Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Câu trả lời chuẩn xác nhất cho ngành tâm lý học giáo dục ra làm gì!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Xã hội phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao, thế nhưng những lợi ích chúng ta nhận ra về sự phát triển đó chỉ là vẻ bề ngoài. Trong lịch sử loài người chưa ghi nhận một giai đoạn nào mà các căn bệnh, hội chứng về mặt tâm lý của con người được xếp vào tốp những vấn đề báo động của các quốc gia như một loại dịch bệnh “gặm nhấm” sức khỏe tinh thần của con người nếu như không có hướng giải quyết phù hợp. Đó chính là phạm trù giải quyết của tâm lý học mà điển hành nhất chính là ngành tâm lý học giáo dục. Vậy ngành tâm lý học giáo dục là gì? Học gì? Theo học ngành tâm lý học giáo dục ra làm gì? Học ở đâu? Chúng ta hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé. 

1. Đôi nét về tâm lý học và tâm lý học giáo dục

ngành tâm lý học giáo dục ra làm gì
ngành tâm lý học giáo dục ra làm gì

Một con người khỏe mạnh là tổng hòa của sức khỏe thể chất và sức khỏe về mặt tinh thần. Nếu như trước kia, y khoa và dược được xác định là vấn đề quan tâm số 1 khi nhắc đến sức khỏe bởi thuốc hay các phương pháp trị liệu nhờ sự can thiệp của Y học có thể giải phóng được nỗi đau giúp con người vượt qua về mặt thể xác. Thế nhưng trong bối cảnh phát triển của xã hội, khoa học hành vi phát triển đã cho thấy, hệ lụy từ các vấn đề tinh thần, tâm lý đang chèn ép lên mỗi cá nhân nảy sinh trong lòng xã hội, môi trường giáo dục là một trong những nguyên nhân nguy hiểm khởi phát của nhiều vấn đề trầm trọng như suy đồi về mặt đạo đức, hành vi lệch lạc, thậm chí là ảnh hưởng đến trật tự của xã hội. Do vậy, cùng với khoa học y dược, tâm lý ngày càng trở nên thành ngành khoa học hot hút mọi sự quan tâm của dư luận vì nó trực tiếp điều hướng hành vi của con người bằng can thiệp trực tiếp của các giải pháp tinh thần mà không cần dùng thuốc.

Tâm lý học giáo dục, tiếng Anh là Psychology and Education là một phân ngành của tâm lý học. Đây là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về cách mà con người học tập, lĩnh hội những kiến thức từ những môi trường xung quanh. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học giáo dục thường hướng vào nhóm người học có nhu cầu đặc biệt những trẻ em có năng khiếu hoặc những người khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần.

ngành tâm lý học giáo dục
Vài thông tin liên quan đến ngành tâm lý học giáo dục

Tâm lý học giáo dục là điểm đến cho những ai có mong muốn trở thành những bác sĩ trị liệu về tâm lý học đường đồng thời cũng đào tạo ra những chuyển gia về chuyên nghiên cứu về khoa học hành vi, tâm lý học đường để hoàn thiện, lấp đầy những lỗ hổng của hầu hết chúng ta ngành khoa học tâm lý. “Gương mặt thương hiệu” của ngành này những giảng viên tâm lý học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc các nghiên cứu sinh tại các cơ sở nghiên cứu giáo dục. Vậy cơ hội phát triển cụ thể của ngành tâm lý giáo dục như thế nào? Và ngành tâm lý giáo dục ra làm gì? 

2. Cơ hội, triển vọng phát triển của ngành tâm lý học giáo dục hiện nay như thế nào? 

 Mặc dù chính sách cải cách giáo dục cũng như sự nâng cấp về vật chất, hạ tầng tại các cơ sở giáo dục đã góp phần đáng kể vào hoàn thiện chất lượng của quá trình dạy và học. Song tuy nhiên, những vấn đề giáo dục có liên quan đến khoa học hành vi như bạo lực học đường... càng lộ rõ được mức độ nguy hiểm khi nó đi sâu và công phá của nó vào chất lượng đào tạo cũng như khả năng nắm kiến thức của học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, sự cần kíp trong công tác dạy để phát triển theo một quy trình đặc biệt với những đối tượng đặc biệt như trẻ em tài năng hay trẻ em bị khuyết tật...đang được hầu hết các cơ sở giáo dục cực kỳ quan tâm vì có tác dụng trực tiếp vào giúp nâng cao chất lượng học tập ở học sinh và giúp thầy cô có thể truyền tải kiến thức một cách hiệu quả hơn sau khi thấu hiểu tâm lý và phân loại từng đối tượng. 

Cơ hội, triển vọng phát triển của ngành tâm lý học giáo dục hiện nay như thế nào?
Cơ hội, triển vọng phát triển của ngành tâm lý học giáo dục hiện nay như thế nào? 

Theo các chuyên gia, so với các “đứa con” của các ngành dịch vụ hay kinh doanh hay ngoại ngữ, tâm lý học giáo dục tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn là một ngành khá mới mẻ tại Việt Nam. Dù vậy, vì là ngành song song đồng hành cũng vấn đề phát sinh trong giáo dục, tâm lý học giáo dục đang hút nguồn nhân lực số lượng lớn với đa dạng những cơ hội việc làm, thu về những kỹ năng, kiến thức,trải nghiệm mới và đặc biệt là mức đãi ngộ khá hấp dẫn không kém bất kỳ một ngành hot nào dành cho những ai có khuynh hướng lựa chọn cho mình một lựa chọn thiết lập, đi sâu vào các mối quan hệ, các vấn để tâm lý của học đường và tính ổn định trong sự nghiệp.

3. Học tâm lý học giáo dục ra làm gì?

Học tâm lý học giáo dục ra làm gì là câu hỏi chung, là mối quan tâm hàng đầu cho những ai xác định cho mình con đường khoa học tâm lý trong môi trường học đường. Để giải đáp về mối hoài nghi về cơ hội nghề nghiệp của ngành còn khá mới mẻ này, mời bạn tham khảo ngày thông tin dưới đây nhé:

3.1. Bác sĩ tâm lý

Học tâm lý học giáo dục ra làm gì?
Bác sĩ tâm lý

Phần lớn chúng ta trước khi có một cái nhìn toàn diện về ngành tâm lý học giáo dục hay mơ ước trở thành bác sĩ tâm lý xuất phát từ những bộ phim tâm lý tình cảm trên màn ảnh. Thế nhưng, chính hiệu ứng này đã dẫn lối bạn đến với lựa chọn hấp dẫn nhất trong những lựa chọn việc làm của phân ngành tâm lý học giáo dục.  Đó là những bác sĩ tâm lý.Theo khảo sát gần đây, các bệnh về tâm lý như trầm cảm vì môi trường xung quanh, áp lực công việc hay những sang chấn về tâm lý.. tăng nhanh nhất trong hai thập kỷ qua không chỉ diễn ra phổ biến ở cả người lớn mà cả trẻ nhỏ.

Ngoài sự hỗ trợ của thuốc an thần, họ cần đến những tư vấn về tâm lý, các lộ trình điều trị các sang chấn này một cách bài bạn trong các bệnh viện, các trung tâm trị liệu tâm lý, hoặc tại nhà với các chuyên gia - bác sĩ tâm lý của họ. Nếu theo đuổi tâm lý học giáo dục, bạn có thể lựa chọn bác sĩ tâm lý cho mục tiêu phấn đấu của mình trong việc hiểu và giải quyết các mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như các khó khăn tâm lý nội sinh. Vì sở hữu những kiến thức chuyên sâu giáo dục, các bác sĩ tâm lý còn có thể làm công tác phát hiện, can thiệp điều trị, xử lý, trị liệu các vấn đề cho trẻ em tự kỷ, rối loạn tâm lý hay cảm xúc. 

Tuyển bác sĩ tâm lý

3.2. Giảng viên tâm lý tại các sở giáo dục

Giảng viên tâm lý tại các sở giáo dục
Giảng viên tâm lý tại các sở giáo dục

Tâm lý là một phạm trù rộng lớn tác động đến mọi mặt của đời sống con người có vai trò tương đương khoa học thể chất. Đặc biệt, những am hiểu về khoa học tâm lý giáo dục là nền tảng chung để nhiều khác có mối quan hệ mật thiết với tâm lý con người : Điều tra, báo chí, marketing, quảng cáo...Tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, các sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ đảm nhiệm vai trò là những giảng viên trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp với vai trò là những chuyên gia trong tâm lý hành vi. Họ cũng là khách mời trong các chương trình bồi dưỡng thêm kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên hiện nay trong các buổi nói chuyện, các chương trình chia sẻ bởi khoảng 60% học sinh, sinh viên Việt Nam đang thiếu hụt những kỹ năng sống. 

3.3. Nhà tư vấn học đường

 Nhà tư vấn học đường
Nhà tư vấn học đường

Bạn có biết, bên cạnh một bộ phận giáo viên chuyên ngành được tuyển dụng để giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, thì nhà tư vấn học đường hiện nay cũng là vị trí được nhiều trường từ cấp mầm non đến Trung học phổ thông tuyển dụng với vai trò thúc đẩy đời sống tinh thần của học sinh tốt hơn. Đặc biệt, trong diễn biến tâm lý phức tạp của độ tuổi thanh - thiếu niên, các nhà tư vấn học đường sẽ tham gia trực tiếp vào việc phòng ngừa và hỗ trợ giáo viên ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần hoặc trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu. Những nhà tư vấn học đường chính là chiếc cầu nối quan trọng phối hợp với phụ huynh, giáo viên lựa chọn giải pháp trị liệu tâm lý phù hợp nếu thật sự cần thiết cũng như cung cấp những thông tin về hướng nghiệp, giúp học sinh dễ dàng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân mình. 

Bên cạnh đó, những chuyên gia xuất thân từ ngành tâm lý học giáo dục chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên có cơ hội công tác tại các trường sư phạm, an ninh, quân đội và  mở rộng cơ hội của mình trong các lĩnh vực khác nhau của giáo dục như:

+ Chuyên viên văn phòng, chuyên viên quản trị cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục.

+ Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền và các tổ chức văn hóa của cộng đồng. 

+ Các giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh và thành phố…

Trên đây là đầy đủ những thông tin đi trả lời cho câu hỏi học tâm lý học giáo dục ra làm gì, hi vọng chúng hữu ích cho tất cả các bạn trong quá trình đưa ra quyết định nghề nghiệp. Nhưng Chưa hết đâu, chúng ta hãy theo dõi ngay sau đây thông tin về những cơ sở uy tín đào tạo ngành học thú vị này cũng như những thông tin tuyển sinh hữu ích để hiện thực hóa mơ ước của mình nhé. 

Tuyển dụng

4. Những trường đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục và thông tin tuyển sinh mới nhất!

Những trường đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục và thông tin tuyển sinh mới nhất!
Những trường đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục và thông tin tuyển sinh mới nhất!

Được xếp vào những ngành mới và đặc thù của nhánh khoa học xã hội và nghiệp vụ sư phạm, tâm lý học giáo dục tại Việt Nam đang được chính thức đào tạo tại 7 trường nổi bật sau đây. Đang sinh sống và học tập tại khu vực phía Bắc, 3 đại diện đào tạo Tâm lý học giáo dục gồm : Học viện quản lý giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội và Đại học sư phạm Thái Nguyên. Tại khu vực miền Trung, bạn có thể theo học đại học sư phạm - đại học Huế. Khu vực phía Nam, hai lựa chọn cho bạn nếu mong muốn đầu quân cho tâm lý học giáo dục bao gồm: Đại học Sư phạm thành tp. Hồ Chí Minh và Đại học Quy Nhơn. 

Tất cả các trường được liệt kê trên đây đang xét tuyển ngành Tâm lý học giáo dục cho 3 tổ hợp môn bao gồm: Toán, Vật lý, Hóa học (Khối A00), Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (Khối C00), Ngữ văn, Toán, tiếng Anh (D01). Mức điểm chuẩn cho ngành này được xét tuyển dựa theo kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và kết quả học bạ lớp 12 với mức điểm chuẩn dao động từ 14 - 26 điểm. 

5. Những kỹ năng cần thiết cho những chuyên gia tâm lý giáo dục? Bạn đã biết?

Những kỹ năng cần thiết cho những chuyên gia tâm lý giáo dục? Bạn đã biết?
Những kỹ năng cần thiết cho những chuyên gia tâm lý giáo dục? Bạn đã biết?

Bạn có thể nhận ra dễ dàng một số lý do khiến bạn có thiện cảm và mong muốn theo học ngành tâm lý học giáo từ lần thấy cử chỉ yêu thương của các cô trong trung tâm trị liệu cho trẻ tự kỷ hay mong muốn là người xóa tan khoảng cách giữa thầy cô và học sinh trong lớp học hay giảm nhẹ những vụ bạo lực học đường với nguyên nhân về tâm lý không ổn định ở lứa tuổi vị thành niên. Tuy vậy, những kiến thức tại trường hay đam mê của bạn với ngành học này chỉ có thể giúp bạn một nửa trong hành trình tiếp cận với cơ hội nghề nghiệp trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này mà thôi. Để thành công, bạn phải động thời là người sở hữu, nắm vững các kỹ năng bắt buộc sau đây:

+ Sự cởi mở, kiên nhẫn, hòa nhã và chịu được áp lực cao trong công việc.

+ Khả năng giao tiếp, tương tác tốt, niềm đam mê với thế giới nội tâm bí ẩn

+ Thấu hiểu, biết lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ với người khác.

Mong rằng, những thông tin trên đây xoanh  quanh những vấn đề nổi bật của ngành tâm lý học giáo dục cũng như trả lời cho câu hỏi ngành tâm lý học giáo dục ra làm gì sẽ thực sự hữu ích với bạn! Chúc bạn luôn thành công với lựa chọn của mình nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý