Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Theo học ngành công tác xã hội và những định hướng nghề nghiệp

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 03 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Xã hội, kinh tế, văn hóa,... đều là những mặt quan trọng của đời sống. Trong đó hai thanh đương cột làm trụ cho xã hội phát triển chính là hai mặt kinh tế và xã hội. Nếu như kinh tế phát triển mà các tế bào xã hội bị “tật bệnh” thì sự phát triển đó hoàn toàn không bền vững. Trong thời hiện đại, kinh tế đang được đẩy mạnh thì hiện trạng xã hội ung nhọt lại trở thành vấn đề nan giải. Điều này cần tới sự vào cuộc của các nhân viên, các chuyên gia làm nghề công tác xã hội. Với tầm quan trọng như vậy, ngành nghề này có vẻ rất thu hút các sinh viên theo đuổi. Bài viết dưới đây website timviec365.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành công tác xã hội và những định hướng nghề nghiệp.

1. Tìm hiểu chung về Ngành Công tác xã hội

1.1. Bạn hiểu gì về Ngành Công tác xã hội

Bạn hiểu gì về Ngành Công tác xã hội
Bạn hiểu gì về Ngành Công tác xã hội

Nếu muốn theo đuổi ngành này, trước hết bạn phải hiểu biết về nó. Nói tới công tác xã hội có rất nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm nghề nghiệp khác nhau xong chung quy lại thì đây là một ngành thuộc về xã hội, giúp giải quyết  một cách hài hòa về các mối quan hệ để tiến đến việc xây dựng một xã hội hạnh phúc. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được học về tâm lý con người, sự phát triển bền vững của các mối quan hệ và các hướng phát triển xã hội, đồng thời cũng giúp đỡ các đối tượng yếu thế trong xã hội, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng và tạo cơ hội cho người lao động tìm việc làm hiệu quả hơn. 

Đồng thời, các bạn sẽ được trải nghiệm thực tế tại các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội, các liên ngành liên quan tới các vấn đề của xã hội như bảo hiểm, quyền trẻ em, bệnh viện,.... Những cơ hội trải nghiệm thực tế này sẽ bồi dưỡng thêm nhiều kỹ năng mà không lý thuyết nào có được và làm gia tăng thêm nhiều mối quan hệ nghề nghiệp cho con đường tương lai sau này. Hầu hết, sinh viên sẽ phải hiểu được giá trị của ngành học này nếu như muốn theo đuổi trên con đường sự nghiệp.

Bạn lo lắng vì phải đối mặt với buổi phỏng vấn sắp cận kề ở vị trí điện công nghiệp. Làm thế nào để bạn có thể tự tin và vượt qua? Hãy tham khảo ngay bài viết câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật điện chắc chắn những điều này sẽ tạo nên một buổi phỏng vấn thành công.

1.2. Công tác xã hội và ý nghĩa trong cuộc sống

Công tác xã hội và ý nghĩa trong cuộc sống
Công tác xã hội và ý nghĩa trong cuộc sống

Sau khi được đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng, các bạn sính viên sẽ ra trường và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã hội. Chức trách của những nhân viên công tác xã hội có thể can thiệp vào đời sống cá nhân, vào đời sống gia đình hay các nhóm, cộng đồng xã hội. Ở đâu có vấn đề về vật chất lẫn tinh thần là ở đó cần tới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người làm ngành xã hội. Họ sẽ giúp tháo gỡ khó khăn và đưa ra phương hướng phát triển để đưa cá nhân, mối quan hệ,... trở nên tốt đệp hơn.

Chẳng hạn như, tại các gia đình xảy ra mâu thuẫn, bạo lực, các nhân viên chuyên ngành công tác xã hội xã giúp đỡ để những người liên quan nhìn nhận lại các mối quan hệ của mình, nhìn nhận hành vi và thấy được mấu chốt vấn đề. Đối với sinh viên, nhân viên công tác xã hội có thể giúp các em tháo gỡ những vướng mắc, những khó khăn gặp phải trong cuộc sống,.... 

Tìm hiểu thêm: Tính cách và nghề nghiệp – sự tương quan không phải ai cũng thấy

2. Sinh viên được học những gì ở Ngành Công tác xã hội?

Sinh viên được học những gì ở Ngành Công tác xã hội?
Sinh viên được học những gì ở Ngành Công tác xã hội?

Học những gì trong Công tác xã hội cũng là một nội dung được nhiều sĩ tử quan tâm trước khi cân nhắc theo đuổi chuyên ngành này. Trên thực tế, biết được những nội dung, kiến thức được giảng dạy trong mỗi chuyên ngành sẽ giúp các bạn dễ dàng hòa nhập và làm quen hơn sau khi đã đăng ký tuyển sinh vào ngành học.

Theo đó, sinh viên sẽ được cung cấp nền tảng tri thức sâu rộng về các khía cạnh hàn lâm như: Xã hội học, Tâm lý học, Mô hình và lý thuyết Công tác xã hội, Các phương pháp phân tích, phương pháp CTXH chuyên nghiệp, Cách thiết lập kế hoạch, lượng giá tiến trình, hỗ trợ thực hiện và ứng xử tình huống.

Song song với đó, khung chương trình giảng dạy Công tác xã hội còn giúp sinh viên tiếp cận với những cách thức xây dựng các mô hình khác nhau, nhằm hướng đến việc hỗ trợ và giúp đỡ những đối tượng gặp khó khăn và vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống. Sinh viên cũng được học cách nghiên cứu, phân tích và thiết lập những cơ chế, chính sách và xã hội. Đặc biệt hơn, khi học Công tác xã hội, người học sẽ được học cách vận dụng các mô hình quản trị và truyền thông trong chính hoạt động này, thỏa mãn các nhu cầu phát triển của đất nước thông qua việc tư vấn, đưa ra lời khuyên, tham mưu về việc xây dựng các chính sách xã hội.

chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo

Để hình dung rõ nét hơn về những gì được học sau khi tham gia vào ngành Công tác xã hội. Mời bạn đọc theo dõi một số thông tin về khung đào tạo Công tác xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như sau:

- Khối kiến thức chung (bắt buộc): Mác Lê Nin, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Tâm lý học, Tin học đại cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối CMĐCS, Kiến tập sư phạm.

Khối kiến thức tự chọn bao gồm: Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Kỹ năng giao tiếp, Âm nhạc, Giáo dục kỹ năng sống, Tiếng Pháp chuyên ngành, Tiếng Nga chuyên ngành.

- Khối kiến thức chuyên ngành (bắt buộc): Xã hội học, Lịch sử văn minh thế giới, Logic học, Chính trị học, Tâm lý học xã hội, Dân tộc học và chính sách dân tộc, Tâm lý học phát triển, Nhân học xã hội, Pháp luật học, Sức khoẻ cộng đồng, Đạo đức học và giáo dục đạo đức, Giới và phát triển, Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ, Công tác xã hội nhóm, CTXH cá nhân, Phương pháp nghiên cứu trong CTXH, Gia đình học, Rèn luyện nghiệp vụ chuyên ngành, Hành vi con người và môi trường xã hội, Kinh tế học đại cương, Phát triển học, Tôn giáo học, Pháp luật Việt Nam về các vấn đề XH, Chính sách xã hội, Tham vấn, An sinh xã hội, Những vấn đề của thời đại ngày nay, Thực hành Công tác xã hội 1, Tiếng Anh chuyên ngành CTXH, Tổ chức và phát triển cộng đồng, Thực hành Công tác xã hội 2, Quản trị ngành Công tác xã hội, Thực tập công tác xã hội 1, Thực tập công tác xã hội 2, Khoá luận tốt nghiệp.

Nội dung học tập
Nội dung học tập

- Khối kiến thức chuyên ngành (tự chọn): Nhập môn Công tác xã hội, Tiếng Pháp chuyên ngành Công tác xã hội, Tiếng Nga chuyên ngành CTXH, Công tác Đảng và công tác MTTQVN, Công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, Công tác Công đoàn và vận động công nhân, Công tác dân số và sức khỏe sinh sản, Công tác xóa đói giảm nghèo, Cứu trợ xã hội, Sức khoẻ tâm thần trẻ em, tham vấn trẻ em và cha mẹ, Công tác Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, thiếu niên và nhi đồng, Quyền trẻ em, an sinh nhi đồng và gia đình, CTXH học đường, CTXH Hội người cao tuổi, Hội CCB và TNXP, Hội CTĐ, CTXH tôn giáo, CTXH phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm, CTXH phụ nữ, Hội nông dân, CTXH môi trường, tổ chức và phát triển cộng đồng thành thị và nông thôn, CTXH với người nghiện ma tuý, hành nghề mại dâm, có HIV/AIDS, CTXH dân tộc thiểu số và phát triển cộng đồng miền núi, hải đảo, CTXH với người khuyết tật và nạn nhân chiến tranh, CTXH với trẻ em mồ côi và trẻ em khuyết tật, CTXH với trẻ em dân tộc thiểu số,...

Việc làm bán hàng

3. Định hướng nghề nghiệp cho cử nhân Công tác xã hội

Học Công tác xã hội ra làm gì là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Vì thông thường, nhiều ý kiến cho rằng những khối ngành liên quan đến xã hội ngày nay rất khó có cơ hội việc làm. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, ngành Công tác xã hội hiện đang thiếu một nguồn nhân lực thực sự có chuyên môn và kiến thức để làm việc cho đất nước.

Định hướng nghề nghiệp cho cử nhân Công tác xã hội
Định hướng nghề nghiệp cho cử nhân Công tác xã hội

Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, các tân cử nhân có nhiều lựa chọn trong nghề nghiệp, đặc biệt là lựa chọn địa điểm làm việc. Bạn có thể làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tham gia công tác tại các đơn vị và tổ chức đoàn thể từ địa phương đến TW. Điển hình như cán bộ, chuyên viên các cấp, cán bộ đoàn hội,.... ở hầu hết các lĩnh vực giáo dục, y tế, pháp luật, tôn giáo, kinh tế, văn hóa - xã hội, dân số, môi trường, truyền thông,...

3.1. Công tác ở các công ty trong nước và quốc tế

Nếu bạn yêu thích sự tự do, không go ép ở một khuôn khổ hay môi trường làm việc Nhà nước. Thì công tác ở các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước rất thích hợp cho sự nghiệp của bạn. Bạn có thể sử dụng chuyên môn Công tác xã hội của mình ở đây trên nhiều vai trò và chức danh khác nhau.

Chẳng hạn như vai trò là chuyên viên tham mưu, tư vấn và hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp về chính sách chăm sóc, quan tâm cán bộ công nhân viên về cả đời sống tinh thần lẫn vật chất. Trong các doanh nghiệp, chuyên viên Công tác xã hội có chức năng quan trọng, thậm chí họ được ví như những cây cầu, bắt nhịp giữa doanh nghiệp với người lao động, với xã hội cộng đồng, họ thường xuyên nghiên cứu, phân tích và đưa ra những giải pháp cải thiện thích hợp về các mối quan hệ tiêu cực có ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.

3.2. Thực hành công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục

Thực hành công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục
Thực hành công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục

Làm việc trong các cơ sở giáo dục, trong môi trường học đường văn minh là một lựa chọn lý tưởng cho những ai học xong ngành Công tác xã hội. Bạn có thể ở lại chính ngôi trường giảng dạy bạn để cống hiến, hoặc có thể xin vào làm việc trong những cơ sở giáo dục và đào tạo khác.

Trong môi trường giáo dục, chuyên viên Công tác xã hội chính là cá nhân chịu trách nhiệm hỗ trợ Nhà trường trong công tác xây dựng, thiết lập, theo dõi và quản lý các chính sách. Đồng thời, nhiệm vụ của họ hướng đến việc giảm thiểu những thói quen, hành vi tiêu cực, mặt khác phát triển những ưu thế của Nhà trường. Chuyên viên CTXH trong các cơ sở giáo dục cũng đóng vai trò là cầu nối giữa tổ chức của mình với các tổ chức xã hội tại địa phương, hỗ trợ và giúp đỡ giáo viên, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo đời sống tinh thần và sức khỏe cho toàn bộ học sinh, sinh viên và cán bộ trong Nhà trường.

3.3. Làm công tác xã hội tại các cơ sở y tế

Nếu được làm việc trong môi trường giáo dục, thì không có lý do gì Công tác xã hội lại không thể hoạt động được ở môi trường y tế. Các cơ sở y tế có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên Công tác xã hội, điển hình như ở các bệnh viện, trung tâm sức khỏe lớn.

Làm công tác xã hội tại các cơ sở y tế
Làm công tác xã hội tại các cơ sở y tế

Tham gia làm việc trong các cơ sở y tế, các chuyên viên Công tác xã hội chịu trách nhiệm hỗ trợ và giúp đỡ cho tập thể các bác sĩ, y sĩ,... trong công tác tư vấn, giới thiệu, phân loại bệnh nhân, gánh vác một phần hoạt động y tá, điều dưỡng, chẳng hạn như chăm sóc cho bệnh nhân,... Mục tiêu của họ trong môi trường bệnh viên chính là giảm thiểu một phần gánh nặng, khó khăn trong việc tiếp cận cũng như sử dụng các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế.

3.4. Làm công tác xã hội tại địa phương

Có lẽ, địa phương là một trong những môi trường làm việc thông dụng và quen thuộc nhất của những người làm công tác xã hội. Bạn sẽ được tham gia làm việc với cộng đồng từ nông thôn cho đến thành phố. Thực hiện những công tác xây dựng và triển khai chính sách xóa đói giảm nghèo, kết nối yêu thương, làm đầu mối liên kết giữa địa phương và các tổ chức xã hội. Hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề về xã hội, kinh tế,... tại địa phương như: giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, tệ nạn xã hội, người già neo đơn, trẻ em mồ côi,... nhằm tạo nên một không gian cộng động đầy tự lực, tự cường, có thể bền vững phát triển kinh tế và cả xã hội, văn hóa.

Làm công tác xã hội tại địa phương
Làm công tác xã hội tại địa phương

Cuối cùng, làm việc trong các tổ chức NGOs cũng là một lựa chọn hay cho những tân cử nhân ngành Công tác xã hội. Tuy nhiên các tổ chức phi chính phủ thường có yêu cầu khá cao về chuyên môn cũng như ngoại ngữ. Nếu bạn là một người thích sự trải nghiệm, tự tin, có chuyên môn tốt, đây sẽ là một môi trường cống hiến hết mình và tuyệt vời nhất.

Tìm kiếm việc làm

4. Thông tin tuyển sinh Ngành Công tác xã hội mới nhất

Công tác xã hội từ lâu đã được đưa vào môi trường giảng dạy của Việt Nam. Ngày nay, có khá nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Mặc dù vậy, với nhu cầu về mức độ yêu cầu chuyên môn thực tế cũng như nhu cầu về nhân lực ngày càng cao của xã hội. Chúng ta nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn trường, những trường có kinh nghiệm, và chất lượng đã được chứng minh là tốt nhất. Bạn cũng có thể tham khảo các trường được timviec365.vn thống kê sau đây: Học viện báo chí và tuyên truyền, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Khoa học XH và NV, ĐH Khoa học Huế, ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Lao động - Xã hội, ĐH Thăng Long, ĐH Sư phạm Quy Nhơn, ĐH Đà Lạt, ĐH Tôn Đức Thắng,...

Thông tin tuyển sinh Ngành Công tác xã hội mới nhất
Thông tin tuyển sinh Ngành Công tác xã hội mới nhất

Theo thống kê điểm chuẩn qua các năm, để vào được ngành Công tác xã hội, mức điểm của các sĩ tử cần đạt từ 16 - 24 điểm tùy vào cơ chế tuyển sinh của các trường!

Nói chung, xã hội càng phát triển thì càng phát sinh ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Do đó, cơ hội theo đuổi ngành nghề này rất lớn, bạn có thể có cái nhìn khái quát về tương lai phát triển của công việc này thông qua thị trường tuyen dung Vinh Phuc và các tỉnh thành khác trên toàn quốc tại các trang web tìm việc làm uy tín như timviec365.vn cũng như các kênh tuyển dụng lớn. Các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội việc làm tốt như vậy trong thời buổi này.

Xã hội học là gì? Cơ hội tìm việc trong ngành ra sao?

Bên cạnh ngành Công tác xã hội, ngành Xã hội học cũng đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Cùng tìm hiểu thông tin về ngành Xã hội học cũng như định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường của chuyên ngành này qua bài viết.

Ngành Xã hội học

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;