Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghề làm tủ bếp gỗ - sự thay đổi và phát triển xưa và nay

Tác giả: Phạm Thu Phương

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 10 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Nếu ngôi nhà là nơi sống và sinh hoạt hằng ngày của gia chủ, là nơi tiếp đãi những vị khách, thể hiện sự trang trọng, tinh tế, và phong cách, văn hóa gia đình thì căn nhà bếp lại là nơi thể hiện sự ấm cúng no đủ và đoàn tụ của các thành viên. Nghề làm tủ bếp gỗ cũng vì thế mà xuất hiện, phục vụ cho chính đời sống và văn hóa của người Việt. 

“ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” từ thuở xưa câu nói ấy đã thấm nhuần vào trong tư tưởng của người dân đất Việt. Hình ảnh các bà các mẹ luôn gắn liền với những bữa cơm nóng ấm: ấm bụng, ấm lòng không chỉ hiển hiện trong đời sống thực tế mà còn đi vào trong thi ca.

Khói lam chiều nghi ngút tỏa hương 

Thơm thơm gió cuốn vạn dặm trường

Bên bếp, gỗ tủ, ai trông ngóng 

Người về nồng ấm trong mắt trong 

Khái quát về nghề làm tủ bếp gỗ tại Việt Nam
Khái quát về nghề làm tủ bếp gỗ tại Việt Nam 

Bếp là nơi sưởi ấm, tủ gỗ bếp lại là nơi để chứa đựng những yêu thương, là nơi để người ta dù có đi xa đến đâu cũng nhớ về hình ảnh, mùi vị, hương thơm - những thứ được lưu giữ trong tủ bếp gỗ và được làm tại căn bếp đậm vị tình. 

Tủ bếp gỗ đã xuất hiện từ lâu nhưng khoảng thời gian những năm đầu thế kỷ 20 có lẽ không một nhà nào mà không có cái chạn bát trong chính căn bếp của mình. Vì vậy mà công việc để tạo nên những cái tủ bếp gỗ cũng vì thế mà ra đời, cầu có thì cung cũng cấp, vừa đáp ứng được nhu cầu của người dùng vừa vận dụng được những giá trị mà gỗ đem lại. 

Gỗ là một trong những nguyên liệu vô cùng quan trọng và chính yếu để làm nên các công trình, đồ vật dùng trong nhà, gỗ để làm nhà, gỗ để làm bàn, ghế, chạn bát, thậm chí nó còn được tận dụng để làm dép để đi,...Cha ông ta đã tận dụng một cách khôn khéo để có thể áp dụng thực hiện sáng tạo các vật dụng đó vào trong đời sống thực tế một cách thiết thực nhất. 

 Khái quát về nghề làm tủ bếp gỗ tại Việt Nam
 Khái quát về nghề làm tủ bếp gỗ tại Việt Nam 

Dù đi đâu bạn cũng có một nơi để về, dù có được thưởng thức những món sơn hào hải vị thì có lẽ vị cơm mẹ nấu, vị quê nhà sẽ không bao giờ phai nhòa trong ký ức của mỗi người. Hình ảnh căn bếp là nơi tề tựu, quây quần, chia sẻ với nhau bữa cơm ấm cúng. 

Chính vì vậy mà bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin vô cùng quan trọng về nghề làm tủ bếp gỗ- nghề truyền thống đã gắn bó với đời sống và bữa ăn gia đình từ thuở xa xưa và phát triển cho đến tận ngày nay với những cải biến mới và phù hợp với thời đại. 

Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hồ Chí Minh

Nghề làm tủ bếp gỗ không bị mai một mà thậm chí nó còn càng ngày càng phát triển hiện đại, văn minh và mang tính thời đại nhiều hơn là truyền thống. Từ nông thôn cho đến thành phố bất kể gia đình nào cũng chuẩn bị riêng cho mình một tủ bếp gỗ thật thuận tiện, phù hợp với điều kiện và kinh tế gia đình mà mỗi gia đình có thể chọn cho mình những loại tủ gỗ khác nhau. Nghề làm tủ bếp gỗ hiện nay đã được hỗ trợ bởi sự có mặt của hệ thống máy móc và công nghệ hiện đại, có độ chính xác cao hơn và thời gian thực hiện cũng vì thế mà nhanh hơn. Tại các làng nghề truyền thống như Phú An, Thanh Đa, Hát Môn,...cũng đã có sự thay đổi, cải biến và phát triển theo hướng hiện đại hóa. 

Quy trình làm việc để tạo ra tủ bếp gỗ hiện nay
Quy trình làm việc để tạo ra tủ bếp gỗ hiện nay

Cái nghề vẫn giữ được, sau quá trình hiện đại hóa diễn ra sâu sắc thì không chỉ riêng nghề làm tủ bếp đứng trên bờ vực của sự lụi tàn mà còn rất nhiều các làng nghề khác nữa. Tuy nhiên, cái nghề vẫn còn được giữ lại nghệ nhân yêu nghề, không bỏ nghề và thậm chí còn duy trì và phát triển nghề lên một tầm cao mới. Thay đổi không phải để từ bỏ cái cũ mà thay đổi ở đây là để duy trì - tồn tại và phát triển. 

Vậy để biết được các các bước để tạo ra một bộ tủ bếp gỗ thì cần thực hiện đầy đủ theo các bước như sau: 

Bước 1: Chọn nguyên liệu - loại, hạng, màu gỗ phù hợp để tạo sản phẩm. Các loại gỗ ngày nay được sử dụng một cách phổ biến đó là gỗ sồi Nga, sưa, 

Bước 2: sơ chế gỗ trong xưởng chế biến

Bước 3: Ghép các mảnh gỗ lại với nhau và chà nhám bằng việc đánh ráp 

bước 4: cắt ghép và dựng khung theo như bản vẽ kỹ thuật

Bước 5: Phủ sơn đều lên bề mặt gỗ 

Bước 6: Hoàn thiện và lắp đặt sản phẩm theo như bản thiết kế và kế hoạch định ra trước đó. 

Đó là các bước để hoàn thiện một tủ gỗ bếp trong việc đối với các loại tủ gỗ bếp hiện đại ngày nay. 

Còn đối với các làng nghề truyền thống làm nghề tủ bếp gỗ xưa kia bằng sức lao động thủ công và những nguyên liệu thô sơ mà các nghệ nhân có thể thực hiện các công đoạn để tạo ra một tủ gỗ bếp hoàn chỉnh theo các bước sau: 

Quy trình làm việc để tạo ra tủ bếp gỗ hiện nay
Quy trình làm việc để tạo ra tủ bếp gỗ hiện nay

- Chọn loại gỗ phù hợp để làm chạn thông thường các loại gỗ sau thường được sử dụng để có thể làm chạn bát

- Ngâm gỗ để loại bỏ nhựa và các phần vỏ gỗ, giúp gỗ giai hơn, không bị giòn và dễ vỡ, nứt trong quá trình chế biến. 

- Sơ chế gỗ bằng các loại rìu để đẽo các phần vỏ gỗ, các phần bị sâu, không dùng được. 

- Dùng loại cưa to để xẻ gỗ cây ra thành từng mảnh nhỏ

- Dùng các loại cưa nhỏ để cưa thành các mảnh nhỏ để có thể ghép các mảnh đó lại với nhau

- Dùng các loại bào ngắn, bào dài để làm cho bề mặt của các bộ phận, chi tiết để phục vụ cho quá trình lắp ghép. 

- Dùng đục, đục các mấu chốt để có thể lắp ghép các bộ phận, dùng đinh để kết nối các bộ phận lại với nhau. 

- Hoàn thiện sản phẩm

Các bạn có thể nhìn thấy được những tấm ảnh từ thời bao cấp đẻ thấy được hoàn cảnh và đời sống con người Việt Nam thời bấy giờ: Hoàn cảnh, khó khăn, thiếu thốn,...người ta no cho cái bụng hơn là đời sống tình thần,...có quá nhiều thứ phải lo toan,  vì thế mà chạn bát gỗ thời bấy giờ tuy không được mặc áo bằng một lớp sơn đẹp, không được bóng bẩy như tủ bếp gỗ ngày nay nhưng nó vẫn có thể đáp ứng hoàn toàn đầy đủ các chức năng sử dụng cho đời sống con người. 

Qúa trình làm nên một chạn bát gỗ để tạo nên một sản phẩm thật mộc mạc, chân chất mang đầy nét văn hóa và đặc tính của người Việt trong đó. 

Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hà Nội

Tủ bếp gỗ không chỉ là nơi chứa đựng những thứ vật chất mà còn là nơi chứa đựng những kỷ niệm và mang giá trị tinh thần.Tủ bếp gỗ xưa và nay theo thời gian mà có sự thay đổi nhất định từ hình thức cho đến nội dung. Và để biết được sự thay đổi đó như thế nào thì phần nội dung dưới đây sẽ là bằng chứng rõ ràng nhất. 

Tính ứng dụng của tủ bếp xưa và nay
Tính ứng dụng của tủ bếp xưa và nay

3.1. Chạn bát gỗ xưa dùng để làm gì? 

Nếu bạn là được sinh ra trong thời bao cấp thì hẳn là biết đến khái niệm chạn bát mạc - răng - sê. Thay vì gọi là tủ bếp gỗ thì hầu hết người dân thường gọi nó với cái tên mộc mạc như chính cái cách mà nó được tạo ra đo là chạn bát. 

Chạn bát thông thường sẽ được chia ra làm 3 ngăn chính đó là ngăn để xoong, nồi, chảo ở dưới cùng, ngăn giữa chỉ để bát đĩa, và đồ dùng để đựng thức ăn, ngăn trên cùng dùng để để các đồ ăn còn thừa, các loại gia vị và các loại đồ ăn khô như miến, trứng gà, mộc nhĩ,...và đặc biệt ngăn này có phần cửa có chốt và cài then để phỏng chó,mèo, gián, chuột và các loại côn trùng có thể xâm hại đến các loại đồ ăn bên trong. 

Ngày xưa, chất lượng đời sống còn khó khăn điện còn chưa có huống gì đến việc sử dụng tủ lạnh. Chính vì vậy mà chạn gỗ bếp này còn thực hiện thêm một chức năng khác thay cho tủ lạnh dùng để lưu trữ đồ nhưng chỉ có thể áp dụng đối với những dạng đồ ăn khô và có thể sử dụng được trong một thời gian dài. 

Chưa hết, hai bên đầu chạn mỗi bên lại có chức vụ riêng một bên sẽ là nơi đựng ống đũa, muôi, thìa có chia ngăn, bên còn lại sẽ đựng mâm bằng gỗ ngang để mâm gạng lại trên đó. Chưa hết thông thường mọi người còn có thể tận dụng để chế thêm nơi để để các loại dao dùng hằng ngày, như dao bài, dao phay, dao quắm, giao nhọn, liềm,....để tiện cho việc nấu nước và làm các công việc đồng áng khác. 

Chạn bát gỗ xưa dùng để làm gì?
Chạn bát gỗ xưa dùng để làm gì? 

Phần chốc chạn/ đỉnh chạn cũng có thể là nơi để đồ ăn như rau củ quả hoặc mẹt dùng để phơi các đồ ăn khô như măng, chuối, mướp đắng, củ cải,...hoặc đó cũng có thể là nơi để nón, mũ của các bà các mẹ khi đi làm, đi chợ về. 

Tủ bếp gỗ xưa thường là dạng tủ đứng có 4 chân, có thể di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia tùy ý người sử dụng. Khác với các loại tủ bếp gỗ ngày nay thường được đóng treo trên tường nên khi muốn di chuyển lại phải mất rất nhiều thời gian để có thể tháo gỡ tủ xuống và di chuyển đi nơi khác. 

Cho đến ngày nay một số nhà ở các vùng quê ở Việt Nam vẫn còn sử dụng hình thức chạn bát này nhưng với chất liệu và màu sắc khác nhau, chất lượng hơn. Phần nội dung tiếp theo trong bài sẽ cho các bạn có thể thấy được sự khác nhau giữa tủ bếp gỗ xưa và nay. 

3.2. Tính ứng dụng của tủ bếp gỗ ngày nay

Ngày nay, nghề là tủ bếp gỗ được sản xuất với công nghệ và phong cách hiện đại hơn, đẹp đẽ và tinh tế hơn rất nhiều so với thời gian trước đó. Chính vì vậy mà so với tủ bếp gỗ thời xưa thì chức năng của phiên bản hiện đại này sẽ nhiều hơn rất nhiều. 

Chức năng mới nhất là tủ bếp gỗ hiện đại ngày nay còn được dùng để đựng các loại lò nướng, lò vi sóng, bếp điện, bình ga,...đối với phần tủ bếp gỗ kệ phía bên dưới phần nấu nướng. Bên cạnh đó sự đa di năng của các ngăn tủ còn là nơi để để các vận dụng như gia vị, đồ ăn khô, bát, đũa, chén, muôi, thìa, tô,....

Việc làm nhân viên sản xuất

Tủ bếp gỗ ở thời điểm hiện tại đã có một diện mạo hoàn toàn khác. Sự phát triển trong công đoạn chế biến và sản xuất gỗ cộng thêm sự phát triển của đô thị hóa và kiến trúc xây dựng, thêm vào đó không thể kể sự phát triển của các loại gỗ công nghiệp cũng góp phần làm cho các loại tủ bếp trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. 

Sự phát triển của nghề làm tủ bếp gỗ đối với thời điểm hiện tại
Sự phát triển của nghề làm tủ bếp gỗ đối với thời điểm hiện tại 

Các loại tủ bếp gỗ phổ biến hiện này có thể kể đến như: Tủ bếp gỗ công nghiệp acrylic, Laminate; tủ bếp gỗ được làm từ các loại gỗ tự nhiên như: Sồi, Hương, óc chó, Lát,... ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Một số loại gỗ còn được nhập khẩu với chất lượng và giá thành cao. 

Các làng nghề làm tủ bếp gỗ tại Tại Việt Nam từ xưa cho đến nay mà chúng ta có thể tham khảo như: Phúc Thọ bao gồm các xã như Thanh Đa và Hát Môn, Phú An,...chuyên làm các loại tủ bếp gỗ hiện đại từ các chất liệu khác nhau, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của khách hàng. Cái tên làng nghề giờ đây đã trở thành tên thương hiệu của nhiều công ty/ doanh nghiệp kinh doanh nội thất đồ gỗ trong đó có tủ bếp gỗ. 

Các làng nghề làm tủ gỗ nổi tiếng tại Việt Nam từ xưa cho đến nay
Các làng nghề làm tủ gỗ nổi tiếng tại Việt Nam từ xưa cho đến nay

Đa số các làng nghề làm tủ bếp gỗ đều hình thành và phát triển từ Hà Nội - mảnh đất văn hiến và truyền thống văn hóa lâu đời. Bởi trong thực tế đây chính là nơi tập trung đông dân cư bậc nhất và nhu cầu sử dụng cũng cao, vì thế mà các làng nghề tủ bếp gỗ cũng được xuất hiện khá nhiều. 

Tìm việc

Nghề làm tủ bếp gỗ xuất hiện từ lâu và phát triển cho đến tận ngày nay cùng với sự phát triển đa dạng, phong phú và hiện đại hơn. Các làng nghề vẫn duy trì công việc làm tủ bếp gỗ của mình, theo dòng thời gian, các nghệ nhân họ vẫn ở đó sống, duy trì và phát triển, tồn tại cùng với nghề cho đến tận ngày nay, chỉ là tư duy và làm việc theo một cách khác.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý