Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

MBTI là gì? Test tính cách chọn hiền tài cho doanh nghiệp

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

MBTI được biết đến là một phương pháp test tính cách vô cùng nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, nó chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Việc áp dụng MBTI sẽ đem lại những lợi ích bất ngờ chưa từng có trong lịch sử tuyển dụng của doanh nghiệp vì vậy là một HR, nhất định bạn phải trau dồi thêm hiểu biết MBTI là gì. Qua chia bên dưới, chúng ta sẽ có được đầy đủ thông tin hữu ích xoay quanh phương pháp này.

1. MBTI là gì?

MBTI (Myers Briggs Type Indicator) là một phương pháp sử dụng 16 câu hỏi trắc nghiệm và 4 tiêu chí đánh giá để phân tích tính cách con người. Tại Việt Nam, bộ công cụ này vẫn chưa được dùng phổ biến. Các nhà tuyển dụng nhân sự là nhóm đối tượng chủ yếu sử dụng phương pháp này.

Khái niệm về MIBT
Khái niệm về MIBT

- MBTI do 2 nhà khoa học Kathryn Briggs và Isabel Myer nghiên cứu sáng tạo nên. Bạn sẽ đánh giá được tính cách thông qua việc trả lời chuỗi câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các vấn đề cơ bản trong cuộc sống. Các kết quả về tính cách của bộ công cụ này có độ chính xác rất cao.

2. Tiêu chí đánh giá tính cách MBTI là gì?

Phương pháp MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 tiêu chí cơ bản sau:

• Xu hướng tự nhiên: Tiêu chí này dùng để nhận diện bạn là người hướng nội và hướng ngoại. Người hướng nội có xu hướng thiên về nội tâm, ít nói và ít cởi mở với thế giới bên ngoài. Người hướng ngoại thường xuyên nói, cười và cởi mở với thế giới bên ngoài.

• Dựa trên quyết định và lựa chọn: Đây là yếu tố dùng để đánh giá xem bạn là người ra quyết định dựa trên cảm xúc hay lý trí. Nếu bạn là người duy trí thì mọi quyết định được đưa ra đều dựa vào những dữ liệu và tiêu chí rõ ràng. Nếu ra quyết định và lựa chọn dựa vào cảm tính thì bạn là người cảm xúc.

• Nhận thức về thế giới: Yếu tố này dùng để xác định bạn là người trực quan hay trực giác. Nếu là người trực quan, bạn sẽ thông qua 5 giác quan để nhận thức về thế giới. Nếu chỉ tin vào những gì mà bản thân suy luận, thu thập được thì bạn là người trực giác.

• Cách thức hoạt động: Yếu tố này dùng để đánh giá bạn là người hành động theo nguyên tắc hay sự linh hoạt. Người hành động theo nguyên tác sẽ luôn làm việc theo kỷ luật. Nếu bạn có thể thay đổi những kế hoạch, nguyên tắc khi cần thiết hoặc không muốn có sự ràng buộc nào thì bạn là người hành động theo sự linh hoạt.

Các tiêu chí để đánh giá MIBT
Các tiêu chí để đánh giá MIBT

3. Ý nghĩa của MBTI Test

MBTI Test thường được các nhà tuyển dụng sử dụng để lựa chọn những ứng viên phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được các trưởng phòng HR hay các nhà quản lý sử dụng bởi kết quả của MBTI mang lại giúp họ hiểu hơn về điểm mạnh và yếu, tính cách của nhân viên.

Ý nghĩa mà MIBT mang đến là gì
Ý nghĩa mà MIBT mang đến là gì?

Ngoài ra, MBTI Test còn được các bạn học sinh, sinh viên dùng để định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Phương pháp này sẽ giúp các bạn tìm ra được điểm mạnh của bản thân để từ đó lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

4. 16 nhóm tính cách MBTI

4 tiêu chí đánh giá trên kết hợp với nhau sẽ tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI. Để hiểu rõ hơn các nhóm này, bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Các nhóm tính cách trong MIBT
Các nhóm tính cách trong MIBT

4.1. ENFJ – Người cho đi

ENFJ là người có kỹ năng về hùng biện, khéo léo, biết cách đối nhân xử thế. Hơn thế, những người thuộc nhóm người này còn rất giỏi trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ. Bên cạnh đó, nhóm tính cách ENFJ còn là người rất ấm áp và tình cảm. Tuy nhiên, ENFJ thường có xu hướng sống khép kín so với những người hướng ngoại khác.

Ưu điểm của ENFJ

• Biết cách thu hút và giữ sự chú ý với người đối diện.

• Đối với những công việc mà mình thích, ENFJ sẽ rất kiên nhẫn và có trách nhiệm.

• Có lòng khoan dung và đồng cảm.

Nhược điểm của ENFJ

• Chính vì quá duy tâm nên ENFJ dễ bị tổn thương và dao động.

• Khi phải đưa ra quyết định quan trọng, những người thuộc nhóm tính cách ENFJ thường thiếu tính quyết đoán.

Nhóm tính cách của người cho đi
Nhóm tính cách của người cho đi

Các ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách ENFJ có: Nhà tâm lý học, Nhà ngoại giao, Công tác xã hội, Nhà tư vấn / cố vấn, Quản lý nhân sự, Nhà giáo, Tổ chức sự kiện, Nhà văn

4.2. ENFP – Người truyền cảm hứng

Những người thuộc nhóm ENFP thường rất nhiệt tình, thông minh. ENFP có khả năng thích nghi và tương tác linh hoạt với mọi việc. Tuy nhiên, nhóm người có tính cách này thường dễ bị phân tán bởi những thứ mới lạ xung quanh. Đôi lúc, mọi thứ sẽ trở nên nhạt nhẽo rất nhanh với ENFP.

Ưu điểm của ENFP

• Sẵn sàng thử thách bản thân với những trải nghiệm mới.

• Luôn nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng trong cuộc sống, công việc.

• Biết cách điều hướng các cuộc giao tiếp.

Nhược điểm của ENFP

• Dễ bị phân tán bởi những điều xung quanh, khó tập trung vào công việc.

• Thường bị căng thẳng và thiếu kiên nhẫn.

• Khó quản trị cảm xúc, dễ phản ứng mạnh mẽ trong các cuộc xung đột và những lời chỉ trích.

• Khả năng thực hành không giỏi như lời nói.

Nhóm người truyền cảm hứng
Nhóm người truyền cảm hứng

Các ngành nghề phù hợp với ENFP

• Nhà văn, nhà báo, phóng viên.

• Diễn viên.

• Chuyên viên tư vấn.

• Doanh nhân.

• Nhà giáo.

• Luật sư.

• Nhà nghiên cứu.

• Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống hoặc chuyên gia máy tính.

4.3. ENTJ – Nhà điều hành

Bạn quan tâm đến các bộ biểu mẫu OKRs bao gồm: quy trình áp dụng vào Doanh nghiệp, form check-in OKRs, timeline áp dụng OKRs, … Nhận bộ biểu mẫu OKRs miễn phí ngay bên dưới.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm người thuộc ENTJ có khả năng lãnh đạo rất tốt. Người có tính cách ENTJ thường thích giao tiếp, coi trọng sự nghiệp và đi theo chủ nghĩa hoàn hảo. Bên cạnh đó, ENTJ là kiểu người không bị cảm xúc chi phối và không dễ đồng cảm.

Ưu điểm của ENTJ

• Luôn tin tưởng vào năng lực bản thân và không ngần ngại bày tỏ ý kiến.

• Có nghị lực và ý chí theo đuổi mục tiêu đến cùng.

• Có khả năng tiếp cận vấn đề một cách toàn diện.

Nhược điểm của ENTJ

• Kiêu ngạo và cứng nhắc.

• Do là một người cần tập trung vào kết quả mà không quá chú trọng vào cảm xúc, nên dễ gây tổn thương cho người khác.

• Thiếu kiên nhẫn với người có năng suất làm việc kém hơn.

Tính cách của một nhà điều hành
Tính cách của một nhà điều hành

Các ngành nghề phù hợp với ENTJ

• Giám đốc điều hành.

• Cố vấn viên.

• Doanh nhân.

• Quan tòa, luật sư.

• Giảng viên.

4.4. ENTP – Người có tầm nhìn

ENTP là người thích khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng hiểu được tâm lý con người dựa trên trực giác tốt. Ngoài ra, ENTP rất nhanh nhẹn, giao tiếp tốt và luôn tràn ngập ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, ENTP lại thích được làm việc tự do mà không có kế hoạch cụ thể.

Ưu điểm của ENTP

• Nhạy bén, luôn có nhiều ý tưởng.

• Nếu đam mê với công việc, ENTP sẽ rất nhiệt tình và tràn đầy năng lượng.

• Thích tìm hiểu và học hỏi những điều mới để tích lũy kiến thức.

Nhược điểm của ENTP

• Có ý tưởng nhưng không giỏi áp dụng vào thực tế.

• Hay suy nghĩ rộng, khó tập trung vào một chủ đề nhất định.

• Nhanh chóng chán nản.

Người có tầm nhìn
Người có tầm nhìn trong MIBT được thể hiện thế nào?

Các ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách ENTP: cố vấn, luật sư, doanh nhân, kỹ sư, thợ chụp ảnh, Nhà khoa học, Diễn viên, Nhân viên đại diện bán hàng, tiếp thị cá nhân. 

4.5. ESFJ – Người quan tâm

ESFJ là những người ấm áp, biết lắng nghe và thấu kiểu moi người. Tuy nhiên, ESFJ rất dễ bị cảm xúc chi phối nên họ không nên là người quyết định trong các vấn đề quan trọng. Ngoài ra, những người này cũng thường không quan tâm đến sự phân tích phức tạp hay các cuộc thảo luận về nguyên nhân, hậu quả.

Ưu điểm của ESFJ

• Luôn coi trọng và có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.

• Làm tốt các vấn đề thực tế.

• Nhạy cảm, biết cách kết nối với mọi người.

Nhược điểm của ESFJ

• Thiếu quyết đoán, cứng nhắc và cổ hủ.

• Dễ phát sinh tiêu cực khi yêu cầu bị từ chối.

• Nhạy cảm về địa vị xã hội.

•  ESFJ thường gây mất thiện cảm vì luôn muốn điều khiển những người xung quanh.

Nhóm người quan tâm trong MIBT
Nhóm người quan tâm trong MIBT

Các ngành nghề phù hợp với ESFJ

• Thủ thư, kế toán.

• Chăm sóc sức khỏe tại gia.

• Cố vấn, công tác xã hội.

• Chăm sóc trẻ em.

• Giáo viên.

• Y tá.

• Trưởng phòng, trợ lý giám đốc.

• Kinh doanh hộ gia đình.

• Tăng lữ hoặc những việc liên quan đến tôn giáo.

4.6. ESFP – Người trình diễn

ESFP là người thích những trải nghiệm mới mẻ và luôn muốn làm tâm điểm của sự chú ý. Những người thuộc nhóm tính cách này thường có kỹ năng giao tiếp tốt, lạc quan, có khiếu thẩm mỹ và có nhận thức tốt. Tuy nhiên, ESFP không muốn dành thời gian để tìm hiểu một lý thuyết phức tạp mà luôn dựa vào sự may mắn hoặc nhờ người khác giúp đỡ.

Ưu điểm của ESFP

• Sẵn sàng bước ra vùng an toàn trải nghiệm những điều mới.

• Rất nhạy cảm, dễ dàng nhận ra sự thật.

• Có kỹ năng giao tiếp tốt.

• Có khiếu về thẩm mỹ.

Nhược điểm của ESFP

• Dễ mất kiên nhân, khó tập trung làm việc.

• Khả năng lập kế hoạch kém.

• Dễ đưa bản thân vào trường hợp xấu khi không đạt được những điều như ý.

MIBT và nhóm người trình diễn
MIBT và nhóm người trình diễn

Các ngành nghề phù hợp với ESFP

• Tư vấn tâm lý, công tác xã hội.

• Nghệ sĩ, người biểu diễn hay diễn viên.

• Thiết kế thời trang.

• Chuyên gia tư vấn.

• Chăm sóc trẻ.

• Đại diện bán hàng.

• Trang trí nội thất.

•  Nhiếp ảnh gia.

4.7. ESTJ – Người bảo hộ

ESTJ là người sống thực tế, cụ thể và luôn gánh vác những trách nhiệm to lớn. Nhóm tính cách ESTJ là kiểu người luôn cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ và tận tâm với công việc. Tuy nhiên, ESTJ thường có xu hướng cô lập bản thân khi bị căng thẳng đè nén.

Ưu điểm của ESTJ

• Khi được giao nhiệm vụ, ESTJ sẽ làm việc rất nghiêm túc và luôn cố gắng hoàn thành.

• Thẳng thắn, sống có quy tắc.

•  Trung thành, kiên nhẫn và đáng tin cậy.

Nhược điểm của ESTJ

• Phản ứng thái quá đối với lỗi sai của người khác.

• Luôn quan tâm đến địa vị xã hội.

• Đội lúc khá cứng nhắc trong việc xem xét một vấn đề, khô khan.

Người bảo hộ trong MIBT
Tìm hiểu về người bảo hộ trong MIBT

Các ngành nghề phù hợp với ESTJ: Quan tòa, Quản lý, Lãnh đạo quân đội, Nhân viên kế toán, Bán hàng, Cảnh sát, thám tử, Nhà giáo.

4.8. ESTP – Người thực thi

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ESTP là người rất thẳng thắn và tinh ý trong việc nắm bắt được động cơ hoạt động của người khác. Hơn nữa, người thuộc ESTP có khả năng tạo ra sự tích cực cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, ESTP không có trực giác tốt và không thích làm việc trong khuôn khổ.

Ưu điểm của ESTP

• Thực tế, trung thực và thẳng thắn.

• Có kỹ năng kết nối và tương tác với xã hội tốt.

• Có tinh thần ham học hỏi và sở hữu nhiều ý tưởng mới.

Nhược điểm của ESTP

• Gặp khó khăn khi làm các công việc cần độ kiên nhẫn cao.

• Thực hiện các quy tắc không nghiêm túc.

• Do thiếu cái nhìn tổng quan, ESTP thường bỏ lỡ những điều quan trọng.

Những người thực thi
Những người thực thi

Các ngành nghề phù hợp với ESTP:

• Cảnh sát, thám tử.

• Quan tòa.

• Lãnh đạo quân đội.

• Quản lý

• Bán hàng

• Quan tòa

• Nhà giáo

• Các ngành nghề trong lĩnh vực thể thao

4.9. INFJ – Người che chở

INFJ là nhóm người có trực giác rất tốt. Họ thích sắp xếp công việc theo trình tự, có tính kiên nhẫn cao và biết thấu hiểu người khác. Bên cạnh đó, INFJ rất tin tưởng vào bản thân nên họ thích làm việc một mình.

Ưu điểm của INFJ:

• Đối với những điều mà INFJ tin tưởng, họ sẽ làm việc rất chăm chỉ.

• Có kỹ năng giao tiếp tốt, phong cách viết rất truyền cảm.

• Có trí tưởng tượng phong phú, sâu sắc.

• Quyết đoán.

Nhược điểm của INFJ:

• Khó tin tưởng người khác.

• Dễ bị tổn thương trước những lời phê bình và xung đột.

• Bảo thủ, cứng đầu.

Nhóm người che chở
Nhóm người che chở

Các ngành nghề phù hợp với INFJ

• Nhà tâm lý học

• Các công việc liên quan đến tôn giáo.

• Bác sĩ, nha sĩ

• Kiến trúc, thiết kế

• Giáo viên

• Nhạc sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh.

• Các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khỏe.

• Những người làm công tác xã hội.

4.10. INFP – Người lý tưởng hóa

INFP là nhóm người có tính chu đáo, nhiệt tình, thích lắng nghe và thấu hiểu con người. INFP luôn đặt cho công việc các tiêu chuẩn cao. Tuy nhiên, nhóm người tính cách  này không thích xung đột và luôn tìm cách né tránh các cuộc cãi vã.

Ưu điểm của INFP

• Đam mê, tràn đầy năng lượng.

• Luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp, tư tưởng rất thoáng.

• Sáng tạo và dễ dàng thấu hiểu ý nghĩa bên trong.

Nhược điểm của INFP

• Không giỏi trong việc xử lý dữ liệu.

• Dễ mơ mộng và lý tưởng hóa vấn đề.

• Tư tưởng cá nhân quá cao nên dễ bị cô lập.

Nhóm người lý tưởng hóa
Nhóm người lý tưởng hóa

Các nhóm ngành nghề phù hợp với INFP

• Giáo viên.

• Nhà văn.

• Nhà tâm lý học.

• Nhạc sĩ.

• Cố vấn, nhân viên xã hội.

• Nhà tâm thần học.

• Tăng lữ, người hoạt động tôn giáo.

4.11. INTJ – Nhà khoa học

INTJ là nhóm người thường có hoạch định chiến lược cụ thể, tư duy logic. Những người có tính cách này luôn đặt ra những yêu cầu cao về các tổ chức hệ thống và có tư duy mạch lạc nên phù hợp với các vị trí chỉ đạo. Tuy nhiên, INTJ là người có tham vọng lớn, ít quan tâm đến người khác và cũng rất khó để hiểu được họ.

Ưu điểm của INTJ

• Có khả năng tư duy và áp dụng trong thực tế.

• Trí tưởng tượng phong phú.

• Thông minh, nhanh nhạy.

• Tư tưởng thoáng, quyết đoán trong công việc.

Nhược điểm của INTJ

• Quá cầu toàn nên dễ gây mâu thuẫn với những người xung quanh.

• Không để ý đến cảm xúc nên dễ gây tổn thương cho người khác.

Nhà khoa học
Nhà khoa học

Các ngành nghề phù hợp với INTJ

• Nhà khoa học.

•  Nhà hoạch định chiến lược và gây dựng tổ chức công ty.

• Lãnh đạo quân đội.

• Quản trị kinh doanh, nhà quản lý.

• Bác sĩ y khoa, nha sĩ.

• Kỹ sư

• Người lập trình máy tính, chuyên gia phân tích hệ thống và chuyên viên máy tính.

• Thẩm phán.

• Luật sư.

• Giáo sư và giáo viên.

4.12. INTP – Nhà tư duy

INTP là nhóm người có tiềm năng giải quyết vấn đề. Đối với INTP, kiến thức là điều quan trọng nhất. Ngoài ra,, INTP không thích làm lãnh đạo và điều khiển người khác. Nhóm người có tính cách INTP thường rất yêu bản thân và chỉ thích làm việc độc lập.

Ưu điểm của INTP

• Trung thực, khách quan và thẳng thắn.

•  tưởng thoáng, sẵn sàng chấp nhận các ý tưởng khác.

• Nhiệt tình với công việc.

• Trí tưởng tưởng phong phú và độc đáo.

Nhược điểm của INTP

• Dể mất tập trung và bỏ qua các vấn đề xung quanh.

• Với các tình huống cần cảm xúc, INTP thường tỏ ra bối rối.

• Nhút nhát khi sinh hoạt trong môi trường tập thể.

Nhà tư duy
Nhà tư duy

Các ngành nghề phù hợp với INTP

• Chiến lược gia.

• Nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu vật lí, hóa học.

• Nhiếp ảnh gia.

• Giáo sư đại học.

• Thẩm phán, luật sư.

• Chuyên viên thiết lập kỹ thuật.

• Lập trình viên, nhà phân tích cấu trúc dữ liệu, người vẽ hoạt hình máy tính và chuyên gia máy tính.

• Kỹ sư.

• Chuyên viên khám nghiệm hiện trường.

4.13. ISFJ – Người nuôi dưỡng

ISFJ là nhóm người sống thiên về cảm xúc. Thế giới nội tâm của ISFJ vô cùng phong phú và thích thực hành hơn là học lý thuyết. Ngoài ra, ISFJ còn có khiếu thẩm mỹ cao và thích giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên, nhóm người này khá khó hiểu, thường bộc lộ cảm xúc cá nhân ra bên ngoài nhiều hơn. ISFJ thường đề cao bản thân và cần những lời khen tích cực.

Ưu điểm của ISFJ

• Trung thành, chăm chỉ.

• Kỹ năng thực hành tốt.

• Nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với người khác.

• Rất tinh ý và nhạy cảm trước sự thay đổi cảm xúc của người khác.

Nhược diểm của ISFJ

• Vì quá cầu toàn nên ISFJ thường bị quá tải trong công việc.

• Khó thích ứng với môi trường mới.

• Nhút nhát.

• Không tách biệt được công việc và cuộc sống.

Người nuôi dưỡng
Người nuôi dưỡng

Các ngành nghề phù hợp với ISFJ

• Trang trí nội thất.

• Chăm sóc và phát triển trẻ em.

• Nhà thiết kế.

• Công tác xã hội, cố vấn.

• Y tá.

• Trưởng phòng.

• Tăng lữ, người làm việc liên quan đến tôn giáo.

• Quản lý, quản lý hành chính.

• Người quản lý nhà sách, cửa hàng.

4.14. ISFP – Người nghệ sỹ

ISFP là người sống theo cảm xúc. Thông thường, ISFP dễ bị cuốn hút bởi cái đẹp và luôn hướng tới hành động. Đặc biệt, ISFP là người rất sâu sắc, tốt bụng. Người thuộc nhóm tính cách này thường có tài năng trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Ngoài ra, ISFP không thích lãnh đạo và chỉ dẫn người khác.

Ưu điểm của ISFP

• Tinh ý, có khả năng nhận ra cảm xúc của người khác.

• Rất giỏi trong việc tạo xu hướng, nghĩ ra nhiều ý tưởng táo bạo và độc lạ.

• Đam mê với công việc mà mình yêu thích.

Nhược điểm của ISFP:

• Gặp khó khăn trong việc nghiên cứu khoa học.

• Dễ bị tiêu cực khi gặp các cuộc xung đột và hay căng thẳng.

• Có lòng tự trọng thấp.

Nghệ sĩ trong Trắc nghiệm trí thông minh
Nghệ sĩ trong Trắc nghiệm trí thông minh

Các ngành nghề phù hợp với ISFP:

• Nhà tâm lý học.

• Nhà thiết kế.

• Người làm công tác xã hội, cố vấn.

• Nghệ sĩ.

• Chăm sóc và phát triển trẻ em.

• Bác sĩ khoa nhi.

• Nghệ sĩ.

• Bác sĩ thú y.

• Kiểm lâm viên.

• Giáo viên.

4.15. ISTJ – Người có trách nhiệm

Những người thuộc nhóm ISTJ thường rất trầm lặng, luôn giữ chữ tín và yêu thích sự an toàn,. Đặc biệt, ISTJ rất giỏi trong việc lập và sắp xếp kế hoạch. Tuy nhiên, nhóm tính cách này thường không dễ dàng đồng cảm với người khác và không thích bày tỏ suy nghĩ, sở thích của bản thân.

Ưu điểm của ISTJ

• Có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực.

• Có trách nhiệm trong công việc.

• Bình tĩnh, thực tế và biết cách sắp xếp kế hoạch phù hợp.

Nhược điểm của ISTJ

• Cứng đầu, khó chấp nhận ý tưởng của người khác.

• Khó hòa nhập với môi trường mới.

• Dễ làm tổn thương người khác.

Người có trách nhiệm
Người có trách nhiệm

Các ngành nghề phù hợp với ISTJ

• Thẩm phán.

• Thủ lĩnh quân đội.

• Luật sư.

• Cảnh sát và thám tử.

• Quản lý kinh doanh, quản trị và giám đốc điều hành.

• Kế toán và nhân viên tài chính.

• Lập trình viên, phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính,

• Bác sĩ, nha sĩ

4.16. ISTP – Nhà cơ học

Những người thuộc nhóm ISTP luôn muốn tìm hiểu cách vận hành của mọi thứ. ISTP thường thích mạo hiểm và có niềm tin vững vàng với bản thân. Bên cạnh đó, nhóm tính cách này còn là người chăm chỉ, giỏi giải quyết tình huống và đáng tin cậy. Tuy nhiên, ISTP lại thích ở một mình và không thích bị nhận xét, bị đánh giá.

Ưu điểm của ISTP

• Vui vẻ, tràn đầy năng lượng.

• Giỏi giải quyết các tình huống khủng hoảng.

• Linh hoạt, đa năng, không nghĩ quá nhiều về tương lai.

• Trí tưởng tượng phong phú.

Nhược điểm của ISTP

• Nếu bị chỉ trích, ISTP rất dễ nổi cáu.

• Khó tập trung vào công việc trong thời gian dài.

• Không quan tâm đến cảm nhận người khác.

• Không thích cam kết.

Nhà cơ học
Nhà cơ học

Các ngành nghề phù hợp với ISTP:

• Cảnh sát và thám tử.

• Pháp y.

• Thợ cơ khí.

• Kỹ sư.

• Thợ mộc.

• Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống, chuyên gia máy tính.

• Nhà thầu khoán.

• Phi công, tài xế, vận động viên đua xe.

• Vận động viên thể dục thể thao.

5. Ứng dụng MBTI trong quản trị nhân sự

Phương pháp khám phá tính cách MBTI có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tại Việt Nam, công cụ này chỉ thường được sử dụng trong tuyển dụng, quản lý và đánh nhân sự.

5.1. Tuyển dụng nhân sự

Ứng dụng của MIBT
Ứng dụng của MIBT

Phương pháp MBT có khả năng giúp nhà tuyển dụng phân tích tâm lý và nắm được những năng lực của nhân viên. Bên cạnh đó, bộ công cụ này còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách tổng quan nhất và lựa chọn được người có tính cách phù hợp với vị trí công việc.

5.2. Quản lý nhân sự

Việc hiểu rõ được tính cách của từng nhân viên sẽ giúp nhà quản lý phát huy khả năng lãnh đạo hiệu quả hơn. Hơn thế, việc hiểu tính cách của nhân viên còn giúp giảm thiểu tình trạng mâu thuẫn trong công ty. Các nhóm tính cách phù hợp được kết hợp lại còn giúp hiệu suất công việc đạt đến tối ưu.

MIBT dùng trong quản lý nhân sự
MIBT dùng trong quản lý nhân sự

5.3. Đánh giá nhân sự

Các nhà quản lý có thể dựa vào phương pháp MBTI để phân loại và đánh giá nhân sự một cách khách quan nhất. Nhà quản lý có thể sử dụng bộ câu hỏi có sẵn của MBTI hoặc tự biên soạn để phân loại và lựa chọn ứng viên phù hợp.

Đánh giá nhân sự thông quan MIBT
Đánh giá nhân sự thông quan MIBT

6. Phương pháp tính MBTI

6.1. Phương pháp

- Sử dụng 4 cặp lưỡng phân (các chữ cái) để xác định các chữ viết tắt mô tả loại tính cách của bạn. Đây là sự kết hợp của 4 chữ cái, chẳng hạn như INTJ hoặc ENFP.

• Chữ cái đầu tiên có thể là I (biểu thị cho introverted/hướng nội) hoặc E (biểu thị cho extroverted/hướng ngoại).

• Chữ cái thứ hai có thể là S (biểu thị cho sensing/nhận thức qua giác quan) hoặc N (biểu thị cho intuitive/nhận thức qua trực giác).

• Chữ cái thứ ba có thể là T (biểu thị cho thinking/lý trí) hoặc F (biểu thị cho feeling/cảm xúc).

• Chữ cái thứ tư có thể là J (biểu thị cho judging/nguyên tắc) hoặc P (biểu thị cho perceiving/linh hoạt).

6.2. Quy trình phân tích

6.2.1.  Quy trình tổng quan

Quy trình phân tích MBTI Tổng quan
Quy trình phân tích MBTI Tổng quan
 

Tên bước

Mô tả chi tiết

Phương thức xử lý

1.    

NSD truy cập vào module MBTI

Bắt đầu:

NSD truy cập vào module về MBTI trên website ..

NSD thực hiện trên hệ thống.

2. 

 

   

NSD bắt đầu là bài trắc nghiệm

NSD bắt đầu làm bài trắc nghiệm về MBTI.

NSD thực hiện trên hệ thống.

3.    

Hệ thống chia số lượng câu hỏi thành 4 phần

Hệ thống chia số lượng câu hỏi (66 câu) thành 4 phần riêng biệt.

Hệ thống thực hiện.

4.    

10 câu hỏi về hướng nội/hướng ngoại

10 câu hỏi liên quan đến tính hướng nội/hướng ngoại.

Hệ thống thực hiện.

5.    

20 câu hỏi về trực giác/giác quan

20 câu hỏi liên quan đến tính trực giác/giác quan.

Hệ thống thực hiện.

6.    

20 câu hỏi về lý trí/cảm xúc

20 câu hỏi  liên quan đến tính lý trí/cảm xúc.

Hệ thống thực hiện.

7.    

20 câu hỏi về nguyên tắc/linh hoạt

20 câu hỏi  liên quan đến tính nguyên tắc/linh hoạt.

Hệ thống thực hiện.

8.    

Hệ thống hiển thị câu hỏi trắc nghiệm đến NSD

Hệ thống hiển thị tất cả 60 câu hỏi đến NSD.

Hệ thống thực hiện.

9.    

NSD trả lời câu hỏi là A hoặc B

NSD tiến hành chọn câu trả lời của mình là 1 trong 2 phương án A hoặc B.

Hệ thống thực hiện.

10.   

Hệ thống tiếp nhận câu trả lời với từng dạng câu hỏi

Hệ thống tiếp nhận tất cả câu trả lời của NSD.

Hệ thống thực hiện.

11.   

Đối với câu hỏi hướng nội/hướng ngoại

Hệ thống liệt kê những đáp án đối với những câu hỏi liên quan đến tính hướng nội/hướng ngoại.

Hệ thống thực hiện.

12.   

Đối với câu hỏi về trực giác/giác quan

Hệ thống liệt kê những đáp án đối với những câu hỏi liên quan đến tính trực giác/giác quan.

Hệ thống thực hiện.

13.   

Đối với câu hỏi về lý trí/cảm xúc

Hệ thống liệt kê những đáp án đối với những câu hỏi liên quan đến tính lý trí/cảm xúc.

Hệ thống thực hiện.

14.   

Đối với câu hỏi về nguyên tắc/linh hoạt

Hệ thống liệt kê những đáp án đối với những câu hỏi liên quan đến tính nguyên tắc/linh hoạt.

Hệ thống thực hiện.

15.   

Hệ thống tính toán kết quả

Hệ thống tính toán tất câu trả lời của NSD. Sau đó đưa ra kết quả là 4 chữ cái viết tắt cho mỗi nhóm câu hỏi. Qua đó hệ thống đối chiếu xem NSD là nhóm người nào trong tổng 16 nhóm người.

Hệ thống thực hiện.

16.   

Hệ thống hiển thị kết quả đến NSD

Hệ thống hiển thị kết quả NSD thuộc nhóm người nào.

Hệ thống thực hiện.

 

 

Kết thúc

 

6.2.2. Quy trình về câu hỏi hướng nội/hướng ngoại

Quy trình MIBT cho câu hỏi hướng nội hướng ngoại
Quy trình MIBT cho câu hỏi hướng nội hướng ngoại
 

Tên bước

Mô tả chi tiết

Phương thức xử lý

1.    

NSD trả lời câu hỏi là A hoặc B

Bắt đầu:

NSD trả lời câu hỏi với 2 phương án là A hoặc B.

NSD thực hiện trên hệ thống

2.    

Đối với câu hỏi hướng nội/hướng ngoại

Quy trình liên quan đến nhóm câu hỏi về hướng nội/hướng ngoại trong bài kiểm tra MBTI.

 

3.    

NSD trả lời là A

Trường hợp 1: NSD trả lời câu trả lời là A đối với từng câu hỏi trong nhóm câu hỏi về hướng nội/hướng ngoại

Hệ thống thực hiện.

4.    

NSD trả lời là B

Trường hợp 2: NSD trả lời câu trả lời là B đối với từng câu hỏi trong nhóm câu hỏi về hướng nội/hướng ngoại.

Hệ thống thực hiện.

5.    

Hệ thống tổng hợp câu trả lời

Hệ thống tổng hợp tất cả câu trả lời của NSD đối với từng câu hỏi trong nhóm câu hỏi về hướng nội/hướng ngoại.

Hệ thống thực hiện.

6.    

Số câu trả lời là B nhiều hơn A

Đối với trường hợp NSD chọn B nhiều hơn A (B là những câu trả lời đại diện cho tính hướng ngoại)

Hệ thống thực hiện.

7.    

Hệ thống hiển thị tính cách NSD là hướng ngoại

Hệ thống sẽ hiển thị tính cách của NSD là hướng ngoại.

Hệ thống thực hiện.

8.    

Hệ thống hiển thị E

NSD hiển thị chữ cái viết tắt mô tả là E.

Hệ thống thực hiện.

9.    

Số câu trả lời là A nhiều hơn B

Đối với trường hợp NSD chọn A nhiều hơn B (A là những câu trả lời đại diện cho tính hướng nội).

Hệ thống thực hiện.

10.   

Hệ thống hiển thị tính cách NSD là hướng nội

Hệ thống sẽ hiển thị tính cách của NSD là hướng nội.

Hệ thống thực hiện.

11.   

Hệ thống hiển thị I

NSD hiển thị chữ cái viết tắt mô tả là I.

Hệ thống thực hiện.

12.   

Số câu trả lời là A=B

Trong trường hợp Người Sử Dụng chọn A thì nhiều giống với B (Trường hợp này sẽ tương tự với A nhiều hơn B)

Hệ thống thực hiện.

13.   

Hệ thống tổng hợp kết quả

Hệ thống tổng hợp kết quả của bộ câu hỏi liên quan đến hướng nội/hướng ngoại là E (Hướng ngoại) hoặc I (Hướng nội).

Hệ thống thực hiện.

 

 

Kết thúc

 

6.2.3. Quy trình về câu hỏi trực quan/giác quan

Câu hỏi trực quan/trực giác
Câu hỏi trực quan/trực giác

c

Tên bước

Mô tả chi tiết

Phương thức xử lý

1.    

NSD trả lời câu hỏi là A hoặc B

Bắt đầu:

NSD trả lời câu hỏi với 2 phương án là A hoặc B.

NSD thực hiện trên hệ thống

2.    

Đối với câu hỏi về trực giác/giác quan.

Quy trình liên quan đến nhóm câu hỏi về trực giác/giác quan trong bài kiểm tra MBTI.

 

3.    

NSD trả lời là A

Trường hợp 1: NSD trả lời câu trả lời là A đối với từng câu hỏi trong nhóm câu hỏi về trực giác/giác quan.

Hệ thống thực hiện.

4.    

NSD trả lời là B

Trường hợp 2: NSD trả lời câu trả lời là B đối với từng câu hỏi trong nhóm câu hỏi về trực giác/giác quan.

Hệ thống thực hiện.

5.    

Hệ thống tổng hợp câu trả lời

Hệ thống tổng hợp tất cả câu trả lời của NSD đối với từng câu hỏi trong nhóm câu hỏi về trực giác/giác quan.

Hệ thống thực hiện.

6.    

Số câu trả lời là B nhiều hơn A

Đối với trường hợp NSD chọn B nhiều hơn A (B là những câu trả lời đại diện cho giác quan)

Hệ thống thực hiện.

7.    

Hệ thông hiển thị nhận thức NSD là giác quan

Hệ thống sẽ hiển thị nhận thức của NSD là giác quan.

Hệ thống thực hiện.

8.    

Hệ thống hiển thị S

NSD hiển thị chữ cái viết tắt mô tả là S.

Hệ thống thực hiện.

9.    

Số câu trả lời là A nhiều hơn B

Đối với trường hợp NSD chọn A nhiều hơn B (A là những câu trả lời đại diện cho trực giác).

Hệ thống thực hiện.

10.   

Hệ thông hiển thị nhận thức NSD là trực giác

Hệ thống sẽ hiển thị nhận thức của NSD là trực giác.

Hệ thống thực hiện.

11.   

Hệ thống hiển thị N

NSD hiển thị chữ cái viết tắt mô tả là N.

Hệ thống thực hiện.

12.   

Số câu trả lời là A=B

Đối với trường hợp NSD chọn A bằng với B (Trường hợp này sẽ giống với A nhiều B)

Hệ thống thực hiện.

13.   

Hệ thống tổng hợp kết quả

Hệ thống tổng hợp kết quả của bộ cậu hỏi liên quan đến trực giác/giác quan là N (Trực quan) hoặc S (Giác quan).

Hệ thống thực hiện.

 

 

Kết thúc

 

6.2.4. Quy trình về câu hỏi lý trí/cảm xúc

 

Tên bước

Mô tả chi tiết

Phương thức xử lý

1.    

NSD trả lời câu hỏi là A hoặc B

Bắt đầu:

NSD trả lời câu hỏi với 2 phương án là A hoặc B.

NSD thực hiện trên hệ thống

2.    

Đối với câu hỏi về lý trí/cảm xúc

Quy trình liên quan đến nhóm câu hỏi về lý trí/cảm xúc trong bài kiểm tra MBTI.

 

3.    

NSD trả lời là A

Trường hợp 1: NSD trả lời câu trả lời là A đối với từng câu hỏi trong nhóm câu hỏi về lý trí/cảm xúc

Hệ thống thực hiện.

4.    

NSD trả lời là B

Trường hợp 2: NSD trả lời câu trả lời là B đối với từng câu hỏi trong nhóm câu hỏi về lý trí/cảm xúc

Hệ thống thực hiện.

5.    

Hệ thống tổng hợp câu trả lời

Hệ thống tổng hợp tất cả câu trả lời của NSD đối với từng câu hỏi trong nhóm câu hỏi về lý trí/cảm xúc

Hệ thống thực hiện.

6.    

Số câu trả lời là B nhiều hơn A

Đối với trường hợp NSD chọn B nhiều hơn A (B là những câu trả lời đại diện cho lý trí)

Hệ thống thực hiện.

7.    

Hệ thông hiển thị cảm nhận NSD là lý trí

Hệ thống sẽ hiển thị cảm nhận của NSD là lý trí.

Hệ thống thực hiện.

8.    

Hệ thống hiển thị T

NSD hiển thị chữ cái viết tắt mô tả là T.

Hệ thống thực hiện.

9.    

Số câu trả lời là A nhiều hơn B

Đối với trường hợp NSD chọn A nhiều hơn B (A là những câu trả lời đại diện cho cảm xúc).

Hệ thống thực hiện.

10.   

Hệ thông hiển thị cảm nhận NSD là cảm xúc

Hệ thống sẽ hiển thị cảm nhận của NSD là cảm xúc.

Hệ thống thực hiện.

11.   

Hệ thống hiển thị F

NSD hiển thị chữ cái viết tắt mô tả là F.

Hệ thống thực hiện.

12.   

Số câu trả lời là A=B

Đối với trường hợp NSD chọn A bằng với B (Trường hợp này sẽ giống với A nhiều B)

Hệ thống thực hiện.

13.   

Hệ thống tổng hợp kết quả

Hệ thống tổng hợp kết quả của bộ cậu hỏi liên quan đến lý trí/cảm xúc là F (Cảm xúc) hoặc T (Lý trí).

Hệ thống thực hiện.

 

 

Kết thúc

 

 Với sự hiểu biết đầy đủ MBTI là gì, dù là cá nhân hay doanh nghiệp cũng đều có thể sử dụng phương pháp này trong việc hiểu mình, hiểu người, từ đó ở mỗi đối tượng sẽ thu về những lợi ích riêng. Đối với doanh nghiệp, việc quản trị nhân lực được triển khai một cách thấu đáo hơn do hiểu rõ giá trị của từng nguồn lực. Còn đối với bản thân người lao động, việc biết được rằng nhu cầu của bạn thân đặt ra trong công việc là gì, cần làm gì để đạt được nhu cầu đó thì chắc chắn sẽ xây dựng dược một kế hoạch phát triển sự nghiệp toàn diện. Hãy áp dụng ngay MBTI sau khi bài viết kết thúc để cảm nhận giá trị tuyệt vời nó có thể mang lại.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;