Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 06 năm 2024
Trước sức bành trướng của làn sóng Internet, Big Data hay người máy học ập đến, thị trường việc làm công nghệ đã có “cú phản pháo”vô cùng ngoạn mục khi đưa những vị trí làm chủ dữ liệu lên nắm quyền thống trị. Sự thay đổi này không chỉ nhằm mục đích thúc đẩy kinh doanh mà còn tạo ra những trải nghiệm mới cho người dùng và nâng cấp cuộc sống con người lên đáng kể. Một trong những “ông lớn việc làm” bước ra trong bức tranh sáng màu của kỷ nguyên số hiện nay đã gọi tên Data analyst -họ là những chuyên gia làm chủ dữ liệu và sở hữu mức lương đáng mơ ước trong tốp những ngành khoa học về dữ liệu của thế kỷ XXI. Nhưng thực sự bạn đã hiểu Data Analyst là gì? Cơ hội cụ thể của vị trí này hiện nay như thế nào và cần những yêu cầu gì để trở thành một Data Analyst chuyên nghiệp? Hãy cùng timviec365.vn khám phá ngay câu trả lời ngay trong bài viết sau nhé.
Nếu đang sử dụng Facebook có khi nào trong bạn dấy lên câu hỏi rằng: Tại sao, Mạng xã hội lớn nhất hành tinh này lại có khả năng cảm nhận rõ được mong muốn truy cập vào những chủ đề bạn yêu thích nhanh đến vậy. Chúng được biểu hiện bởi những chủ để bạn vừa thoáng truy cập ngày hôm trước, hôm sau đã đùng một cái xuất hiện trên newfeed? Có bao giờ bạn thấy thích thú và tự hỏi về khả năng trò chuyện của “cô nàng” Siri trên Iphone hay “anh chàng” Google vui tính mà mỗi lần bạn “Hey Google”, “anh ta” lại “ngụp lặn” ngoi lên trong máy để trả lời những câu hỏi từ nghiêm túc đến “ngớ ngẩn” cho bạn thay vì để “chủ nhân” phải nhập yêu cầu trên thanh tìm kiếm như trước ?
Thực ra, để có được những ứng dụng tuyệt với đó, là một quá trình công phu của các chuyên gia về dữ liệu mang tên Data Engineer, Data scientist và Data Analyst. Trong thời buổi lên ngôi của Big data, dữ liệu được xem là nguồn sống của những doanh nghiệp nghiệp không chỉ riêng về công nghệ.
Doanh nghiệp nào sở hữu lượng lớn dữ liệu đồng nghĩa với cơ hội phát triển vượt bậc.
Dữ liệu mang lại nguồn thu khổng lồ cho doanh nghiệp vì bản chất là dữ liệu là sở hữu, kiểm soát những thông tin người dùng, thông tin doanh nghiệp. Thông qua dữ liệu, các tập đoàn lớn thể đoán định được nhu cầu, thị hiếu của những khách hàng tiềm năng của họ từ đó để kiểm soát khả năng sử dụng lẫn cải cách và không ngừng nâng cấp dịch vụ. Điều này lý giải vì sao, dù đã sở hữu số lượng tài khoản lên tới trên 3,3 tỷ chiếm trên 1,3 dân số toàn cầu và có được một vị trí an toàn trong làng tỷ phú, thế nhưng ông chủ FaceBook, Mark Zuckerberg vẫn chưa có động thái dừng lại.
Dữ liệu có sức hút ma thuật và chỉ vài phút thiếu vắng nó cũng đủ khiến một công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu có nguy bị bị bỏ xa bởi những đối thủ cùng chiến tuyến. Thế nhưng, không đơn giản để sở hữu những dữ liệu hữu ích cho doanh nghiệp phục vụ quá trình phát triển mà phải trải qua một quá trình đánh giá, phân tích chuyên sâu từ những những nguồn data thô. Không ai có thể làm tốt hơn điều ngoài những Data Analyst. Vậy Data anlyst là gì mà sở hữu sức mạnh đó?
Data analyst là những nhà phân tích dữ liệu chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của họ chính là phát hiện, giải thích, truyền đạt những thông tin, những dữ liệu thô thành những thông tin hữu ích, có tính ứng dụng cao và phục vụ cho chiến lược, định hướng phát triển của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, các dự liệu sau khi được sàng lọc, gom nhặt từ nhiều nguồn được sắp xếp lại và phục vụ công tác mô tả, dự đoán và cải thiện hiệu suất kinh doanh như: nhu cầu của khách hàng ở sản phẩm gồm những gì? loại hình tiếp thị nào là phù hợp nhất, khi nào là thời điểm phù hợp để đưa ra những chương trình khuyến mãi, đồng thời phân tích được những rủi ro có thể xảy ra. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn bằng những thuật toán, phần mềm với sự giúp sức của các phương pháp hiện đại nhất của khoa học công nghệ, khoa học máy tính, thống kê và toán học.
Bạn có thể dễ hình dung về công việc của Data Analyst bằng việc thu gom, sắp xếp một khối lượng dữ liệu khổng lồ bao gồm những thông tin khách hàng, hóa đơn, thị trường được lấy về từ nhiều nguồn khác nhau và sau đó sử dụng các công cụ “ngành” để lọc và xử lý và tìm ra những dữ liệu cô đọng nhất. Những thông tin này sẽ được chuyển đến từng phòng ban trong nội bộ doanh nghiệp tiến hành sử dụng cho những chiến lược phù hợp nhất nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đều làm việc với dữ liệu nên một thực tế, ngay cả những người trong ngành, có kiến thức nền tảng về khoa học dữ liệu cũng khó để phân biệt được hai “đế chế” làm nên tên tuổi của khoa học dữ liệu hiện đại. Đều là những chuyên gia, các Data analyst hay những người phân tích dữ liệu và cung cấp những báo cáo và trực quan để giải thích cho những dữ liệu thô. Họ cũng là những người giúp doanh nghiệp của bạn hiểu hơn về những truy vấn của người dùng bằng những biểu đồ, dễ hiểu. Đây cũng được xem là giai đoạn đầu tiên cho hành trình trở thành một nhà khoa học dữ liệu ( Data Scientist) trong tương lai. Đến đây, nếu đã nghe qua trước đó về ngành khoa học này, kết hợp những thông tin trên đây, bạn đã phần nào hình dung ra những nhân tố cấu thành thuật ngữ Data Analyst và một phần công việc mà vị trí một nhà phân tích dữ liệu đảm nhiệm rồi, đúng không? Nhưng đó chưa phải là phần thú vị nhất? Khám phá cơ hội việc làm của Data Analyst ngày sau đây nhé.
Xem thêm: Automation test là gì? Xu hướng thiết yếu trong ngành IT phần mềm
Việc làm IT phần mềm tại Hà Nội
Giữ vị trí công việc nóng nhất và được trả mức lương cao nhất trong ngành công nghệ, thậm chí cùng với các Data Scientist, Data Analyst được tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới Harvard vinh danh là cái tên công việc có sức hút nhất thế kỷ XXI chắc là đủ để bạn hình dung được cơ hội rộng mở của ngành chuyên gia phân tích dữ liệu hiện nay như thế nào.
Sự bùng nổ về kinh tế toàn cầu và cuộc chiến khốc liệt giữa những thành viên của gia đình công nghệ đã mang lại “cái giá” cao ngất ngưỡng cho các ngành dính dáng đến dữ liệu, tiêu biểu như Data Analyst. Forbes, lại một tạp chí kinh doanh của ông hoàng thương mại điện tử Jeff Bezos khẳng định rằng: Trong năm nay 2024, số lượng công việc của Data Analyst lẫn Data Scientist sẽ lên đến con số khoảng 2.720.000 trên toàn thế giới trong đó, lương tăng lên sau một năm so với năm trước đó đạt mức kỷ lục - khoảng 364.000. Nhu cầu về dữ liệu ngày càng tăng và tầm quan trọng của các chuyên gia làm ra cung được khẳng định với mức lương xứng đáng.
Theo Glassdoor, mức lương trung bình cho một nhà phân tích dữ liệu tại Mỹ khoảng 84.000 USD lọt tốp những ngành nghề, itwork công nghệ mới song sở hữu mức lương cao nhất tại thị trường việc làm của xứ sở cờ hoa. Tuy nhiên, đây chỉ là chỉ mức thống kê chung, còn cụ thể sẽ được quy định bởi từng ngành nơi những chuyên gia này làm việc, phân tích. Dĩ nhiên đẻ có thể thu về mức thu nhập béo ấy, ngoài tư duy về phân tích và có đam mê với giải mã dữ liệu, họ phải là người có kiến thức tổng quát bao gồm kỹ năng kỹ thuật và phân tích đồng thời bao gồm những kỹ năng mềm về giao tiếp, sự sáng tạo và đặc biệt là khả năng làm việc theo nhóm. Tìm được một người có khả năng kết hợp cùng một lúc cả não trái và não phải chẳng phải dễ dàng gì, đó là nguyên nhân lý giải vì sao, Data Analyst được săn đón bởi hàng loạt những tập đoàn,công ty và nắm vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định có tính chiến lược của doanh nghiệp.
Nhìn qua số lượng việc làm lẫn mức lương khủng, bạn đang nghĩ rằng, sau những tháng năm được đào tạo trong môi trường về khoa học dữ liệu, tất cả những chuyên gia về phân tích thông tin đều có một tên gọi Data alnalyst và nhận mức lương trung bình đó? Thực ra thì không. Data Analyst nên được nhìn nhận dưới góc độ đa ngành và đó chỉ là sự khởi đầu cho những ai mong muốn chinh phục giấc mơ làm “bá chủ” của ngành khoa học. Từ nền tảng là Data Analyst sẽ là bàn đạp quan trọng giúp bạn sở hữu được nhiều vị trí quan trọng, những itwork mơ ước. Những lựa chọn sau đây sẽ dành cho bạn.
Họ là những chuyên gia về xử lý dữ lý, thế những công việc chính là tự thu thập từ những nguồn khác nhau và chuyển đổi thành dữ liệu có thể dùng tại kho trung tâm. Công việc này tương tự mà một alnalyst đảm nhiệm song thiên nhiều về kỹ thuật và ứng dụng nhiều công nghệ trong quá trình thực hiện.
Đây là vị trí cao nhất trong khối ngành liên quan đến khoa học dữ liệu mà nếu như Data Analyst là vạch xuất phát thì Data scientist là tâm điểm, điểm kết thúc nằm cuối cuộc hành trình. Họ không chỉ dừng lại olwr việc thu thập dữ liệu và gạn lọc những dữ liệu có ích mà còn là người thiết kế thuật toán dưa trên những dữ liệu để phục vụ nhiều mục đích khác nhau bao gồm các công việc như dự đoán về xu thế của thị trường, khả năng nhận diện sản phẩm, nhận diện giọng nói, tạo thuật toán để giải quyết các vấn đề và xây dựng các công cụ về tự động hóa mới, trích xuất khối lượng lớn về dữ liệu nguồn bên trong và bên ngoài… Đã là chuyên gia trong lĩnh vực này, trình độ học vấn và kinh nghiệm là nhân tố quyết định. Tại Mỹ, để có thể đảm nhiệm vị trí này, hầu hết các Data Analyst phải có bằng thạc sỹ trở lên.
Thực ra đây là vị trí tương ứng như một chuyên gia về khoa học dữ liệu song họ sở hữu khả năng quản cao hơn song song cùng với chuyên môn. Họ là người điiều hành toàn bộ các vấn để liên quan đến dữ liệu được trích xuất, việc sử dụng dữ liệu từ những phòng, ban như thế nào. Ở vị trí này sẽ nặng về khả năng quản lý. Ở vị trí này chính là biểu hiện rõ nhất ở đặc điểm “kết hợp giữa não phải và não trái” của Data analyst được nhấn mạnh ban đầu.
Xem thêm: Kiểm thử là gì? Những điều cần biết về mô hình kiểm thử phần mềm
Việc làm IT phần mềm tại Hồ Chí Minh
Làm khoa học dữ liệu không phải là vị trí dễ dàng để bất kỳ ai cũng có thể đạt được. Không có gì ngạc nhiên, yêu cầu trước tiên của nhà phân tích dữ liệu đó là giáo dục tốt lẫn những kỹ năng về kỹ thuật, thông kê, toán học phải cực kỳ cao siêu, đông thời có nhiều nền tảng về kỹ thuật máy tính. Yêu cầu đầu tiên cho bước trở thành nhữn analyst chính là bằng khoa học, công nghệ và toán học với trọng tâm là phân tích. Tiếp theo đó là những kinh nghiệm về ngôn ngữ lập trình. Dĩ nhiên, không thể ví khả năng của một analyst với nhiệm vụ đặc thù của một lập trình viên, tuy nhiên, bạn phải là người giỏi về một số ngôn ngữ để quản lý database tiêu biểu như SQL, Oracle hay Python hoặc R để thuận tiện cho quá trình trích xuất dữ liệu.
Đồng thời, vai trò này cũng phải là người hiểu sâu sắc về kỹ thuật khai thác dữ liệu, nắm được những công nghệ mới như khung dữ liệu, Mapreduce ...Là đối tượng phải “giao tiếp” thường xuyên với ngôn ngữ máy và đồng nghiệp nên kỹ năng về văn bản lẫn lời nói phải thật sự mạnh mẽ.
Trên đây là thông tin của timviec365.vn đi tìm câu trả lời cho Data Analyst là gì cũng như cơ hội nghề nghiệp của những chuyên gia trong ngành khoa học dữ liệu, hi vọng rằng sẽ thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm chinh phục được vị trí công việc yêu thích bằng những gợi ý trên nhé.
Xem thêm: AWS là gì? Khám phá thú vị về công ty công nghệ tỷ đô!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc