Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 08 năm 2024
Bất cứ một nhân viên khi làm việc và gắn bó với đơn vị tổ chức nào đều mong muốn có cơ hội thăng tiến cao. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ khả năng để vươn xa trong công việc. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để khám phá cách xây dựng lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh nhé.
Khi mới bước chân vào nghề bất cứ ai cũng đều “non nớt" và có những bước đi chậm rãi để làm quen với công việc cũng như môi trường của công ty. Sau một khoảng thời gian dài gắn bó cũng như nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ thì chúng ta sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, khả năng để “chiến đấu" với hàng đống deadline và thử thách trong công việc. Điều này đồng nghĩa với việc mọi người sẽ luôn muốn có cơ hội được thăng tiến, leo lên thứ bậc cao hơn bởi như thế vừa làm tăng giá trị bản thân vừa có nhiều trải nghiệm để học hỏi và trau dồi hơn.
Lĩnh vực, ngành nghề nào cũng vậy đặc biệt đối với nhân viên kinh doanh tại các tập đoàn, công ty cần phải xây dựng cho mình “chiến lược" cũng như lộ trình thăng tiến hiệu quả, vạch sẵn một con đường để chúng ta bám sát vào đó mà tiếp cận.
Bộ phận kinh doanh được coi là “trái tim" của công ty, doanh nghiệp, là nguồn năng lượng cho toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức. Mỗi cá nhân làm việc tại bộ phận này đều đóng góp những giá trị tích cực để mang lại sự phát triển bền vững cho công ty.
Nếu anh/chị đảm nhận vai trò là một người đứng đầu đang hỗ trợ nhân viên kinh doanh có cái nhìn rõ ràng về con đường thăng tiến, thì điều cần làm là chuẩn bị một sơ đồ đơn giản minh họa về các thay đổi vị trí tiềm năng và cơ hội phát triển nghề nghiệp theo các hướng khác nhau.
Bộ khung này sẽ là nền tảng và tiền đề để định hướng nghề nghiệp cho nhân viên kinh doanh thậm chí là tất cả ngành nghề trong cuộc sống.
- Nhân viên kinh doanh: bạn sẽ bắt đầu với công việc này bởi đây có thể xem là vị trí khởi đầu tương đối ổn. Nhân viên kinh doanh sẽ tập trung khai thác nguồn khách hàng do công ty cung cấp và kết nối để mở rộng tệp khách hàng nhằm giúp doanh thu sản phẩm tăng cao. Nhà tuyển dụng không quá khắt khe và chấp nhận ứng viên chưa có kinh nghiệm cũng như sinh viên mới ra trường chưa va vấp công việc nhiều. Cộng thêm với việc yêu cầu cao về số lượng nhân sự cho nên bạn sẽ càng thuận lợi để trúng tuyển.
Vì điều kiện tuyển dụng không quá phức tạp cho nên mức lương cơ bản cũng sẽ không cao. Thế nhưng ở vị trí này sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm tuyệt vời để bạn trau dồi học hỏi, bạn sẽ có thời gian để kiểm chứng khả năng của cũng như đam mê của bản thân để biết xem liệu rằng công việc có thực sự phù hợp hay không. Tất nhiên dù được coi là vị trí “dễ" nhất nhưng không phải ai cũng đủ tố chất và đạt yêu cầu để có thể làm được. Vì vậy nếu bạn có đam mê với việc kinh doanh thì nên học hỏi thêm kiến thức cũng như kỹ năng để phù hợp với nghề.
- Chuyên viên kinh doanh/Trưởng bộ phận kinh doanh: Sau khoảng 2 năm “cống hiến" ở vị trí nhân viên kinh doanh, tuỳ vào mô hình tổ chức của công ty mà bạn sẽ được đề bạt lên vị trí chuyên viên hoặc trưởng bộ phận kinh doanh. Tất nhiên, con số 2 năm ở đây không chỉ mang tính chất thâm niên mà còn đòi hỏi khả năng và thành tích bạn đạt được trong suốt quá trình giữ chức vụ Nhân viên kinh doanh.
Thăng tiến lên một vị trí cao hơn đồng nghĩa với việc áp lực và đầu việc sẽ tăng cao hơn. Từ việc quan tâm đến doanh thu cá nhân, khi đã trở thành Chuyên viên/ Trưởng bộ phận thì bạn có nghĩa vụ quan tâm và giám sát cả đội nhóm. Bạn phải học được cách quản lý, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm đến tất cả các thành viên trong team để cùng nhau đi đến thành công.
- Trưởng phòng kinh doanh: Thông thường, tuổi tác của trưởng phòng kinh doanh sẽ giao động từ 30 - 45 tuổi và bạn phải là người sở hữu dày dặn kinh nghiệm chuyên sâu. Tại vị trí này bạn sẽ được làm việc kết hợp với nhiều trưởng phòng của các bộ phận khác, ngoài ra cần thành thạo các công cụ đánh giá phân tích dữ liệu.
Đây là một vị trí tương đối khó, không phải Chuyên viên/Trưởng bộ phận nào cũng được đề bạt thẳng lên chức vụ này, chưa kể sẽ xuất hiện các cuộc cạnh tranh lớn. Nhưng cũng đừng lo lắng vì môi trường làm việc nào cũng đều có thử thách, việc của bạn là đừng ngại thể hiện bản thân đồng thời trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để chứng tỏ bạn xứng đáng trở thành Trưởng phòng kinh doanh.
- Giám đốc kinh doanh: Khỏi phải giới thiệu nhiều về chức danh này nữa bởi ai cũng biết đây là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên chức vụ này thường chỉ có ở các doanh nghiệp và tập đoàn lớn. Để trở thành Giám đốc kinh doanh đòi hỏi bạn phải có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, nghiệp vụ chuyên môn phải cao và đòi hỏi rất khắt khe kinh nghiệm, kỹ năng khác.
Với những áp lực đè nén gấp nhiều lần so với các vị trí thông thường vậy nên lương thưởng và phúc lợi mà bạn nhận được sẽ vô cùng xứng đáng. Trong suốt quá trình từ nhân viên đến trưởng phòng, bạn phải nghiêm túc trau dồi và nỗ lực không ngừng để ban lãnh đạo thấy được tài năng và giá trị mà bạn đem lại cho công ty. Chỉ như vậy bạn mới có cơ hội được đề bạt và cạnh tranh với chức vụ Giám đốc kinh doanh.
Sau khi đã xác định được các cấp bậc vị trí theo từng khung sườn của lộ trình thăng tiến, bạn cần xác định hiệu suất làm việc bằng cách ghi lại các hành vi và kết quả làm việc của bản thân. Lãnh đạo trong công ty cũng cần làm hoạt động này bởi nó sẽ giúp thâu tóm chính xác năng lực của toàn bộ đội ngũ trong công ty, để dễ dàng hơn thì có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm đánh giá nhân viên.
Không phải chỉ mỗi cá nhân xây dựng lộ trình thăng tiến để tự phấn đấu mà chính công ty cũng sẽ có những lộ trình chi tiết vạch ra cho nhân viên khi bạn đến ứng tuyển.
Đối với cá nhân, việc có lộ trình thăng tiến sẽ giúp bạn có định hướng công việc dễ dàng hơn, hiểu được mình đang cố gắng chăm chỉ mỗi ngày cho điều gì, tạo ra những giá trị gì cho cả công ty lẫn bản thân. Gắn bó lâu dài với công ty nhưng chưa chắc sẽ được đề bạt lên những vị trí cao hơn nếu bạn không nỗ lực hết mình bởi một chức vụ không chỉ có mình bạn làm mà còn rất nhiều nhân viên khác. Chính vì thế lộ trình thăng tiến sẽ là bàn đạp hoàn hảo để bạn nhìn vào đó và nâng cao hiệu suất làm việc.
Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng lộ trình thăng tiến cụ thể sẽ giúp thu hút và chiêu mộ được nhiều nhân tài cho công ty. Ứng viên nào cũng sẽ có cái nhìn tích cực khi thấy công ty quan tâm, có những kế hoạch và hứa hẹn tương lai đến đội ngũ nhân viên. Không chỉ có thế mà điều này còn giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên trong công ty. So với một đơn vị chẳng có lộ trình công danh thì việc nhân viên tìm kiếm một môi trường làm việc mới là điều không mấy khó hiểu.
Như vậy qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách xây dựng lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh. Hy vọng với những gì vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho công việc của bạn thuận lợi và hanh thông hơn.
Lộ trình thăng tiến của nhân viên Marketing
Sau khi đã hiểu được ngọn ngành cách xây dựng lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn lộ trình thăng tiến của nhân viên Marketing - lĩnh vực cực hot được nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc