Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghề dệt chiếu cói là làm gì? Nghề làm chiếu mang đậm hồn Việt

Tác giả: Nguyễn Thi Minh Ngọc

Ngày cập nhật: 02/10/2020

Nghề làm chiếu không chỉ không chỉ là làm nên một công cụ sinh hoạt thường ngày gắn liền với đời sống người dân Việt Nam mà nó còn mang nét hồn dân tộc. Làm chiếu không chỉ là làm một vật để sử dụng mà nghề làm chiếu còn giúp đã hiểu thêm về những giá trị dân gian, là tri thức và cả kinh nghiệm ông cha ta đúc kết qua hàng ngàn đời mới có được. Đừng vội chê chiếu rẻ mà đánh rơi mất giá trị tinh thần và tính lâu đời truyền thống của dân tộc, vì chỉ có khi đi xa mới biết chiếu cói thật sự quý thế nào với những người con xa xứ.

 

1. Giới thiệu về nghề làm chiếu cói ở Việt Nam 

Nghề làm chiếu không chỉ không chỉ là làm nên một công cụ sinh hoạt thường ngày gắn liền với đời sống người dân Việt Nam mà nó còn mang nét hồn dân tộc. Chiếu cói gắn với người dân Việt Nam từ xa xưa, cái nghề chân quý, dân dã ấy không biết xuất hiện tự bao giờ. Chỉ biết rằng người dân Việt Nam từ nhỏ đến lớn thấy chiếu cói là thứ gần gũi, thân thuộc và bình dị. Người ta dùng chiếu để ngồi chơi hóng mát những ngày hè oi bức, dùng chiếu trải ra nằm trong những giấc ngủ trưa, ngồi trên chiếu trên bữa cơm nhà đầm ấm, kể cho nhau nghe những câu chuyện trải lòng. Sự gắn bó với mỗi người Việt như hình với bóng, đi đâu ta cũng có thể dễ dàng thấy manh chiếu thân quen. Làm chiếu không chỉ là làm một vật để sử dụng mà nghề làm chiếu còn giúp đã hiểu thêm về những giá trị dân gian, là tri thức và cả kinh nghiệm ông cha ta đúc kết qua hàng ngàn đời mới có được. Đừng vội chê chiếu rẻ mà đánh rơi mất giá trị tinh thần và tính lâu đời truyền thống của dân tộc, vì chỉ có khi đi xa mới biết chiếu cói thật sự quý thế nào với những người con xa xứ.

Giới thiệu về nghề làm chiếu cói ở Việt Nam
Giới thiệu về nghề làm chiếu cói ở Việt Nam 

1.1. Giá trị cốt lõi tạo nên manh chiếu Việt

Để cho ra đời một manh chiếu đẹp hữu dụng gắn bó với người dân Việt không hề dễ dàng, mọi công đoạn đều yêu cầu độ tỉ mỉ và khéo léo của người thợ, người nghệ nhân. Những nghề truyền thống dân gian kéo theo nó là bao câu chuyện gắn liền với lịch sử, với từng giai đoạn phát triển của xã hội, nghề làm chiếu cũng như bao nghề truyền thống khác đều giữ cho mình một vai trò riêng. Làm chiếu theo năm tháng góp cho cuộc sống nhiều lợi ích ấm êm, tồn tại ở mọi nơi, là công cụ sinh hoạt thiết yếu có thể dễ dàng bắt gặp ở cả thành phố và nông thôn, đâu đâu ta cũng thấy chiếu.

Việc tạo ra một chiếc chiếu tuy giá thành rẻ nhưng chất lượng và về cả tính nghệ thuật không hề thua kém các ngành nghề khác như gốm sứ, làm thủy tinh, tranh, hội họa đắt tiền. Chỉ là chiếu mộc mạc quá, nguyên liệu được sử dụng là những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, và là nguyên liệu trời ban cho làng nghề. Tuy nhiên, từng công đoạn để làm ra một chiếc chiếu đẹp về mặt thẩm mĩ, tốt về mặt chất lượng không hề đơn giản. Đó là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chịu khó của người nông dân. Nguyên liệu chính để làm chiếu là cói (một loại cây thân bỏ cứng mọc hoang ở các bãi sông), để thu hoạch được cói người nông dân sẽ thức dạy từ rất sớm và thu hoạch cho đến tối muộn, cói thu hoạch về sẽ được đem phơi, bó rồi lại đem đi nhuộm đen. Sau khi nhuộm sẽ được phơi tiếp tục cho đến khi khô lại, và bước cuối cùng là đem đi dệt. Nghe thì chỉ là một công đoạn đơn giản nhưng cần độ chính xác và kinh nghiệm cao, những bước nhuộm cói sẽ quyết định được màu sắc và cả độ bền đẹp của sản phẩm. 

Giới thiệu về nghề làm chiếu cói ở Việt Nam
Giá trị cốt lõi tạo nên manh chiếu Việt

Giá trị thật của chiếu cói không nằm nhiều ở giá thành mà nằm ở chính tài nghệ và lòng yêu nghề của những người dân làm chiếu. Nghề làm chiếu cói là nghề có giá trị cổ truyền như bao ngành nghề truyền thống khác, nghề cha truyền con nối, không chỉ mang đến công ăn việc làm cho cả gia đình dòng họ, mà còn nhân rộng ra yếu tố làng xã, tạo nên làng nghề truyền thống có giá trị lâu đời.

1.2. Thực trạng của nghề dệt chiếu cói hiện nay

Có giá trị về thời gian là thế nhưng dường như ngày nay các thế hệ trẻ bỏ quên đi giá trị lâu đời này, họ rời xa thành phố, làng quê để đến nơi phố thị phồn hoa tìm cho mình con đường đổi đời mới. Do càng ngày càng thiếu hụt, những làng nghề làm chiếu cói truyền thống càng được quan tâm hơn, khi giá trị vật chất quá cao người ta lại dễ nhớ đến cái xưa cũ nhưng mộc mạc, bình yên. Những đặc điểm ấy tìm hoài vẫn không có thể lấy lại được, nó ngày cài bị phai nhòa và biến mất. Do đó, nghề làm chiếu hiện nay luôn được sự quan tâm không chỉ đến từ cấp quản lí, lãnh đạo mà còn được quan tâm bởi các khách hàng, đặc biệt là những người ở nước ngoài khi họ muốn tìm đến chiếu, các đơn sơ nhưng thấm đẫm tình dân tộc. 

Trong thời đại mới, khi người ta muốn tìm về cội nguồn thì những nghề truyền thống đơn sơ nhưng chứa chan niềm dân tộc càng được quan tâm. Nghề làm chiếu cói cũng vậy, nó khiến con người ta trở về cái hương vị năm xưa, nơi quê nhà thân quen, sinh hoạt trên đôi chiếu cói mà các bà, các mẹ hay cả những đứa trẻ con cũng có thể trò chuyện đến tận khuya. Những kí ức ấy sẽ mãi chẳng thể nào mua được bằng tiền nếu ta dần xa quá khứ, sống ở nhà cao, cửa rộng, nơi kiến trúc Châu Âu ngày càng xâm chiếm cuộc sống con người, bàn ghế sofa sang trọng, giường ấm nệm êm,...

Thực trạng của nghề dệt chiếu cói hiện nay
Thực trạng của nghề dệt chiếu cói hiện nay

1.3. Triển vọng phát triển mới trong cuộc sống hiện đại

Giữa những thứ xa hoa tráng lệ, nghề dệt chiếu cói năm xưa lại một lần nữa mong muốn được sống lại, hiện nay bằng có các thiết bị hỗ trợ, công nghệ máy móc hiện đại có thể thay thế sức người, làm tăng năng suất cũng như cho ra nhiều sản phẩm có mẫu mã hiện đại, đều đẹp hơn với phương pháp làm chiếu thủ công. Việc tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng chung với sự quan tâm và giúp sức của cấp chính quyền và các doanh nghiệp, nghề chiếu cói có thể phát triển hơn, không còn là sản phẩm của riêng Việt Nam mà nó còn có thể được lan rộng hơn trên thị trường thế giới. Khi vấn đề rác thải nhựa, ô nhiễm môi trường đang đặt lên hàng đầu thì người dân toàn cầu lại quan tâm hơn đến các sản phẩm chế tác từ tự nhiên, vừa thân thiện với môi trường, giá cả lại hợp lí.

Với những lợi ích to lớn hiếm ai có thể nhìn thấy được mà nghề làm chiếu cói ở Việt Nam đang đứng trước bờ vực suy tàn và phát triển. Nếu được quan tâm và phát huy thế mạnh sản xuất, tìm được nguồn cung ứng và nhà đầu tư kinh doanh phù hợp, hẳn nghề dệt chiếu cói còn có thể tiến xa hơn, thu hút được những người con đã vứt bỏ nghề ông cha để lại, để tìm về bảo tồn và phát triển. Để đạt được hướng phát triển mới đúng đắn đó chắc rằng phải có một người tiên phong, một người đứng lên khởi nghiệp, là cầu nối giữa thị trường và những làng nghề làm chiếu cói. 

Tìm việc

2. Các làng nghề chiếu cói truyền thống hiện nay

Các làng nghề chiếu cói truyền thống hiện nay
Các làng nghề chiếu cói truyền thống hiện nay

Nghề làm chiếu cói không phải là nghề vốn của riêng địa phương hay vùng nào mà nghề làm chiếu được trải dài khắp mọi nơi ở Tổ quốc. Từ Nam ra Bắc ở đâu cũng xuất hiện vài ba làng nghề làm chiếu, nhưng cách thức sản xuất cũng như quy trình làm chẳng mấy giống nhau. Ở miền Bắc nước ta có thể kể đến một số làng nghề làm chiếu cói tiêu biểu như: Làng làm chiếu cói Quỳnh Phụ, Thái Bình; chiếu cói Quảng Xương; chiếu cói Nga Sơn, Thanh Hóa;...

2.1. Làng nghề làm chiếu cói ở Quỳnh Phụ - Thái Bình

Đặc điểm chiếu nơi đây mang bản chất của nghề làm chiếu miền Bắc, cây cói để làm chiếu ở đây tuy xấu nhưng khi dệt ra chiếu sẽ dày, mềm, dẻo, chiếu dệt khi giặt sẽ không bị mềm nhũn mà vẫn cứng cáp đúng khuôn. Đó là những đặc điểm mang lại cho chiếc chiếu xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ được ưa dùng trên thị trường. Nghề làm chiếu ở Quỳnh Phụ trước đây vốn là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây, nhưng dần làm chiếu thủ công không còn đáp ứng thị hiếu thị trường mà người dân, thanh niên trai tráng đều đã bỏ nghề lên thành phố làm công nhân. 

Đến với vùng đất miền Trung ta có thể bắt gặp những làng làm chiếu có quy mô và tuổi thọ rất lớn. Đâu đó vẫn mang thanh âm của giá trị truyền thống tại nơi đây, một số làng làm chiếu có thể kể đến như: chiếu cói An Xá, Quảng Bình; nghề làm chiếu ở Hoài Nhơn, Bình Định; làng dệt chiếu cói ở Phú Tân, Phú Yên;...

2.2. Làm chiếu cói ở Hoài Nhơn, Bình Định:

Với tuổi đời cho nghề truyền thống này lên tới hơn 200 năm tuổi, giá trị truyền thống được chắt chiu trong từng manh chiếu được người dân nơi đây gửi gắn vào đó rất nhiều. Chiếu ở đây có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt mang tính thẩm mĩ cao nên rất được ưa chuộng. Với quy mô cũng như sự đầu tư từ người dân đến sự quan tâm của cấp lãnh đạo nghề làm chiếu ở Hoài Nhơn, Bình Định đang ngày càng phát huy hết năng lực vốn có, không chỉ truyền bá bản sắc dân tộc trong từng sản phẩm, nơi đây cũng kết hợp du lịch để mở rộng thêm tính quảng bá với từng sản phẩm. 

Các làng nghề chiếu cói truyền thống hiện nay
Giá trị trong tâm hồn người Việt

2.3. Làng chiếu cói ở Phú Tân, Phú Yên

Dệt chiếu cói ở Phú Tân, Phú Yên cũng như bao làng nghề khác, nơi đây nghề làm chiếu đã tồn tại hàng trăm năm, đến nay con người vẫn tha thiết với các nghề ông cha truyền lại, bằng tinh thần yêu nghề và quý trọng giá trị ông cha để lại. Nơi đây, đã là nơi tạo thu nhập và công ăn việc làm cho rất nhiều người dân lao động, chiếu ở đây có nét đặc trưng riêng, khác so với các vùng khác. Sự kết hợp sản xuất của thủ công và cả máy móc hiện đại đã tạo nên giá trị của sản phẩm chiếu cói Phú Tân, tùy vào từng khâu mà người làm chiếu sẽ phân ra cho phù hợp để tạo ra những sản phẩm tốt bắt mắt nhất.

Giá trị của làng nghề truyền thống vẫn còn đọng mãi trong tâm hồn người Việt, dù đi xa hay vẫn ở nơi cũ, nghề dệt chiếu cói vẫn là cái nỗi khắc khoải khó quên trong lòng mỗi người. Mùi chiếu mới xem lẫn vào kí ức xa xăm khó có thể mua lại bằng tiền. Đây quả thật là một nghề cần nhận được sự quan tâm đặc biệt để ngày càng phát triển, để cho khi gợi đến mỗi người dân Việt Nam đều thấy tự hào về vẻ đẹp chân quý, mộc mạc nhưng kì công. Nếu bạn quan tâm những bài viết về ngành nghề truyền thống hãy tìm đọc thêm những bài viết khác tại trang web của chúng tôi để hiểu thêm giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý