Tác giả: Đào Thanh Hồng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 07 năm 2024
Chắc hẳn bạn luôn thắc mắc procurement manager là gì? Một procurement manager làm những công việc gì? Tầm quan trọng của họ trong doanh nghiệp là như thế nào? Và vô và những thắc mắc nữa về procurement manager. Bạn hãy cùng chúng tôi - timviec365.vn tìm hiểu và tham khảo ngay trong bài viết sau.
Procurement manager là từ ghép bởi procurement và manager. Trong tiếng Anh ‘’procurement’’ mang nghĩa là “thu mua” ghép với “Manager” là “người quản lý”. Như vậy, ta có thể hiểu “Procurement Manager” là từ để chỉ một chức danh trong một doanh nghiệp – quản lý mua hàng.
Tầm quan trọng của việc thu mua các loại nguyên vật liệu hay công cụ giúp phát triển sản phẩm, phát triển công ty là không thể phủ nhận. Vì thế từ lâu, vị trí procurement manager đã là một vị trí không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào.
Tại các công ty lớn vị trí quản lý mua hàng hay giám đốc mua hàng là cực kỳ quan trọng. Nếu công ty bạn có một quản lý mua hàng giỏi thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng về khâu thu mua các mặt hàng, sản phẩm cần thiết.
Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong quá trình bắt đầu khởi nghiệp có thể vị trí này sẽ được CEO hay các nhà đồng sáng lập phụ trách. Tuy thế, đây vẫy là khâu quan trọng quyết định lớn đến thành bại của doanh nghiệp.
Vậy những công việc của một procurement manager phải làm là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Tham khảo thêm: Việc làm Chuyên viên mua hàng
Công việc của một procurement manager trong doanh nghiệp là gì? Với cương vị là một quản lý việc mua hàng hoá, một procurement manager sẽ phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ trọng yếu sau đây:
- Đầu tiên là một nhà quản lý, procurement manager phải nắm bắt được định hướng phát triển của công ty hay dòng sản phẩm công ty mình đang sản xuất. Hiểu rõ được các tính năng sản phẩm, cũng như các nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm. Đây là khâu rất quan trọng vì hiểu rõ được sản phẩm, công ty của mình thì mới có thể có những quyết định thua mua đúng đắn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
- Tiếp theo procurement manager phải xây dựng chiến lược, kế hoạch mua hàng cho công ty. Trong bản kế hoạch phải giải thích được các quyết định mua hàng và cố định hàng thật rõ ràng.
- Phải nắm bắt được toàn bộ quá trình mua hàng của công ty, đảm bảo duy trì ổn định các hoạt động mua hàng cho công ty. Có cách kiểm tra quy trình mua hàng sao cho thật rõ ràng minh bạch tránh thất thoát tài sản công ty.
- Không ngừng tìm kiếm, cập nhật thông tin về nguồn hàng công ty đang sử dụng và những thay đổi, biến động của thị trường giá cả, chất lượng hàng hoá. Ngoài ra còn phải nắm bắt được các nguồn hàng mới, tính toán việc thay đổi nhà cung cấp sao cho công ty được lợi nhất.
- Tiến hành thu thập thông tin, xem xét, đưa ra những đánh đo lường về số liệu hiệu quả, lợi nhuận của các nhà cung ứng trên thị trường. Từ đó tạo ra cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp với công ty.
- Các procurement manager là người sẽ trực tiếp thương lượng với đối tác cung ứng về hợp đồng mua sản phẩm. Các vấn đề cần quan tâm như giá cả, số lượng, chất lượng… của nguyên vật liệu.
- Procurement manager là người trực tiếp đứng ra đàm phán, thương lượng về các điều khoản có trong hợp đồng thu mua các sản phẩm của công ty và đồng thời cũng là người ký kết hợp đồng.
- Kiểm tra luôn là khâu quan trọng trong bất cứ quá trình nào. Kiểm tra giám sát quy trình mua và nhập sản phẩm là một công việc thiết yêu của những procurement manager. Số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hư hỏng trong quá trình giao hàng… vị trí procurement manager phải nắm bắt được và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Ngoài ra, procurement manager cũng là người đứng ra kiện cáo, giải quyết các vấn đề về lỗi sản phẩm lỗi hợp đồng mua bán sản phẩm của hai bên.
Và còn rất nhiều công việc khác nữa mà một procurement manager cần làm. Vậy qua những công việc của mọt procurement manager ta đã phần nào hiểu về vị trí quan trọng của một quản lý thu mua trong bất cứ công ty nào.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, một procurement manager cần có những kỹ năng nào? Cùng timviec365.vn làm dõ ngay sau đây.
Đọc thêm: Ban quản lý dự án là gì? Khám phá thú vị về Ban quản lý dự án
Để có thể đảm nhận được những công việc phức tạp kể trên, một procurement manager cần có những kỹ năng thiết yếu sau:
Ở hầu hết các vị trí quản lý trong bất cứ doanh nghiệp nào, kỹ năng phân tích thị trường cũng là tối quan trọng. Nắm bắt được nhu cầu, giá cả các mặt hàng đang lên xuống như thế nào, sản phẩm nào hiện đắt đỏ, xu hướng của thị trường sẽ chuyển rời ra sao… Tất cả những phân tích sẽ giúp procurement manager đưa ra các quyết định thu mua sản phẩm một cách chuẩn xác và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty.
Đọc thêm: Phân tích thị trường là gì? Các bước để phân tích thị trường
Có lẽ đây là kỹ năng quan trọng nhất của một procurement manager. Kỹ năng thương lượng tốt sẽ quyết định lợi ích mà công ty có được trong hợp đồng mua bán sản phẩm. Đây gần như cũng là tiêu chí đánh giá độ hiệu quả của một procurement manager. Vì thế để trở thành procurement manager bạn cần học tập và rèn luyện thêm các nhóm kỹ năng liên quan đến thương lượng hợp đồng.
Đừng bỏ qua: Thương lượng là gì? Những vấn đề xoay quanh thương lượng
Tất nhiên một quản lý thu mua cần có kỹ năng quản lý tài chính tốt. Định lượng ngân sách cần thiết cho việc thua mua nguyên vật liệu, sản phẩm. Ra quyết định cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng thu mua. Tất cả một hành động của procurement manager đều có liên quan đến chi tiêu công công ty, vì thế việc quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn ổn định phát triển không ngừng, giảm chi phí tài chính, chi phí sản xuất.
Khám phá: Quản trị tài chính là gì? Đâu là giải pháp cho doanh nghiệp trong thời đại 4.0
Và cuối cùng, một procurement manager cần có kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm. Một người không thể làm tốt hơn một nhóm những người được quản lý một cách hiệu quả. Muốn cho công việc luôn trôi chảy, người lãnh đạo phải luôn là một đầu tàu của nhóm. Người quản lý phải biết kết nối, chia sẻ với các thành viên. Tạo ra một đội nhóm vững mạnh và phát triển, đẩy hiệu suất công việc lên cao, mang lại càng nhiều lợi nhuận cho công ty.
Hiện nay trên thị trường việc làm, công việc procurement manager là không hề khó tìm kiếm khi bạn đã có đủ năng lực và kỹ năng cần thiết.
Bạn có thể tìm kiếm trên các website tuyển dụng uy tín. Hiện tại, timviec365.vn cũng có đăng nhiều thông tin tuyển dụng về procurement manager và các vị trí có liên quan, bạn hoàn toàn có thể tham khảo.
Thêm vào đó, bạn cũng có thể tìm kiếm vị trí này thông qua mạng lưới quen thuộc, bạn bè hoặc người thân. Hãy thông báo với họ rằng bạn đang tìm kiếm vị trí procurement manager; có thể họ sẽ có thể hỗ trợ bạn.
Và trên đây là toàn bộ những thông tin thiết yếu để giải quyết thắc mắc procurement manager là gì? Nhiệm vụ của người quản lý mua hàng trong doanh nghiệp là gì? Những yêu cầu cần thiết để trở thành một procurement manager. Hi vọng những thông tin chúng tôi mang đến sẽ có ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm và học tập.
Community – cộng đồng là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của cộng đồng
Community – cộng đồng là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của cộng đồng trong thực tế có ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực của đời sống? Hãy ucngf tham khảo bài viết sau để có thể giải đáp những thắc mắc trên.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc