Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 06 năm 2024
Brand Positioning là gì? Hiệu quả của Brand Positioning như thế nào? Và đâu là cách nâng cao hiệu quả của Brand Positioning? Cùng timviec365.vn tìm hiểu ngay!
Một trong những nhận định đình đám nhất được không ít marketer lấy làm phương châm hành động cho mình đó là “ In the world of marketing, brand are king”. Câu nói mang ý nghĩa là “ Trong thế giới tiếp thị, thương hiệu là vua”. Thật vậy, những chiến lược về thương hiệu đúng đắn có thể tạo ra những cú hích, kích thích sản phẩm bán tăng vọt và những tin tức liên quan đến công ty, danh tiếng... phủ sóng trong cộng đồng người dùng. Truy nhiên, với một chiến lược tiếp thị hỏng về thương hiệu hỏng không chỉ làm doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Đây cũng là căn nguyên lý giải rằng, tại sao quá trình Brand Positioning càng trở nên quan trọng và là một trong những bài toán quan trọng với mọi doanh nghiệp. Brand Positioning chính là phương pháp định vị thương hiệu. Vậy Brand Positioning là gì? Có ý nghĩa như thế nào và đâu là bị quyết giúp bạn định vị thương hiệu một cách hiệu quả nhất? Chúng ta hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau nhé.
Với những ai là dân Marketing, hẳn rằng những thuật ngữ xoay quanh Brand không còn gì xa lạ. và brand positioning cũng vậy. Mặc dù, được xác định là quá trình không thể bỏ qua của doanh nghiệp muốn tạo thêm uy tín và tầm ảnh hưởng trong giới mua hàng giúp khách hàng phân biệt với những thương hiệu khác trên thị trường.
Song tuy nhiên, đến nay, Brand Positioning vẫn nằm trong tốp những thuật ngữ sở hữu nhiều quan điểm, khái niệm nhất. Đầu tiên, chúng ta hãy đến với cách hiểu của P.Kotler - “cha đẻ” của Marketing hiện đại. Với ông, brand positioning một loạt những hoạt động, nhằm tạo ra những sản phẩm và một vị trí cho sản phẩm trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh, trong tâm lý khách hàng. Cũng gần với ý nghĩa này , Marc Filser đã cho rằng “ Định vị thương hiệu chính là quá trình nỗ lực mang lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, để làm cho sản phẩm đi vào nhận thực của khách hàng của khách hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trên thực tế, vì khái niệm này nhằm vào khách hàng, do vậy, dù doanh nghiệp chủ động hay không thì nó vẫn mặc nhiên tồn tại. Chỉ có điều, vị trí mà khách hàng tự động thiết lập để nhìn nhận về thương hiệu của bạn nó quá mỏng và thường bị cạnh tranh với những đối thủ khác.
Vì vậy, lời khuyên cho mỗi doanh nghiệp có điều kiện để thay đổi nhận thức khách hàng, đó là tự triển khai một brand positioning thông minh để tự khẳng định đúng bản chất và giữ thương hiệu của mình tồn tại qua thời gian. Định vị là không gian hoàn hảo cho thương hiệu của doanh nghiệp tồn tại trong bộ não của con người. Nó làm cho thương hiệu của bạn được khách hàng tiếp cận qua những liên kết về cảm xúc, tình cảm. Nó đi trả lời cho câu hỏi vì sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp của bạn của chứ không phải là những thương hiệu khác. Vì lý do này mà nhiều chuyên gia đã đánh giá rằng, Brand Positioning chính là nhân tố quan trọng để xác định sức khỏe của doanh nghiệp. Brand Positioning cũng tạo ra gắn kết sâu sắc giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Đó là khi bạn vô tình rẽ vào một quán hàng tạp hóa và nhìn thấy colgate. Trong đầu bạn sẽ tự động hình dung đến hình ảnh quảng cáo và khả năng ngừa sâu răng vượt trội. Cũng khi bạn nhìn thấy Head and Shoulder/clear là nhớ đến khả năng “ ngăn ngừa gàu quay trở lại”. Thực ra trên thị trường có đến hàng ngàn những sản phẩm trị gàu hay kem chải răng...song tuy nhiên, tại sao khách hàng vẫn liên tưởng đến sản phẩm và lựa chọn thương hiệu của bạn trong mỗi cuộc mua sắm? Vậy là bạn đã tạo ra brand awareness chính là mức độ nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. Và đây cúng chính là tác dụng thần thánh của Brand - positioning.
Xem thêm: Tải xuống mẫu báo cáo khảo sát thị trường mới nhất.
Theo một cuộc khảo sát thực tế, cho thấy : Khoảng 89% các nhà quản trị thương hiệu quan tâm đến việc xây dựng và định vị thương hiệu của doanh nghiệp như một vấn đề sống còn. Khoảng 77% các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp B2B cho rằng, định vị thương hiệu là quá trình tiếp sức cho việc củng cố và xây dựng lòng tin khách hàng. Brand Positioning không chỉ tạo ra sự khác biệt về sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng để tăng sức cạnh tranh, nó còn giúp doanh nghiệp truyền đi những thông điệp, giá trị cốt lõi, mục tiêu của doanh nghiệp đến đông đảo công chúng mục tiêu, người tiêu dùng (consumer) của họ. Từ đây giúp doanh nghiệp củng cố xây dựng lòng tin, mối liên kết với khách hàng. Giá trị của mỗi cuộc Brand Positioning được cụ thể hóa qua những nội dung nổi bật sau đây:
Trước khi nói sâu hơn về độ nổi bật, hãy dành vài phút mở màn để nói kỹ hơn về cuộc chiến của các thiết bị điện thoại thông minh của hàng trăm công ty công nghệ. Trên thực tế, không phải chỉ có Apple, Samsung...là chuyên các sản phẩm này, thế nhưng tính đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là những sản phẩm đứng đầu thị trường về lượt mua sắm bởi thiết kế đẹp mắt, phong cách lịch lãm hoặc sự khác biệt slogan, tagline của Apple. Để có thể cạnh tranh được với những ông lớn này, một sản phẩm mới hơn như Oppo bắt buộc phải tìm một thị trường ngách có ít tiêu chí cạnh tranh hơn...Đó là đầu tư mạnh vào Camera để tối ưu hóa trải nghiệm dùng điện thoại selfie của người dùng đặc biệt là các bạn trẻ. Cùng với đó là những chiến lược “đánh bóng” nhờ kết hợp với chương trình mời Sơn Tùng MTP về làm đại sứ thương hiệu. Rõ ràng, việc cạnh tranh trực chiến diện bởi những yếu tố đã xuất hiện từ những sản phẩm trước không có lợi cho Oppo bởi nó không tạo ra sự độc đáo nổi bật. Nhờ chiến dịch thị đúng đắn này đã tạo cho độ hot của các sản phẩm Oppo có nhiều giai đoạn là sản phẩm smartphone dẫn đầu thị trường Việt về doanh số bán ra.
Có khi nào, bạn tự hỏi tại sao các ngôi sao lại tự chi ra số tiền đến cả trăm triệu chỉ để đầu tư cho mình một chiếc túi Chanel hay lucci nhỏ chỉ đủ để một chiếc smartphone thậm chí là một thỏi son? Chất lượng sao hay độ sang trọng? Thật ra, giá trị, chi phí bỏ ra cho mỗi lần gia công chiếc túi đó chỉ chiếm đến khoảng 1/10 giá trị thật của nó. Nghe có vẻ vô lý đúng không? Nhưng Brand Positioning chính là cơ hội để những doanh nghiệp hốt bạc. Với định vị là “thương hiệu dành cho những người giàu”, hàng loạt những sản phẩm có giá “cắt cổ” và không bao giờ giảm giá càng nhận mạnh hơn về giá trị đẳng cấp của nó và đủ sức thôi thúc những người yêu thích thương hiệu bỏ cả một số tiền lớn chỉ để mua dòng chữ như Chanel hay Louis Vuitton in trên túi mà thôi.
Theo khảo sát đối với tầng lớp “dân thượng lưu”, họ sẵn sàng chi thêm khoảng 20% nữa để mua một sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu họ yêu thích.
Tuyển dụng Digital Marketing Executive
Hầu hết chúng ta vẫn tin vào chất lượng là yếu tố tiên quyết để tạo ra nét nổi bật và thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhưng không phải như vậy. Các yếu tố bên ngoài như danh tiếng và khả năng tự xác định thương hiệu cho mình để tác động mạnh mẽ lên người tiêu dùng nắm vị trí sống còn trong doanh nghiệp. Với một hãng đồ uống mới mẻ như 7Up, việc vượt qua những tên tuổi lâu đời của Coca-cola hay pepsi là điều không tưởng, nếu tiếp tục chạy theo những lối mòn mà 2 thương hiệu còn lại đã theo đuổi. May mắn thay, 7Up đã không làm điều này và thay vào đó tự định vị mình với khẩu hiệu “ Đồ uống không Coke”. Chính sự khác lạ này, đã tạo ra thế mạnh cho 7up vươn lên vị trí thứ 3 trong làng đồ uống vốn đã bão hòa tại tại Mỹ. Dĩ nhiên, thương hiệu này vẫn xếp sau Pepsi và coca...nhưng ít nhất, chính sự định vị thương hiệu này đã tạo ra thế chủ động cho 7Up không bị chôn vùi như nhiều hãng đồ uống sinh sau đẻ muộn khác.
Nếu đang học, đang làm về Marketing, chắc bạn đã nghe đến sự bùng nổ doanh số của Cocacola khi cho ra đời “Diet coke” 1982 tăng doanh số bán hàng lên đến trên 65%, mặc dù bản chất Coca các vị truyền thống đang có sức hút với khách hàng. Điều này có được nhờ sự cạnh tranh nội bộ giữa hai dòng sản phẩm mới và cũ. Đối với những sản phẩm coca mới, với brand “ coke không đường”ra đời khi tình trạng béo phì vì thừa đường trong một bộ phận người dùng tăng cao và nhu cầu của họ trong sử dụng những loại đồ uống ít, không đường. Đó chính là chiến lược, “hổ chắp thêm cánh” của coca để chứng minh được thương hiệu của họ không chỉ hướng đến lợi nhuận mà còn sức khỏe của người dùng.
Còn tại Việt Nam khi thị trường Cà phê Việt đang bị lấn chiếm, hỗn tạp bởi những thương hiệu ngoại như starbuck hay nhiều loại đồ uống như trà sữa...thì Trung Nguyên vẫn nghiễm nhiên ngồi ở vị trí “Thương hiệu cà phê xay số 1 Việt Nam” hay “Tách cà phê đổi đời”...Qua bao năm tháng những khẩu hiệu này vẫn khiến nhiều thương hiệu khác phải dè chừng vì không đủ sức thống trị sản phẩm của ông hoàng Đặng Lê Nguyên Vũ.
Các bạn có thể nhìn vào những thành công của nhiều thương hiệu ngày này và kết luận về “độ dễ” của cách để định vị thương hiệu. Nhưng điều này, không hề đơn giản. Việc tung sản phẩm ra thị trường, có đầu tư về chất lượng cao vẫn chỉ là bước đầu. Và bước này được tiến hành khá khả quan, doanh nghiệp vẫn có thể thu về những thất bại. Để hút được khách hàng biết đến, kiểm chứng và trung thành với thương hiệu, doanh nghiệp dù muốn hay không cũng nên định vị theo chiến lược cụ thể. Nó bao gồm từ khâu xác định cách định vị cho thương hiệu, thấu hiểu các đối thủ cạnh tranh, tìm ra những đặc sắc, giá trị của sản phẩm của mình và truyền đi thông điệp ý nghĩa để phân biệt với những thương hiệu khác. Đây mới là con đường phát triển thương hiệu đúng đắn mà doanh nghiệp cần hướng tới.
Hãy suy nghĩ về những mong muốn của khách hàng tiềm năng của bạn, những giá trị mà doanh nghiệp bạn mong muốn mang đến cho khách hàng là gì, lời hứa đến khách hàng của bạn ...để từ đó xác định được cách định vị đúng đắn.
Rõ ràng, “biết mình, biết ta” trăm trận trăm thắng, hiểu rõ mình rồi bạn sẽ phải đi xác định, tìm hiểu cụ thể về đối thủ của bạn có những thế mạnh, điểm yếu gì. Những phương pháp khảo cứu trực tiếp khá đơn giản và hiệu quả bao gồm: Tìm hiểu những thông tin trên web đối thủ, thăm dò những bình luận phản hồi của người dùng và tận dụng mạng xã hội những chiến lược marketing mà đối thủ đã sử dụng thành công. Bên cảnh đó, đừng quên phân tích về thị trường...để xem là những sản phẩm cũ, hàng nội cạnh tranh như thế nào và tự xây dựng chiến lược định vị thương hiệu như thế nào?
Rõ ràng, một sản phẩm mới chân ướt, chân ráo đặt chân lên thị trường sẽ đứng trước những nguy phá sản rất cao nếu vẫn tiếp tục chạy theo con đường tiếp thị cũ của nhiều tên tuổi trong ngành mà không tìm ra một thị trường ngách giúp sản phẩm và đánh vào một nhu cầu quan trọng khác của người tiêu dùng. Thị trường này phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp bạn so với đối thủ và là con đường sinh tồn của những doanh nghiệp mới. Một thương hiệu cần xây dựng cho mình brand identity để khách hàng dễ dàng nhận biết và in sâu vào tâm trí khách hàng.
Sau quá trình thực hiện chiến lược, bạn phải kiểm tra kết quả. Nếu chưa thực sự hiệu quả, cần xây dựng lại hoặc chuyển hướng định vị mới.
Xem thêm: Media Agency là gì? Những kỹ năng một Media Agency cần có là gì?
Đúng vậy, đối với phạm trù thương hiệu mà nói, việc làm thương hiệu vô cùng khó khăn vì vậy cách quản trị thương hiệu rất được chú trọng. Đối với các bạn marketer muốn làm về lĩnh vực này có thể tham khảo vị trí brand manager, brand executive,...Timviec365.vn giới thiệu cho bạn form mẫu cv brand manager, cv digital marketing,... bạn có thể tham khảo để có bản cv chuẩn chỉnh gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.
Mong rằng, những thông tin trên đây xoay quanh Brand Positioning là gì của timviec365.vn sẽ thật sự hữu ích cho tất cả các bạn.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc