
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Sản lượng hòa vốn có thể là khái niệm không quá xa lạ đối với những người làm trong ngành Kế toán. Tuy nhiên, không phải mọi người đều có thể hiểu hết ý nghĩa và khái niệm này cũng như vận dụng nó vào trong công việc. Do đó, để quản trị sản xuất trong doanh nghiệp dễ dàng, bạn cần nắm được khái niệm sản lượng hòa vốn và một số thông tin của nó. Cùng timviec365.vn tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được các thông tin về khái niệm này nhé!
Sản lượng hòa vốn, trong tiếng Anh là Break-even Volume, là mức sản xuất của doanh nghiệp mà ở đó doanh thu bán ra vừa đủ để trả hết tất cả các chi phí, gồm chi phí biến đổi (biến phí) và chi phí cố định (định phí). Đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp đó không thu được lãi và cũng không lỗ.
Cũng có thể xem sản lượng hòa vốn trong doanh nghiệp là mức sản xuất nằm trong điểm hòa vốn, tiếng Anh là Break even point (BEP). Điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu bằng với tổng chi phí.
Sản lượng hòa vốn được tính theo công thức dưới đây:
Sản lượng hòa vốn (Q) = Chi phí cố định (F) / (Giá bán trên một đơn vị hay sản phẩm (P) - Chi phí biến đổi trên đơn vị hay sản phẩm (V))
Trong đó:
- Chi phí cố định là các chi phí không thay đổi so với các sản lượng, chẳng hạn như: Tiền thuê nhà, tiền lương, máy móc xây dựng.
- Giá bán trên một đơn vị hay sản phẩm là giá mà đơn vị hay sản phẩm đó bán ra.
- Chi phí biến đổi trên đơn vị hay sản phẩm là các chi phí biến đổi phát sinh để tạo nên một sản phẩm hay một đơn vị.
Lưu ý rằng giá bán trên mỗi đơn vị (sản phẩm) trừ đi chi phí biến đổi trên một đơn vị (sản phẩm) chính là tỷ suất đóng góp trên mỗi đơn vị hay sản phẩm. Chẳng hạn: Nếu một cuốn sách bán ra có giá là 50.000 đồng và chi phí biến đổi của nó là 5.000 đồng để tạo ra cuốn sách, thì 45.000 đồng chính là tỷ suất lợi nhuận đóng góp trên mỗi đơn vị và giúp chi phí cố định được bù đắp phần nào.
Ông A là kế toán phụ trách Công ty B, đây là công ty sản xuất và bán nước đóng hai. Trước đó, ông đã xác định chi phí cố định của công ty B bao gồm thuế tài sản, tiền lương điều hành cùng với hợp đồng thuê nhà, những khoản này là 100.000 triệu đồng. Các chi phí biến đổi trong việc sản xuất một chai nước là 2.000 đồng một đơn vị và chai nước được bán với giá 10.000 đồng. Để xác định được sản lượng hòa vốn của Công ty B, ta tính theo công thức:
Sản lượng hòa vốn = 100.000.000 / (10.000 - 2.000) = 12.500 đồng
Vì vậy, với chi phí biến đổi, chi phí cố định và giá bán của chai nước, công ty B cần bán chai nước với giá là 12.500 đồng để có thể hòa vốn.
Doanh nghiệp cần xác định được điểm hòa vốn và sản lượng hòa vốn để biết được mục tiêu để trang trải các chi phí sản xuất. Do đó, để có thể tăng sản lượng hòa vốn, doanh nghiệp cần thực hiện các yếu tố dưới đây.
Doanh số bán hàng tăng cao đồng nghĩa với việc nhu cầu của khách hàng về sản phẩm cao hơn. Theo đó, doanh nghiệp cần sản xuất các sản phẩm nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vì vậy tăng sản lượng để trang trải thêm các chi phí khác.
Doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn khi nhu cầu sản phẩm của khách hàng hay doanh số bán hàng không đổi, tuy nhiên giá của các chi phí biến đổi lại tăng, ví dụ như chi phí về mua nguyên vật liệu. Khi đó, sản lượng hòa vốn và điểm hòa vốn sẽ tăng lên theo chi phí bổ sung này. Bên cạnh đó, các chi phí khác có thể tăng theo như tiền lương nhân viên, tiền thuê nhà khi hay tỷ lệ tiện ích cao hơn.
Khi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp bị hỏng hóc hay đình trệ, sản lượng hòa vốn trong doanh nghiệp sẽ tăng lên vì doanh nghiệp không thể đạt mục tiêu sản xuất trong khung thời gian mong muốn từ trước. Khi đó, chi phí vận hành cũng tăng theo lỗi thiết bị và khả năng hòa vốn sẽ tăng lên.
Để có thể tạo ra lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần hạ sản lượng hòa vốn xuống, dưới đây là một số cách hiệu quả nhất.
Cách này có thể khiến doanh nghiệp tăng doanh thu, tuy nhiên đây là điều mà nhiều nhà quản lý đắn đo và do dự. Bởi khi tăng giá sản phẩm, một số khách hàng tiềm năng có thể bỏ đi.
Khi thuê ngoài, doanh nghiệp có thể sinh lời và tăng cao được lợi nhuận. Hình thức thuê ngoài cũng giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí sản xuất khi mà khối lượng sản xuất đang tăng.
Doanh thu trên mỗi đơn vị hay giá bán hàng trung bình trên mỗi đơn vị là giá mà doanh nghiệp nhận được trên mỗi đơn vị bán hàng, tính cả các chương trình ưu đãi đặc biệt và chiết khấu phần trăm. Doanh nghiệp lấy con số này từ dự báo bán hàng.
Với những doanh nghiệp không tính dựa theo đơn vị, có thể đặt doanh thu trên mỗi đơn vị là một đô la, sau đó nhập các chi phí của doanh nghiệp dưới dạng phần trăm của một đô la. Tính trung bình của các sản phẩm khác nhau và vào cùng một ước tính duy nhất.
Bạn cần xây dựng dự báo bán hàng trước để có con số phân tích theo yêu cầu duy nhất. Hầu hết các doanh nghiệp đều bán nhiều mặt hàng khác nhau và cần tính trung bình cho sản lượng hòa vốn của họ.
Chi phí này là chi phí biến đổi hoặc gia tăng trên một đơn vị bán hàng. Ví dụ, nếu bạn nhập hàng hóa bán lại thì chi phí này là tiền bạn cần trả cho hàng hóa bạn bán. Còn nếu bạn bán một dịch vụ, chi phí này là số tiền bạn cần trả trên một đơn vị dịch vụ hoặc đô la doanh thu dùng để cung cấp dịch vụ đó.
Nếu doanh nghiệp đang sử dụng bảng dự báo bán hàng theo từng đơn vị, bạn có thể dựa vào bảng dự báo bán hàng để dự báo chi phí đơn vị. Trong trường hợp bạn sử dụng bảng dự báo bán hàng cho những doanh nghiệp phân phối, bán lẻ hoặc dịch vụ, bạn nên sử dụng các ước tính phần trăm.
Sản lượng trong hòa vốn xác định các chi phí cố định là những chi phí vẫn sẽ tiếp diễn ngay cả khi doanh nghiệp phá sản. Vì vậy, doanh nghiệp nên sử dụng chi phí hoạt động thường xuyên gồm chi phí hoạt động hàng tháng và chi phí trả lương, giúp doanh nghiệp tính toán chi phí tài chính dễ dàng hơn.
Nếu doanh nghiệp khó ước tính và tính toán thì nên sử dụng bảng lãi và lỗ để ước tính các khoản chi phí cố định đang hoạt động. Một khi doanh số tăng, đường lợi nhuận của bạn sẽ đi qua điểm hòa vốn hoặc qua đường 0. Đây chính là biểu đồ giúp doanh nghiệp tính toán được tình hình tài chính thực tế của mình.
Ngoài ra, để tính sản lượng hòa vốn chính xác hơn, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý sản xuất miễn phí là phần mềm quản lý sản xuất 365. Đây là phần mềm giúp doanh nghiệp tính toán sản lượng và điểm hòa vốn dễ dàng, từ đó nâng cao được lợi nhuận và giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các thông tin cần thiết về sản lượng hòa vốn. Các yếu tố làm tăng số lượng hòa vốn là tăng doanh số bán hàng, doanh số sản xuất và chi phí sửa chữa các trang thiết bị. Một số yếu tố làm giảm sô lượng hòa vốn là tăng giá sản phẩm hay đi thuê ngoài, giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất. Bạn cũng nên sử dụng phần mềm quản lý sản xuất 365 để hỗ trợ việc tính sản lượng hòa vốn dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Chu kỳ sản xuất
Bạn hiểu thế nào về chu kỳ sản xuất và ý nghĩa của nó? Làm thế nào để rút ngắn được chu kỳ sản xuất trong doanh nghiệp? Click xem ngay!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận