
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Nguyễn Thơm
Ngân hàng là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lịch sự với những chế độ đãi ngộ tốt nhưng cũng không kém phần cạnh tranh, khắc nghiệt. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lộ trình thăng tiến ngân hàng, làm thế nào để thăng tiến nhanh và những khó khăn trong quá trình thăng tiến. Xem ngay nhé!
Nhân viên phân tích tài chính là những người có kiến thức chuyên môn về phân tích tài chính. Các nhân viên này sẽ phải tìm kiếm khách hàng và tư vấn cho khách hàng những dịch vụ của ngân hàng, đánh giá tài chính của cá nhân và doanh nghiệp đó để tư vấn những gói tín dụng phù hợp.
Người làm ở vị trí nhân viên phân tích tài chính phải đánh giá được đúng tình trạng tài chính của khách hàng; giúp cho ngân hàng cung cấp được dịch vụ tín dụng nhưng vẫn đảm bảo được nguồn lợi, tránh thất thoát.
Ngoài những kiến thức về tài chính thì người nhân viên phân tích tài chính còn phải có các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, phân tích và giải quyết tình huống, kỹ năng văn phòng, tiếng Anh,...
Nhân viên phân tích tài chính có thể có cơ hội trở thành chuyên viên phân tích tài chính, quản lý bộ phận phân tích tài chính và giám đốc ngân hàng.
Để đạt được vị trí cao hơn trong bộ phận phân tích tài chính cũng không phải là một điều dễ dàng. Với rất nhiều các ứng viên có năng lực thì hẳn đây sẽ là một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Các bạn phải không ngừng cố gắng, chăm chỉ làm việc thì mới có thể vươn lên các vị trí cao hơn trong bộ phận phân tích tài chính.
Nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ phải tìm kiếm khách hàng cho ngân hàng, từ khách hàng doanh nghiệp tới khách hàng cá nhân, hỗ trợ và tư vấn cho họ các hình thức vay vốn trong ngân hàng.
Nhân viên tín dụng sẽ đánh giá khả năng vay vốn của các cá nhân, doanh nghiệp này, giải đáp các thắc mắc trong quá trình liên hệ với khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng vay vốn.
Người làm việc ở vị trí nhân viên tín dụng thường sẽ không có mức lương cao như tại vị trí nhân viên phân tích tài chính. Mức lương phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tìm kiếm khách hàng của người làm việc ở vị trí này.
Ngoài việc có những kiến thức liên quan trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đặc biệt là tín dụng thì người làm việc ở vị trí nhân viên tín dụng còn phải trang bị các kỹ năng mềm như: lắng nghe, tư duy logic, kỹ năng văn phòng, khả năng chịu áp lực công việc,...
Làm việc ở vị trí nhân viên tín dụng, các bạn sẽ có cơ hội trở thành chuyên viên tín dụng, quản lý bộ phận tín dụng và giám đốc ngân hàng. Lộ trình thăng tiến khá dài và xa, chắc chắn người làm việc cần phải nỗ lực rất nhiều thì mới có thể làm được.
Đây là vị trí ít tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, công việc chủ yếu là tư vấn cho khách hàng qua điện thoại, hỗ trợ cho những khách hàng có nhu cầu vay tín chấp. Mức lương của bộ phận này khá thấp, nhưng các bạn có thể được cải thiện mức lương thông qua năng lực thuyết phục khách hàng vay tín chấp.
Dù không yêu cầu quá cao về những hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng nhưng những người làm telesales cũng cần phải có kiến thức về dịch vụ vay tín chấp của ngân hàng đang cung cấp. Đặc biệt, một kỹ năng vô cùng quan trọng đó chính là kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng. Chắc chắn khi các bạn gọi điện tư vấn sẽ có những khách hàng khó chịu, thậm chí là chửi mắng thậm tệ nên cần phải trang bị cho mình sự bình tĩnh, lạc quan các bạn nhé.
Lộ trình thăng tiến của vị trí này thường không cao nhưng cũng rất đáng để các bạn cố gắng: từ nhân viên telesales có thể trở thành trưởng nhóm hoặc trưởng phòng telesales.
Nhân viên tư vấn đầu tư trong ngân hàng sẽ cần phải trang bị cho mình những kiến thức về các mảng đầu tư để tư vấn cho khách hàng những giải pháp tài chính phù hợp. Đồng thời, cần trang bị thêm kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, đàm phán thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Một nhân viên tư vấn đầu tư sẽ có cơ hội trở thành quản lý bộ phận tư vấn đầu tư hoặc giám đốc tài chính nếu có những tố chất và thành tích tốt trong công việc.
Có lẽ giao dịch viên sẽ là vị trí mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên khi nghĩ đến việc làm trong ngân hàng. Giao dịch viên là những người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, giải quyết mọi vấn đề cho khách hàng tại ngân hàng.
Lộ trình thăng tiến của vị trí này khá rộng mở: Trong khoảng 2 năm đầu tiên, các bạn sẽ làm việc ở vị trí giao dịch viên. Khoảng từ 2 - 3 năm thì sẽ được xem xét lên vị trí kiểm soát viên. Lâu hơn một chút, tới khoảng 5 năm thì sẽ được làm trưởng phòng hoặc phó phòng dịch vụ khách hàng. Khoảng 7 năm thì có thể làm việc ở vị trí phó giám đốc vận hành. Lâu hơn nữa thì có thể trở thành giám đốc chi nhánh ngân hàng đó và còn rất nhiều các cơ hội khác.
Ngoài việc cải thiện kỹ năng làm việc thông qua công việc hàng ngày, các bạn có thể tham gia các lớp học ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, các hội thảo về kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm để hoàn thiện bản thân. Ngoài ra, các bạn cần bổ sung thêm cho mình khả năng ngoại ngữ để có lợi thế hơn các ứng viên khác.
Đồng thời, tạo cho mình những mối quan hệ có ích để có được mạng lưới khách hàng tốt nhất, mang lại hiệu quả cao trong công việc và hỗ trợ tốt nhất trong quá trình thăng tiến.
Ở phần 1 của bài viết đã mô tả lộ trình thăng tiến của các vị trí trong ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng có lộ trình thăng tiến như vậy. Trong các ngân hàng sẽ thường xuyên có sự điều chuyển nhân sự giữa các bộ phận, các chi nhánh khác nhau nên lộ trình thăng tiến có thể bị thay đổi.
Có những người sẽ thăng tiến nhanh, có những người thì rất lâu vẫn không thể thăng tiến lên các cấp bậc cao hơn. Việc thăng tiến phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, có thể là do bản thân người làm việc hoặc ở ngân hàng đó có những người phù hợp hơn, giữ chức vụ đó lâu và không muốn thay đổi nhân sự.
Đã có nhiều bài viết, nhiều câu chuyện về sự cạnh tranh khốc liệt trong quá trình thăng tiến ở ngân hàng. Có những người vừa mới vào ngành đã như “diều gặp gió”, nhưng có những người mãi vẫn chỉ giậm chân tại chỗ, không có bất kỳ sự thay đổi nào.
Ngân hàng là một môi trường có tính cạnh tranh cao, cạnh tranh giữa các ngân hàng, các chi nhánh, các bộ phận và cạnh tranh cả giữa các nhân viên. Mỗi ngân hàng thì có văn hóa, công cụ đánh giá năng lực nhân viên khác nhau; người làm việc cần phải không ngừng cố gắng hoàn thiện kỹ năng bản thân thì mới có thể đạt được những vị trí mong muốn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lộ trình thăng tiến ngân hàng. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có được những thông tin cần thiết về quá trình thăng tiến của các vị trí trong ngân hàng.
Góc nghề nghiệp - Chuyên viên tư vấn tài chính là làm gì
Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn chuyên viên tư vấn tài chính là làm gì và những vấn đề liên quan đến chuyên viên tư vấn tài chính. Click ngay vào link để xem thông tin.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận