Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

SEV là gì? Từ huy hoàng đến ngày Sụp đổ, bài học đắt giá về sự tổ chức

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Khi có những hoạt động liên quan mật thiết đến thị trường kinh tế, cá nhân, tổ chức của bạn nên có những hiểu biết rõ ràng, đầy đủ về khái niệm SEV là gì vì đây là một tổ chức kinh tế uy tín, chuyên nghiệp, hứa hẹn sẽ mang lại cho tổ chức của bạn rất nhiều lợi ích. Ngay tại đây, Timviec365 sẽ chỉ cho bạn biết rõ SEV là gì.

1. SEV là gì?

SEV là Hội đồng Tương trợ kinh tế, bắt nguồn là một tổ chức hợp tác kinh tế của đất nước nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1949 - 1991. 

SEV là gì?
SEV là gì?

Tổ chức SEV khởi nguồn từ 6 quốc gia thành viên, thành lập vào năm 1949. 6 trụ cột đó gồm Liên Xô, Ba Lan, Bulgaria, Tiệp Khắc, Ba Lan, Romania. Mục đích của SEV là bắt tay hợp tác để cùng phát triển, giúp các nước củng cố vững chắc mối liên kết với xã hội chủ nghĩa quốc tế ở lĩnh vực kinh tế đến các quốc gia yếu hơn ở khu vực Trung Âu, một phần ở khu vực châu Âu. 

2. Lịch sử hình thành của tổ chức SEV

Sự hình thành tổ chức Tương trợ Kinh tế SEV là một câu chuyện dài. Timviec365 sẽ giúp bạn theo dõi nhanh và đầy đủ cả một quá trình hình thành, phát triển của SEV ngay sau đây.

Kể từ sau năm 1945, Liên Xô dẫn đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa mới được hình thành, tạo nên các mối quan hệ hợp tác giữa những nước có cùng một chế độ xuất hiện. Các quốc gia đó sẽ bắt tay để cùng nhau tương trợ về kinh tế. 

Lịch sử hình thành SEV
Lịch sử hình thành SEV

Là đơn vị bao quát đứng ở phía sau mọi mối quan hệ hợp tác đó, SEV chính thức được thành lập vào ngày 8/1/1949 với hệ thống gồm 6 nước trụ cột như đã kể ở trên. Năm 1950, SEV kết nạp thêm đất nước Cộng hòa dân chủ Đức. Có thêm các thành viên khác vào những năm tiếp theo, đẩy số lượng thành viên của Hội đồng lên 10 quốc gia. Trong đó có Việt Nam, Cuba và Mông Cổ được đánh giá là có nền kinh tế kém phát triển nhất lúc gia nhập, tạo gánh nặng cho SEV.

Những năm 50, Hội đồng tương trợ kinh tế đã áp dụng chính sách tự trị. 10 năm sau có thêm 10 ủy ban thường trực để phối hợp hỗ trợ các quốc gia trong hội đồng, Hội đồng phát triển qua hai thời đại là Khrushchev và Brezhnev.

Xem thêm: Sale Executive là gì? Những điều bạn cần biết về Sale Executive

3. Vai trò và hạn chế của hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV)

Tham gia vào Hội đồng SEV, các quốc gia sẽ nhận được rất nhiều lợi ích to lớn, đón nhận nhiều cơ hội được hưởng những chế độ tương trợ cần thiết để nâng cao tiềm lực kinh tế nội quốc. Bên cạnh đó, việc tham gia này cũng sẽ dẫn đến cho các nước thành viên những bất lợi nhất định. Cùng tìm hiểu tính hai mặt do Hội đồng tương trợ mang lại cho mỗi quốc gia bên trong nó những lợi thế và hạn chế gì.

3.1. Vai trò của Hội đồng SEV đối với các nước thành viên

Trong suốt thời gian hoạt động, SEV đã mang đến nhiều đóng góp vô cùng to lớn cho các nước thành viên. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung cho tất cả các nước thành viên đặc biệt là Cuba và Việt Nam. Riêng quốc gia Việt Nam đã rất may mắn nhận được sự cưu mang ân tình từ 9 đất nước anh em. 

Vai trò của SEV
Vai trò của SEV

Một số thành tựu hiện hữu mà SEV đã mang đến cho các nước trong Hiệp hội đáng tự hào để kể tới như:

- Xây dựng các mạng lưới điện, giao thông đường sắt cho các quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, thành lập Ngân hàng phát triển kinh tế, xây đường ống dẫn dầu hữu nghị. 

- Các quốc gia ở Đông Âu được cho phép tận dụng nguồn dầu hỏa từ dòng Volga của người anh cả Liên Xô. 

Liên Xô phát triển lớn mạnh nhất trong Hội đồng Tương trợ kinh tế, nắm giữ vai trò quyết định trong Hiệp hội. Người anh cả này đã dang rộng cánh tay kinh tế mạnh mẽ của mình để viện trợ dòng dã suốt 20 năm mà không đòi bồi hoàn cho các quốc gia trong khối, ước tính con số hỗ trợ khổng lồ lên đến 20 tỷ rúp theo đơn vị tiền tệ của Nga.

3.2. Thành tựu đạt được đáng tự hào

Ngay từ sau khi thành lập, Hội đồng tương trợ SEV luôn không ngừng cố gắng xây dựng kế hoạch nhiệm vụ để tiến đến mục tiêu phát triển của mình, tập trung đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác bền chặt ở phương diện kinh tế bằng cách xây dựng hệ thống phát triển các nước thành viên theo con đường xã hội chủ nghĩa. 

Lợi ích khi gia nhập SEV
Lợi ích khi gia nhập SEV

SEV định hướng rất rõ về con đường phát triển kinh tế lâu dài của tổ chức. Theo đó hiệp hội đã lập mục tiêu kinh tế dài hạn, phân công sản xuất hướng chuyên ngành, thúc đẩy thương mại hóa thông qua trao đổi hàng hóa giữa các nước, tạo hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ. Ngoài ra SEV cũng tập trung thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp và công nghiệp, giao thông vận tải, tạo ra mối hợp tác ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật. 

3.3. Hạn chế phải đối diện của các thành viên SEV

Mặc dù có vai trò thiết thực và gặt hái được nhiều thành tựu song Hội đồng Tương trợ kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế, đố là những sai lầm, thiếu sót trong khi thực hiện các kế hoạch dài hạn chưa đến nơi đến chốn. Cụ thể về các mặt hạn chế, chúng ta có thể kể tới như sau:

- Mô hình khép kín, không thể hiện thái độ hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu. Mặt hạn chế này được thấy rõ nhất ở chính định hướng SEV chỉ phát triển trong một giới hạn nhất định là các nước Xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó nền kinh tế toàn cầu thì ngày càng đi đến hội nhập. Sự đóng cửa khép kín chỉ giao lưu phát triển giữa các quốc gia thành viên chắc chắn sẽ khiến các quốc gia này không nhận được những làn gió kinh tế mới, cơ hội phát triển mới. 

Hạn chế khi gia nhập SEV
Hạn chế khi gia nhập SEV

- Hàng hóa trao đổi ở bên trong khối vẫn còn mang tính chất bao cấp, thô sơ lạc hậu.

- Nền kinh tế đi theo hướng chỉ huy, dẫn đến sự bị động và kìm hãm khả năng phát triển bứt phá của các quốc gia. 

Do tồn tại nhiều vấn đề bất cập như vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến con đường mở rộng, phát triển kinh tế của từng nước thành viên cho nên tương lai của SEV gần như rơi vào điểm mờ. Chỉ sau hơn 40 năm hoạt động, đến ngày 28/06/1991, Hội đồng này đã chính thức bị giải thể sau khi Hội nghị đại biểu các nước thành viên chốt quyết định. Phân tích nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ bắt nguồn từ sự sụp đổ của chế độ các nước Đông Âu cũng như sự biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới. Hội đồng tương trợ kinh tế SEV đã không đưa ra được những định hướng phát triển phù hợp, không có nỗ lực vươn mình hòa nhập vào không khí phát triển chung của toàn cầu nên sẽ phải đối diện với nguy cơ tự lụi tàn, không có sự nâng đỡ của tập thể lớn hơn.

Tìm hiểu về SEV
Tìm hiểu về SEV

Như vậy, đến nay tìm hiểu SEV là gì dường như chỉ là tìm về một dĩ vãng từng rất phát triển, rất có tổ chức và cũng ôm ấp nhiều ước vọng cho một sự gắn kết bền vững về kinh tế của 10 quốc gia thành viên. Đến thời điểm hiện tại SEV đã giải thể. Có chăng nó chỉ còn là một hình mẫu để cho những tổ chức kinh tế kế sau học hỏi những điểm mạnh và rút bài học từ những hạn chế đã từng tồn tại.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;