai?

Trước khi chính thức trở thành Chủ tịch của Samsung, người thừa kế Lee Jae-yong là một doanh nhân, một người có đầu óc kinh doanh nhạy bén hàng đầu của Hàn Quốc. Với việc học 3 trường Đại học, gồm trường Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Keio của Nhật Bản và trường Đại học Harvard của Mỹ đã giúp cho vị thái tử này có được một sự tiếp nhận tri thức đa dạng và phong phú với các chuyên ngành khác nhau. Cùng với việc học 3 trường Đại học thì doanh nhân Lee Jae-yong cũng có thể nói được tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Hàn là ngôn ngữ mẹ đẻ.

Hiện tại, với việc sở hữu khối tài sản lên tới 6,8 tỷ USD đã giúp cho thái tử Lee Jae-yong trở thành người giàu thứ 3 tại đất nước xứ củ sâm - Hàn Quốc và giữ vị trí thứ 207 trong Danh sách những người giàu có trên thế giới. Đặc biệt, ông còn nằm trong top Những người quyền lực nhất trên thế giới năm 2016 của tạp chí Forbes và đứng thứ 36 trong danh sách các Tỷ phú công nghệ được công bố năm 2017.

Xem thêm: Lịch sử hình thành Samsung – Đế chế công nghệ hàng đầu châu Á

2. Quá trình sự nghiệp của người thừa kế tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc

Việc nắm bắt cũng như tiếp quản một tập đoàn lớn của ông Lee cũng được biết đến như những vị quý tử sinh ra đã ngậm thìa vàng khác trên thế giới. Tức là họ sẽ có một quá trình tiếp xúc và làm việc tập đoàn của mình với các vị trí khác nhau, bắt đầu là những vị trí thấp và sau đó là tăng dần lên tới những vị trí cao hơn, quan trọng hơn.

Chặng đường sự nghiệp với Samsung
Chặng đường sự nghiệp với Samsung

Với thái tử Samsung, thì sự nghiệp của vị thái tử Lee Jae-yong này với tập đoàn liệu có thực sự thuận buồm xuôi gió và xuôi chèo mát mái hay không?

2.1. Bắt đầu làm việc tại Tập đoàn của gia đình

Sau khi tốt nghiệp Đại học và hoàn thành các chương trình học của mình, doanh nhân Lee Jae-yong được biết đến làm việc tại Samsung từ năm 1991. Chức vụ đầu tiên mà ông đảm nhận tại tập đoàn của gia đình đó chính là vị trí Trưởng phòng Kế hoạch và Chiến lược, ngay sau đó là một vị trí được tạo ra để dành riêng cho vị thái tử này là Chánh văn phòng phụ trách chăm sóc khách hàng.

Đến tháng 12 năm 2019, ông Jay Y đã được bổ nhiệm để trở thành CEO, trực tiếp điều hành Samsung Electronics. Sau đó 3 năm, cũng vào tháng 12 nhưng là năm 2012, doanh nhân Lee Jae-yong thăng chức trở thành Phó Chủ tịch của tập đoàn Samsung, trở thành một trong số các cổ đông chính. Vai trò chính của ông Jay Y chính là việc quản lý và giám sát các dịch vụ liên quan đến tài chính của những công ty con thuộc tập đoàn và ông cũng nắm 11% số cổ phần của Samsung SDS.

Bắt đầu từ năm 1991
Bắt đầu từ năm 1991

Có thể nói, ông Lee Jae-yong đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trong một thời gian khá dài để có thể trở thành người đứng đầu của Samsung, thay thế vị trí Chủ tịch của người cha Lee Kun-hee. 

Tập đoàn Samsung chính là kết quả của ông nội và người cha của ông Jay Y thành lập và gây dựng để trở thành một đế chế về công nghệ mang tính toàn cầu như hiện nay. Vì vậy, dễ dàng nhận thấy rằng ông Jae-yong sẽ chịu khá nhiều áp lực trước những thành quả mà người ông nội và người cha quá cố của mình đã tạo dựng được. Do đó, thời gian mà ông Lee phải chờ đợi cũng như trải qua để có thể được ngồi vào chiếc ghế quyền lực này thực sự không hề dễ dàng.

Cũng chính lúc này, người ta đặt ra câu hỏi đối với ông Lee Jae-yong, “liệu anh ta có thể điều hành được một tập đoàn chiếm 1/5 GDP của Hàn Quốc hay không?

Xem thêm: Đi tìm đáp án cho câu hỏi “Có nên làm việc ở Samsung không?”

2.2. Có phong cách quản lý khác hẳn thế hệ trước

Chủ tịch Lee Kun-hee được mệnh danh là người có tác phong lãnh đạo ưa thích sự mạo hiểm cũng như khá liều lĩnh. Vị cố chủ tịch của Samsung được biết đến với lời kêu gọi “thay đổi mọi thứ trừ vợ con”. Sự kêu gọi này được xem như một lời kêu gọi tạo nên những “chấn động”’ lớn trong giới kinh doanh cũng như truyền thông của Hàn Quốc. 

Phong cách lãnh đạo khác biệt
Phong cách lãnh đạo khác biệt

Vào năm 1974, với ý chí và sự tự tin của bản thân, ông đã thuyết phục được người cha của mình, ông nội của Lee Jae-yong là Lee Byung-chull để tạo ra bước ngoặt mang tính lịch sử vào thập niên 90 khi Samsung đã tạo ra được thành tích là vượt qua đối thủ đến từ Nhật Bản.

Sự dữ dội, mạnh mẽ này của người sáng lập và gây dựng đế chế công nghệ thế giới này lại không có và không xuất hiện trong con người của người thừa kế tương lai. Ông Lee Jae-yong được biết đến với một tác phong lãnh đạo khác hẳn với người cha của mình. Phong cách lãnh đạo của doanh nhân người Hàn Quốc này mang tính toàn cầu hơn, có phần nhẹ nhàng hơn khi tập trung vào việc thúc đẩy cũng như tạo dựng các mối quan hệ mang tính quốc tế rộng rãi. Điển hình chính là sự hợp tác với Apple, hay là người Hàn Quốc duy nhất được tổng thống Donald Trump mời đến nhà Trắng sau khi đắc cử vào năm 2016,....

Nếu như cố Chủ tịch Lee Kun-hee được ví như một vị thần thì người con của ông lại khiêm tốn và có phần cởi mở hơn. Theo Bloomberg thì ông Jay Y hoàn toàn có thể đưa Samsung lấn sân một cách tốt nhất từ mảng phần cứng sang phần mềm và đặc biệt chính là việc tăng cường ngoại giao, mở rộng các đối tác tiềm năng trong tương lai. Nhất là khi ông đã tạo dựng được các mối quan hệ với những nhà lãnh đạo tài ba của thung lũng Silicon và thậm chí còn được mới tham dự Hội Nghị Sun Valley,...

Cởi mở và nhẹ nhàng hơn
Cởi mở và nhẹ nhàng hơn

Vào năm 2013, khi Tổng thống của Hàn Quốc mời Larry Page - CEO của công ty Google đến thăm Seoul thì Lee Jae-yong là một trong số những người đầu tiên có cơ hội gặp gỡ. Ông đã nhân cơ hội này để giới thiệu tới Larry Page công nghệ mới nhất mà công ty Samsung của ông đang tiến hành nghiên cứu. Điều này bao gồm các thiết bị màn hình linh hoạt và có khả năng trang bị hoàn hảo cho các thiết bị của Google Glass.

Qua buổi tham quan nhà máy trưng bày của Samsung ở phía nam Seoul đó, hai công ty mặc dù đã không thể ký kết được một thỏa thuận về việc cung cấp màn hình cong. Thế nhưng đã đồng ý để cấp phép chéo về bằng sáng chế toàn cầu.

Nói đến điều này, Giáo sư Mike Cho đã chia sẻ rằng: “Lee Jae-yong sinh ra trong một gia đình giàu có và đã ổn định”, nhất là khi cha và ông nội của ông Jay Y lại quản lý Samsung trong thời buổi chiến tranh cũng như có nhiều biến động ở Hàn Quốc và Thế giới. Điều này khiến cả hai có một khao khát để vươn lên và thành công hơn bao giờ hết. Còn với người thừa kế Lee Jae-yong thì động lực để thành công chưa thực sự được xác định rõ ràng ở người thừa kế thế hệ thứ ba của Tập đoàn Samsung.

Mở rộng quan hệ cho Samsung
Mở rộng quan hệ cho Samsung

Những người thân cận với vị thái tử của Samsung cũng cho biết: “Ông ấy rất nhạy bén và thấu đáo. Ông Lee cũng có công lớn trong việc đưa ra những quyết định quan trọng, chẳng hạn như việc Samsung chuyển đổi từ việc sử dụng LCD sang OLED” hay “Luôn có những tin đồn xung quanh ông Lee, nhưng ông ấy không giống những gì được miêu tả trên các phương tiện truyền thông. Ông ấy rất tận tâm với công việc và là một doanh nhân nghiêm túc.”

Tại Hàn Quốc, Samsung là một đế chế và trên thế giới, đây là thương hiệu giá trị thứ 5 đứng sau các thương hiệu Apple, Amazon, Microsoft và Google. Vì thế, gánh nặng trên vai người thừa kế Lee Jae-yong không hề nhỏ và ông cần chứng minh được mình có thể thực sự quản lý tốt đế chế công nghệ Samsung, nhất là khi cái bóng của người cha để lại khá lớn. “Ông ấy không cần phải là một Lee Kun-hee thứ hai, họ đã có bộ máy quản trị chuyên nghiệp hơn nhiều. Ông ấy nên là một Chủ tịch khác với cha mình”, Giáo sư Chang Sea Jin nhận định về doanh nhân Lee Jae-yong.

Samsung Electronics là cái tên nổi tiếng thế giới với các sản phẩm là TV màn hình phẳng và dòng điện thoại thông minh. Thế nhưng, giờ đây, trọng tâm đang dần được dịch chuyển thành các sản phẩm phần mềm điều khiển như công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, các ứng dụng di động hay thậm chí là dữ liệu của người dùng,... Và đặc biệt, mặc dù là nổi tiếng nhất với smartphone và các thiết bị đồ gia dùng, nhưng nguồn doanh thu lớn nhất của hãng lại đến từ việc sản xuất linh kiện cho các khách hàng đặc biệt như Apple,...

Đem lại những hiệu quả thiết thực
Đem lại những hiệu quả thiết thực

Tháng 9 năm nay, Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc đã đưa ra thông báo về sự đóng góp quan trọng của Phó Chủ tịch Lee Jae-yong “trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh mới và mối quan hệ với khách hàng cũng như các đối tác toàn cầu”. Samsung cũng đã nhấn mạnh và khẳng định sự quan trọng của vị thái tử trong việc đưa ra các thỏa thuận về 5G với tập đoàn Nhật Bản KDDI, cho dù mối quan hệ hợp tác song phương của hai tập đoàn này đang có chiều hướng xấu đi vào hồi năm ngoái. Viên ngọc quý Samsung Electronics cũng đưa ra báo cáo doanh thu của năm 2019 có sự tương đương với 12% của tổng sản lượng kinh tế của xứ kim chi.

Xem thêm: Ông Steve Jobs - Cuộc đời huyền thoại của CEO Apple Inc

3. Vị thái tử kín tiếng nhưng lại vướng nhiều bê bối

Ông Lee Jae-yong được nhận định là một người khá bí ẩn khi rất ít khi xuất hiện trước giới truyền thông hay những nơi công cộng cho đến khi đảm nhận vị trí quan trọng tại Samsung. 

Liên quan tới các bê bối về hối lộ, thừa kế
Liên quan tới các bê bối về hối lộ, thừa kế

Thế nhưng, tần suất ông xuất hiện trước ống kính của phóng viên lại không hề đẹp như tranh cho lắm khi gắn với các bê bối liên quan đến tài chính, thuế của mình và Samsung. Đầu tiên đó chính là vào ngày 12/01/2017, ông đã bị giữ lại và thẩm vấn trong hơn 22 giờ đồng hồ vì bị nghi ngờ liên quan đến sự việc của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Kết quả là ông đã bị tạm giữ gần một năm. 

Liên quan đến việc thừa kế của mình, ông Lee Jae-yong lại dính vào cáo buộc liên quan đến việc sử dụng kế toán nhằm mục đích “bôi trơn” quá trình thừa kế của mình. Bởi theo luật pháp của Hàn Quốc thì thuế thừa kế mà ông Lee sẽ phải nộp lên tới 10.000 tỷ won tương đương với khoảng 882 triệu USD. Và nếu như bị kết án thì có khả năng cao người thừa kế của Tập đoàn Samsung sẽ phải quay trở lại tù một lần nữa, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Samsung khi “rắn mất đầu”.

Việc dính khá nhiều các bê bối liên quan khiến cho ông Lee đưa ra quyết định về việc sẽ không truyền lại vị trí lãnh đạo cho các con của mình, thế nhưng, điều này cũng thực sự chưa chắc chắn. Đồng thời, ông cũng đưa ra lời xin lỗi gửi tới công chúng Hàn Quốc với việc dính các scandal cũng như có cách làm chưa đúng trong vụ hối lộ Tổng thống Hàn Quốc. 

Thế nhưng vẫn khẳng định vị trí của mình
Thế nhưng vẫn khẳng định vị trí của mình

Mặc dù dính bê bối thế nhưng vị trí Chủ tịch của Tập đoàn Samsung vẫn chưa thể dịch chuyển khỏi tay của ông Lee Jae-yong. Bởi ông vẫn luôn là một nhà lãnh đạo có sự quyết tâm, luôn có một thái độ im lặng để tránh được những tranh cãi không đáng có ở trong công việc. Thêm vào đó, vị thái tử này cũng luôn rất nhẹ nhàng với các phóng viên và dành khá nhiều thời gian để trả lời các email cá nhân một cách hoàn hảo nhất.

Vị trí này lại càng được khẳng định khi ông Lee Kun-hee đã qua đời vào ngày 25/10/2020 sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh ung thư. Đây thực sự là một niềm tiếc nuối đối với Tập đoàn Samsung cũng như đối với ông Jay Y. 

Có thể nói, mặc dù không phải là một vị “thái tử” trong sạch hay đẹp đẽ như những vị “bạch mã hoàng tử” trong truyền thuyết. Thế nhưng, thái tử Lee Jae-yong vẫn được xem như một người thừa kế tài năng và khiêm nhường. Điều này xuất phát từ chính con người cũng như cách mà ông hành xử trong công việc, đời sống và những người xung quanh. Hiện tại, cho dù vẫn còn đang trong diện theo dõi cũng như chờ xét xử, thế nhưng, vị trí Chủ tịch của Tập đoàn Samsung vẫn luôn là chiếc ghế được định sẵn với người thừa kế thế hệ thứ 3 - Lee Jae-yong.

William Lei Ding - Khi ông lớn của làng game online đi chăn lợn

Là người sáng lập ra NetEase, William Lei Ding được biết đến là một ông chủ của gã khổng lồ game online thống lĩnh thị trường Trung Quốc cũng như các nước khác trên thế giới có sự yêu thích với game. Bên cạnh việc là một doanh nhân, một vị tỷ phú thì William Lei Ding còn là người có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của mạng Internet tại đất nước tỷ dân - Trung Quốc. Vậy, để có được những thành công như ngày hôm nay thì vị doanh nhân 49 tuổi này đã trải qua những gì? Cùng nhìn lại và tìm hiểu kỹ hơn về chặng đường sự nghiệp của William Lei Ding qua bài viết dưới đây nhé!

Doanh nhân William Lei Ding

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý