
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Ai cũng mong muốn mức thu nhập của mình cao hơn. Do vậy, nhiều người có thể làm việc cho nhiều công ty hay doanh nghiệp cùng lúc hoặc làm thêm giờ tại các công ty để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên mức thu nhập của người lao động tăng lên đồng nghĩa với việc họ có khả năng nộp thuế TNCN. Tuy vậy, chẳng ai muốn nộp thuế TNCN quá nhiều cả. Vậy nếu làm thêm giờ có tính vào thuế TNCN hay không? Bài viết dưới đây của timviec365.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế TNCN làm thêm giờ nhé!
Nhiều người vẫn thắc mắc liệu tiền làm thêm của mình có được tính vào thuế TNCN hay không? Mời bạn đọc phần dưới đây để biết câu trả lời về tính thuế TNCN làm thêm giờ.
Theo Bộ luật Lao động, thu nhập từ tiền lương và tiền công làm thêm giờ sẽ được trả cao hơn so với tiền lương và tiền công làm việc trong giờ và được miễn thuế TNCN. Tuy vậy, sẽ tùy thuộc vào từng thời điểm tăng ca và làm thêm giờ sẽ quyết định việc bạn cần nộp thuế TNCN hay không.
Thông thường, tiền lương của người lao động sẽ trực tiếp chịu thuế TNCN. Trong thời điểm làm thêm giờ và tăng ca vốn là thời gian mà người lao động được nghỉ ngơi, do đó nếu tính thuế trên 100% phần tiền lương của người lao động nhận được sẽ quá cao. Do đó, tiền tăng ca, làm thêm giờ sẽ không được miễn thuế TNCN 100% và người lao động sẽ phải chịu một phần thuế so với tiền tăng ca.
Cụ thể đối với tiền lương làm thêm giờ, người lao động chịu thuế sẽ được miễn thuế ở trong phạm vi số tiền nhận được khi tăng ca cao hơn tiền lương làm việc bình thường.
Ví dụ: Bà Ngọc (Công nhân) trong giờ làm việc sẽ được trả lương là 60.000 đồng/giờ. Vào thời điểm tăng ca, công ty sẽ trả bà Ngọc 70.000 đồng/giờ. Như vậy, số tiền mà bà Ngọc được miễn thuế TNCN sẽ là: 70.000 - 60.000 = 10.000 đồng.
Bạn có thể hiểu là: Tiền lương làm thêm giờ của bà Ngọc là 70.000 đồng thì bà Ngọc chỉ được miễn thuế so với mức lương cơ bản của bà là 10.000 đồng. Phần còn lại là 60.000 đồng tiền nhận được lúc làm thêm bà Ngọc vẫn phải đóng thuế TNCN.
Tóm lại, tiền lương làm thêm giờ và tiền tăng ca không phải đối tượng được miễn thuế TNCN, do đó người lao động chịu thuế vẫn phải kê khai và chịu thuế đối với những thu nhập nói trên. Tuy vậy, phần tiền chênh lệch giữa phần tiền làm thêm giờ và tăng ca so với tiền công làm việc trong giờ bình thường sẽ được miễn thuế TNCN.
Bộ Luật lao động đã có các quy định về việc tính lương và trợ cấp về làm thêm giờ cho người lao động. Nếu người lao động làm thêm giờ, các doanh nghiệp sẽ cần trả lương cao hơn cho người lao động. Tuy nhiên nhiều người sẽ thắc mắc rằng chi phí đó có được liệt vào các khoản chi phí hợp lý của công ty, doanh nghiệp hay không?
Bộ Luật lao động đã đưa ra quy định người lao động cần bảo đảm không được làm thêm hay tăng ca quá 12 tiếng trong 1 ngày; không vượt quá 30 giờ 1 tháng và không quá 200 giờ trong 1 năm. Tùy 1 số trường hợp do Chính phủ ban hành và quy định đặc biệt thì người lao động mới được làm quá 300 giờ trong 1 năm.
Tùy theo số giờ tăng ca, làm thêm của người lao động ở trong khung hay vượt quá khung quy định sẽ xác định được số tiền mà người lao động được doanh nghiệp trả khi làm thêm giờ.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phân công việc làm cho người lao động vượt quá mức quy định và hạch toán chi phí trong trường hợp này là vấn đề cần lưu ý cho các doanh nghiệp.
Như vậy, thực tế hoạt động của doanh nghiệp đó sẽ phát sinh trong 2 trường hợp: Một là, người lao động được doanh nghiệp phân công số giờ làm việc theo đúng quy định mà Luật lao động đưa ra. Hai là, nhu cầu của doanh nghiệp quá lớn và doanh nghiệp đó sẽ phân công cho người lao động làm quá thời gian làm thêm giờ đã quy định.
Do đó, khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp, các khoản chi mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động trong 2 trường hợp nói trên được xử lý bằng cách sau:
Đối với khoản tiền mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động làm thêm giờ nếu nằm trong khung mà pháp luật đã quy định trước đó, và khoản tiền này là khoản chi mà doanh nghiệp chi thực tế phát sinh đến hoạt động của doanh nghiệp đó, thì cần có đầy đủ các chứng từ, hóa đơn hợp lệ. Khi đó, khoản chi này sẽ được tính vào các chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Còn đối với khoản tiền mà người lao động được doanh nghiệp trả vượt quá khung quy định mà pháp luật đề ra về việc làm thêm giờ, nếu doanh nghiệp đó có nguyên nhân khách quan cho người lao động làm thêm giờ, thì Cục thuế sẽ kết hợp với Bộ lao động Thương binh và Xã hội để kiểm tra, xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp đó có lý do chính đáng, khoản tiền chi trả cho người lao động sẽ được tính vào chi phí trừ khi xác định được thu nhập chịu thuế TNDN.
Do vậy, tùy theo từng trường hợp mà Cục thuế của tỉnh, thành phố sẽ xem xét doanh nghiệp có được phép hạch toán hay không. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đánh giá và xem kỹ tình hình của doanh nghiệp mình sau đó sẽ xin ý kiến của Cục thuế nơi doanh nghiệp của bạn hoạt động.
Hiện nay, chưa có thông tin và quy định nào liên quan đến mức chi tiền ăn giữa ca làm việc (trừ công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu). Vì vậy, doanh nghiệp đó sẽ không bị hạn chế mức tiền ăn giữa ca nếu không phải công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC đã quy định: Khoản tiền ăn trưa, tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động tự tổ chức các bữa ăn trưa, ăn giữa ca bằng các hình thức như mua phiếu ăn, trực tiếp nấu ăn hoặc mua suất ăn. Nếu doanh nghiệp đó không tổ chức bữa ăn trưa, ăn giữa ca mà sẽ chi trả tiền cho người lao động thì số tiền đó sẽ không được tính vào thuế TNCN nếu mức chi phù hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra. Nếu mức chi trả lớn hơn mức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề ra, các cá nhân phải chịu thuế TNCN.
Do đó các khoản tiền ăn giữa ca của người lao động sẽ không cần chịu thuế TNCN trừ trường hợp số tiền mà doanh nghiệp chi trả vượt quá số tiền mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề ra.
Hiện nay, mức thu nhập thuế TNCN đối với tiền lương và những khoản tiền tương đương lương có cách tính như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản được giảm trừ
Và trong đó:
- Thu nhập chịu thuế = Tổng số lương được nhận - Các khoản được miễn
Do vậy, phần tiền chênh lệch giữa tiền lương và tiền làm thêm giờ được tính là khoản được miễn và sẽ được trừ vào thu nhập mà người lao động chịu thuế trước khi tính thuế.
- Các khoản giảm trừ căn cứ gồm có: Các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến học; Giảm trừ gia cảnh; Các khoản đóng bảo hiểm và quỹ hưu trí tự nguyện.
Khí đó, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo công thức:
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
Như vậy, tiền lương làm thêm giờ và tiền tăng ca sẽ được miễn 1 phần tiền thuế TNCN, cụ thể là số tiền chênh lệch giữa làm thêm giờ và tiền công bình thường.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách tính thuế TNCN làm thêm giờ và một số thông tin về thuế TNCN. Và tiền lương tăng ca, làm thêm giờ của người lao động sẽ được giảm thuế TNCN một phần so với tiền lương ngày công bình thường. Mong rằng bạn đã biết cách tính thuế TNCN trong trường hợp làm thêm giờ và tăng ca. Hãy theo dõi timviec365.vn để cập nhật thêm các bài viết về lương nhé!
Cách tính lương hưu khối doanh nghiệp
Người lao động cần có điều kiện gì để được hưởng lương hưu? Tỷ lệ hưởng lương hàng tháng của người lao động được tính ra sao? Cách tính bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là gì? Click bài viết dưới đây để biết cách tính lương hưu trong khối doanh nghiệp.
Chia sẻ
Bình luận