
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Nga Nguyễn
Hoạt động đầu tư xây dựng chứa đựng rất nhiều rủi ro với tần suất lớn, trong đó có những loại rủi ro có tác động lớn tới hiệu quả hoạt động của toàn bộ dự án. Vì thế, việc quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng là một biện pháp tốt cho việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
Ngành đầu tư xây dựng đang chịu sức ép lớn từ sự phát triển nhanh chóng và ồ ạt dẫn đến các rủi ro dự án xuất hiện ngày càng nhiều với tần suất lớn và mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng. Vì thế việc nhìn nhận, nghiên cứu và chủ động đánh giá quản lý về rủi ro ngày càng được chú trọng đầu tư nhằm đảm bảo cho kết quả hoạt động của các dự án ĐTXD.
Quản lý rủi ro dự án ĐTXD được hiểu là hoạt động nghiên cứu các loại rủi ro trong hoạt động đầu tư xây dựng từ đó kiểm soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro và xây dựng những phương án phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trước, trong và sau quá trình thực hiện dự án.
Quản lý rủi ro cần được tổ chức trước khi thực hiện xây dựng dự án, hoạt động này không chỉ kiểm soát những rủi ro xảy ra trong quá trình xây dựng thi công mà nó còn kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo hiệu quả thành công của dự án ĐTXD.
Rủi ro dự án đầu tư xây dựng có rất nhiều loại, có cả các loại rủi ro khách quan lẫn rủi ro chủ quan. Do vậy, việc quản lý rủi ro dự án ĐTXD cần được thực hiện mở rộng và ứng dụng những công nghệ hiện đại vào nhằm đảm bảo được tính chính xác cho các dự đoán cũng như hỗ trợ quản lý một cách hiệu quả nhất.
Các dự án đầu tư xây dựng cần được quản lý rủi ro để nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực và khó lường trước được mà các rủi ro có thể gây ra trong quá trình thực hiện dự án.
Như bạn đã biết thì rủi ro bản chất là nó là yếu tố không chắc chắn và có tác động tới hiệu quả của dự án. Vì lẽ đó nên việc quản lý tìm ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro hay các biện pháp giảm thiểu rủi ro là cần thiết để có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất và tối đa hóa hiệu quả hoạt động các dự án đầu tư xây dựng.
Khi có một quy trình quản lý rủi ro dự án ĐTXD hiệu quả thì doanh nghiệp có thể giảm thiểu các thiệt hại do rủi ro gây ra cũng như giảm thiểu những chi phí rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, việc quản lý rủi ro hiệu quả cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp tránh được những tác động tiêu cực của rủi ro, kịp thời giải quyết khi xảy ra rủi ro và không làm đứt đoạn quá trình thực hiện dự án ĐTXD.
Pháp luật Việt Nam cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng nên cũng đề cập đến vấn đề này thông qua những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật cũng như các nghị định, thông tư.
Một số quy định của nhà nước về quản lý rủi ro dự án ĐTXD như:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 trong đó có một số nội dung có liên quan tới quản lý rủi ro, được xem xét. Văn bản pháp luật này cũng chỉ rõ quản lý rủi ro là một nội dung quan trọng của hoạt động quản lý dự án.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42 chi tiết làm rõ hơn về quản lý rủi ro tại điều 34 quản lý an toàn lao động có liên quan tới đầu tư xây dựng.
- Nghị định 119/2015/NĐ-CP có quy định về việc bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động ĐTXD nhằm phòng tránh các rủi ro khách quan trong quá trình hoạt động dự án.
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định một số nội dung chi tiết về quản lý chất lượng thi công công trình cũng như quy định về các sự cố, rủi ro khách quan ảnh hưởng tới chất lượng dự án ĐTXD.
Thông thường, kế hoạch quy trình quản lý rủi ro dự án nói chung hay dự án đầu tư xây dựng bao gồm 3 giai đoạn cụ thể. Bắt đầu từ việc nhận diện rủi ro, tiếp đến là đánh giá rủi ro và cuối cùng là xây dựng phương án phòng ngừa rủi ro.
Để có thể quản lý rủi ro hiệu quả thì việc nhận diện, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án ĐTXD trong từng trường hợp cụ thể rất quan trọng. Việc nghiên cứu và nhận diện các rủi ro giúp doanh nghiệp có thể có được một hệ thống các loại rủi ro cụ thể để từ đó thực hiện các bước tiếp theo và quản lý các rủi ro đó trong hoạt động của dự án.
Bạn có thể nhận diện rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng bằng việc tìm hiểu thông tin về các rủi ro khách quan mà một dự án xây dựng có thể gặp phải. Nhận dạng rủi ro thông qua những dự án đã được thực hiện, quan sát xem trong quá trình thực hiện các dự án đó có những rủi ro nào đã xảy ra, có tác động như thế nào và phương hướng giải quyết ra sao.
Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ cao để phân tích tình huống, dự đoán rủi ro trong hoạt động đầu tư xây dựng. Khảo sát ý kiến cũng là một cách thức để bạn thu thập thông tin về các loại rủi ro trong dự án ĐTXD.
Việc phân loại các rủi ro cần được thực hiện, đối với các dự án đầu tư xây dựng thì tùy theo tính chất phân chia rủi ro mà sẽ có các loại rủi ro khác nhau. Ví dụ theo nguồn gốc gây ra rủi ro thì sẽ có đến từ môi trường bên ngoài dự án và rủi ro phát sinh từ môi trường bên trong.
Hoặc theo tính chất rủi ro trong dự án ĐTXD sẽ có rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro cũng có thể được được phân loại dựa trên chủ thể như rủi ro nhà đầu tư hay rủi ro lao động. Một số cách phân loại rủi ro dự án ĐTXD có thể xác định theo hình ảnh minh họa dưới đây.
Các rủi ro trong thi công dự án ĐTXD thường được xem xét như: Rủi ro về nguồn cung vốn dự án, rủi ro ảnh hưởng đến chi phí, thời gian thi công dự án, rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng thi công dự án.
Sau khi đã nhận diện và phân loại rủi ro dự án ĐTXD thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm đó là đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro là thực hiện phân tích, ước lượng mức độ ảnh hưởng của các rủi ro, độ biến động dự báo và khả năng xảy ra của rủi ro.
Với nhiều phương pháp xác định khác nhau có thể là phân tích định tính hoặc phân tích định lượng thì kết quả đo lường tác động của rủi ro tới dự án đầu tư cũng cần được phân tích kỹ lưỡng và có hệ thống sắp xếp rõ ràng.
Thông thường để tăng tính chính xác cho hoạt động đánh giá rủi ro thì các doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích định tính và các phương pháp phân tích định lượng.
Sau khi đã có những thông tin đánh giá rủi ro thì doanh nghiệp cần thực hiện kiểm soát rủi ro bằng cách xây dựng các giải pháp, công cụ để chủ động ứng phó kịp thời các rủi ro dự án ĐTXD trong trường hợp có xảy ra rủi ro.
Không những thế, trong quá trình thực hiện dự án ĐTXD theo dõi các rủi ro đã được nhận diện, nhận dạng các rủi ro mới, xử lý hậu quả rủi ro và đánh giá hiệu quả phòng ngừa rủi ro cũng như hiệu quả của việc quản lý rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Bạn có thể thực hiện quản lý rủi ro dự án ĐTXD thông qua các chiến lược cơ bản để ứng phó rủi ro. Thông qua các thông tin phân tích rủi ro bạn có thể xây dựng phân bổ các rủi ro vào các phương án như: chấp nhận rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro và loại bỏ, né tránh rủi ro.
Nếu bạn thuộc bộ phận quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng thì bạn cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể đảm bảo chuyên môn hóa công việc của mình. Bộ phận quản lý rủi ro có thể phân chia nhiệm vụ quản lý thành những công đoạn khác nhau để có thể phân chia cho từng cá nhân, từng nhóm nhỏ nhằm đảm bảo được sự liên kết và hiệu quả của hoạt động này.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực thì bộ phận quản lý rủi ro dự án ĐTXD có thể sử dụng các phần mềm giao việc miễn phí để có thể quản lý rủi ro của nhiều dự án cùng lúc mà vẫn đảm bảo được một hệ thống làm việc có quy trình và có năng suất hoạt động tốt.
Việc quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng cần được tổ chức trước trong và sau khi hoàn thành dự án công trình thi công, để đảm bảo được hiệu quả của dự án. Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã biết nhiều hơn về hoạt động quản lý dự án ĐTXD từ đó có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Lập kế hoạch quản lý rủi ro dự án
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về quy trình lập kế hoạch quản lý rủi ro dự án thông qua link bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận