Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Master data là gì? Giải pháp quản trị dữ liệu hiệu quả nhất!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Master Data là gì? Ứng dụng của Master data ra sao và bằng cách nào để có thể có quản lý Master data hiệu quả nhất? chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể ngay trong bài viết sau đây nhé!

Trong bối cảnh bùng nổ của nền kinh tế số, xu hướng lấn sâu vào thị trường và khai thác triệt để dữ liệu kinh doanh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Internet và lực lượng nhân lực kỹ thuật phát triển hùng mạnh, mỗi phút một tập đoàn lớn có thể khai thác và chắt lọc được hàng nghìn Terabytes những bộ dữ liệu quan trọng từ nhiều nguồn khác nhau giúp họ có thể thu hút và phục vụ khách hàng của họ hiệu quả nhất. Với những doanh nghiệp lớn, dữ liệu này chính là nhu cầu cần kíp và ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trong list những thuật ngữ bạn đã nghe qua về dữ liệu thì ngoài Data, big Data thì Master Data chính là thành tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần nắm bắt để phát triển kinh doanh. Những bạn đã hiểu Master Data là gì? Ứng dụng của Master data ra sao và bằng cách nào để có thể có quản lý Master data hiệu quả nhất? 

1. Bạn đã hiểu Master data là gì?

Bạn đã hiểu Master data là gì?
Bạn đã hiểu Master data là gì?

Nếu là một tín đồ của bộ môn khoa học dữ liệu, khoa học máy tính hay công nghệ thông tin, hàng loạt những thuật ngữ liên quan đến Data và việc đi giải đầy đủ khái niệm của nó lẫn phân biệt giữa các loại Data này không phải là vấn đề quá phức tạp. Đặc biệt là khi nền khoa học đi tìm hiểu và phân tích dữ liệu đang thống trị nền công nghệ, kỹ thuật toàn cầu và được mệnh danh là tốp 1 nghề hốt bạc cho các ông vua công nghệ, it job hấp dẫn hàng đầu.

Trong trường hợp, bạn không phải là “dân ngành” đi chăng nữa thì ít nhất đã vài lần bạn nghe đến Data, database đến Big Data trên sóng truyền hình? Data được hiểu chung là những dữ liệu thô, toàn bộ những thông tin bao gồm những ký tự , hình ảnh được đưa vào các thiết bị xử lý thông tin như máy tính, điện thoại.

Big Data thuật ngữ ám  chỉ một nguồn dữ liệu lớn, phức tạp không thể xử lý trực tiếp trên các máy chủ, bắt buộc phải có sự vào cuộc tìm hiểu, phân tích, xử lý bưởi các chuyên gia. Đây vẫn là một thuật ngữ trung gian để doanh nghiệp có thể tiếp được thông tin hữu ích và tiếp tục mã hóa lưỡng data thành những thông tin cần thiết và mục vụ những mục tiêu phát triển kinh doanh khác nhau.  Nhưng còn người anh em khác, Master data? Bạn đã thực sự hiểu thật sâu sắc về khái niệm này? 

 Master data được giới chuyên gia tạm gọi với dữ liệu có giá trị
Master data được giới chuyên gia tạm gọi với dữ liệu có giá trị

Thật ra, Master data được giới chuyên gia tạm gọi với dữ liệu có giá trị. Đây được xem là phần cốt dữ liệu đã được lọc và kiểm chứng, có thể trực tiếp áp dụng vào vận hành, quản lý, lên kế hoạch trong doanh nghiệp mà không phải trải qua bất kỳ một khâu nào khác. So với Data và Big Data, loại dữ liệu  “master” như tên gọi của nó không hề ám chỉ về tốc độ, quy mô hay thời gian sử dụng dữ liệu này trong bao lâu mà ở chất lượng thực tế mà nó mang lại.

Trong doanh nghiệp, Master Data là mục đích cuối cùng quá trình bỏ ra hàng nghìn đô để thuê chuyên gia trích xuất hay phân tích. Nó có thể bao gồm những tài liệu quan trọng nhất, thông tin của công ty, thông tin thanh toán, thông tin đơn hàng, thông tin khách hàng tiềm năng, chu trình sản xuất và tổng lợi nhuận thu về được được thể được thống nhất và chia sẻ rộng rãi với những cá nhân đặc biệt hoặc tổ chức lớn để đảm bảo tính đồng nhất. Master Data có nhiệm vụ cung cấp bối cảnh cho các hoạt động kinh doanh, các giao dịch cũng như trả lời cho tất cả các câu hỏi về doanh nghiệp đầy đủ, chi tiết và chuẩn nhất. Master Data bao gồm những dữ liệu tham chiếu tương đối tĩnh, không cấu trúc, phân tích hay siêu dữ liệu…

Bạn có phải là tuýp người đam mê tick tox? Một xu hướng giải trí mới của giới trẻ hiện nay, khi cho phép tất cả người dùng bổ sung những video, text trên nền nhạc bắt tai? Vậy có bao giờ, bạn đặt ra câu hỏi rằng, những người tạo ra ứng dụng này lấy đâu ra những nhu cầu của người dùng, những kho âm nhạc có gắn thêm chút “remix” thu hút đến hàng triệu lượt người theo dõi và sử dụng?

Cả những cải tiến mỗi ngày những ứng dụng trên Facebook như cho phép Livestream hay mở ra ứng dụng hẹn hò? 

Tất cả những điều này đến từ đâu vậy? Chúng đều là sản phẩm quá trình gạn lọc và phân tích dữ liệu và xây dựng trực tiếp trên nền tảng các dữ liệu hữu ích và thống nhất từ nhiều nguồn. Chúng đến từ những Master data mà chúng ta đang đi giải thích. 

Quan trọng hơn, Master Data là thuật ngữ dùng để mô toàn bộ hệ thống thông tin dữ liệu được hình thành một cách tập trung và áp dựng trên phạm vi cả ứng dụng, sản phẩm. Hiểu đơn giản hơn, đây là những thông tin doanh nghiệp sử dụng chính thức để cung cấp đến khách hàng của sau khi đã kiểm duyệt, thống nhất toàn bộ mọi nguồn một cách chính xác. Bạn có thể tổng hợp tìm hiểu toàn bộ thông tin của công ty trên trang chủ. Đây cũng là căn cứ mà công ty sử dụng để tung ra thị trường trong các giao dịch.

Master Data có thể thay đổi, song nó chỉ được được bổ sung những thông tin hữu ích khác
Master Data có thể thay đổi, song nó chỉ được được bổ sung những thông tin hữu ích khác

 Dĩ nhiên, Master Data có thể thay đổi, song nó chỉ được được bổ sung những thông tin hữu ích khác bởi lẽ, để đạt được đến địa hạt Master Data, toàn bộ những thông tin được cung cấp trước đó đều trải qua quá trình kiểm duyệt một cách nghiêm ngặt. Với tiêu chí này, chúng ta dễ nhận thấy Master Data là nguồn nguyên liệu quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp, có vị trí quan trong trong duy trì độ “ bộ mặt thương hiệu” của doanh nghiệp trước khách hàng, đồng thời là nguồn data hữu ích nhật phục vụ doanh nghiệp.

Bởi lẽ, nó là không trung gian kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Thông thường đối với các nguồn data thô,  các chuyên gia sẽ nói nhiều hơn về quá trình phân tích hay trích xuất. Tuy nhiên, với Master Data, nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy rằng, quản lý mới là bước quan trọng nhất. 

Trong doanh nghiệp, Master Data là nguồn nguyên liệu có giá trị nhất. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nó trở thành một món hàng - sản phẩm thèm muốn của đối thủ.

 Với những thông tin quan trọng như : thông tin khách hàng, thông tin giao dịch của công ty, những chiến lược phát triển….nếu lọt vào tay người khác sẽ dễ dàng đưa doanh nghiệp của bạn xuống bờ phá sản. 

ứng dụng của Master data
master data là nguyên liệu quan trọng trong bộ máy sản xuất của doan nghiệp

Đó là lý do vì  sao, gắn liền với Master Data, còn một thuật ngữ quan trọng không kém, thậm chí còn được cả những doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn cực kỳ quan tâm vì đấy chính là nền tảng giúp họ phát triển bền vững. Đồng thời mở ra cơ hội mới cho những chủ nhân của quá trình này. Đó chính là Master Data Management. 

Những người nắm “quyền sinh, quyền sát” cho những dữ liệu doanh nghiệp - Master Data Specialist hay Master Data Manager. những định nghĩa quan trọng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

Xem thêm: Tư duy lập trình là gì? Làm sao để sở hữu tư duy lập trình tốt

2. Master Data Management là gì? Vai trò của nó trong quản lý doanh nghiệp

Được biết đến với tư cách là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, master Data Management trở thành mối quan quan tâm hàng đầu của những ông chủ đứng đầu những doanh nghiệp nhỏ đến lớn. 

Có được một lượng dữ liệu để có thể duy trì và khai thác nguồn lợi của những ông vua hàng đầu làng thương mại Điện tử thế giới như JEff Bezos, Amazon cần thiết một lượng dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin về nhu cầu, mong muốn, phần mềm quản lý dữ liệu chuẩn, các thông tin doanh nghiệp phát hành... 

Không một chuyên gia nào có thể làm tốt phần việc quản lý tất cả những kho dữ liệu này một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo bảo mật 100% bằng những công ty trông giữ Master Data. 

Dữ liệu hiện diện diện xung quanh chúng ta ở mọi lúc, mọi nơi giúp ta đi trả lội đầy đủ những câu hỏi quanh đời sống, những với những doanh nghiệp, dữ liệu thực sự là nguồn sống. Dĩ nhiên, đó là phải là nguồn dữ liệu sạch, được tinh lọc và thực sự hữu ích. Trong kỷ nguyên công nghệ, thuyết Internet of things (IoTs) hỗ trợ những người chuyên gia khai thác, xử lý dữ liệu nhanh và hiệu quả hơn so với trước vì hiện nay, không gian mạng trở thành biển thông tin cho khoảng 8 tỷ người trên khắp hành tinh chia sẻ, quan điểm, trao đổi và tương tác với khối lượng nhưng tin khổng lồ. 

Tuy nhiên, với bộ phận khai thác tin hữu ích, việc tìm kiếm những tin giá trị được ví như “đãi cát tìm vàng”. Và công cuộc coi giữ những thỏi vàng đó cũng cực kỳ khó khăn bởi sự “hằm hè” của lực lượng hacker từ đối thủ. Master Data Management không đơn thuần là giữ những tin đó trong kho của doanh nghiệp và không bị tin tặc đột nhập hay lấy mất đi mà làm sắp xếp hệ thống những tin này một cách dễ nhìn, dễ tiếp cận theo từng mục đích cụ thể cho rõ ràng nhằm phục vụ người dùng tốt nhất. 

Master Data Management là gì? Vai trò của nó trong quản lý doanh nghiệp
Master Data Management là gì? Vai trò của nó trong quản lý doanh nghiệp

Những lỗ hổng trên website như cung cấp những thông tin không đúng với chủ thể đề cập đến hay lỗi trang chủ người dùng không thể tiếp cận được thông tin cần thiết thực chất xuất phát những lộn xộn trong sắp xếp dữ liệu trong hệ thống. Bởi lẽ bản chất của những Master Data đã là sạch sẽ và hữu ích. Việc tham gia quản trị những dữ liệu có giá trị giúp doanh nghiệp có thể sử dụng được nguồn dữ liệu đó một cách hiệu quả, tiết kiệm đặc biệt vừa dễ dàng cân đối và lên kế hoạch. Vậy quản trị Master Data thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

3. Những bước quản trị Master Data trong doanh nghiệp hiệu quả nhất? 

Là một khâu quan trọng của doanh nghiệp nhưng không phải những chuyên gia nào cũng có thể quản trị dữ liệu một cách có hiệu quả, đặc biệt là khi, họ nằm trong bộ phận đầu não của những tập đoàn lớn. Việc trông dữ và sắp xếp, những Big Data đã cực kỳ khó khăn và cần đến một quá trình trích xuất, phân tích thì những master Data còn khó hơn rất nhiều. Để có thể quản trị những nguyên liệu này một cách hiệu quả nhất, bạn - ứng cử viên cho vị trí những quản trị viên hệ thống hay nhân viên quản lý đến những Master Data Specialist tốt hơn hết cần tuân thủ những bước sau đây:

3.1. Hiểu rõ được dữ liệu trong doanh nghiệp mình quản lý

Bạn chỉ có thể tốt điều gì trừ khi bạn hiểu thật kỹ về nó. Tất cả những dữ liệu có giá trị của doanh nghiệp đều có tên gọi là Master Data nhưng kỳ thực với mỗi doanh nghiệp hoạt động trên những lĩnh vực riêng, mỗi Master Data lại hoàn toàn khác nhau. Trước hết, bạn phải hiểu bản chất những dữ  liệu có giá trị của các công ty bạn là gì, trữ lượng bao nhiêu và ứng dụng như thế nào, đồng thời ...bạn cũng nên tham khảo các bộ phận phòng ban sử dụng lượng dữ liệu ấy ra sao, nhằm vào mục đích gì cụ thể để biết cách hệ thống hóa tất cả chúng, một cách dễ nhìn nhất. 

3.2. Tích hợp các thao tác quản lý

tích hợp các giải pháp quản lý master data
Tích hợp các thao tác quản lý

Theo những đợt khảo sát gần đây, từ những công ty nhỏ đến tập đoàn lớn tại Mỹ đang áp dụng chính sách tích hợp các giải pháp khoảng 20 phần mềm quản trị những dữ liệu cùng một lúc để tăng cường sức mạnh cho hàng rào chắn bảo vệ cho những dữ liệu bên trong. Tuy nhiên, phương án này trở nên quá sức, khi quy mô của doanh nghiệp mở rộng và số tiền chi cho quản lý và tích hợp hơn 20 phần mềm trên thực tế quá thiệt hại. Song còn một giải pháp mà một số doanh lớn đã áp dụng thành công chính là cho ảo hóa những dữ liệu bằng phần mềm chuyên dụng trong một không gian chung có tên gọi là Global namespace cho tất cả các hệ thống lưu trữ. Khi ảo hóa, các đường dẫn kiểm soát và đường dẫn dữ liệu được tách biệt. Do vậy, bạn có thể vẫn truy cập vào bất kỳ một dữ liệu nào bị phân mảnh trên hệ thống. Những Data quan trọng có thể được ưu tiên chuyển đến các server có hiệu năng cao hơn. Các dữ liệu thấp sẽ được đưa sang các server hay giải pháp lưu trữ có chi phí thấp hay hiệu năng thấp hơn. 

3.3. Lưu trữ dữ liệu trên hướng đám mây 

Lưu trữ dữ liệu trên hướng đám mây
Lưu trữ dữ liệu trên hướng đám mây 

Để cắt giảm chi phí cho việc thuê thêm những chuyên gia về dữ liệu, bạn có thể lựa chọn bổ sung những giải pháp lưu trữ trên những đám mây. Thông thường những dữ liệu để dự trữ khi được đưa lên đám mây sẽ được chống trùng lặp hoàn toàn, giải pháp này cực kỳ hữu ích khi sử dụng dữ liệu sau này vào giảm thao tác loại bỏ những dữ liệu không cần thiết vừa giảm được không gian tại các hệ thống lưu trữ tại chỗ. 

Bên cạnh những giải pháp này, với sự bùng nổ của máy học, robot và trí tuệ nhân tạo nhân tạo nói chung, bạn có thể tìm đến các nhà cung cấp các phần mềm quản lý metadata. Trong phần mềm này có thể tự nhận biết được các loại dữ liệu, nhận biết được loại dữ liệu nào sử dụng trước và sử dụng sau. 

Hi vọng rằng những thông tin trên đây của timviec365.vn về Master Data là gì cũng như một số giải pháp giúp doanh nghiệp có thể quản lý được dữ liệu một cách hiệu quả thực sự hữu ích với bạn.

Xem thêm: Tin học ứng dụng là gì? Cơ hội việc làm hấp dẫn với tin học

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý