
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Đào Thanh Hồng
Thuế tự vệ được biết đến rất nhiều trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với ai ít tham gia vào các hoạt động này họ lại không hề biết và hiểu được thuế tự vệ là gì? Hôm nay timviec365.vn sẽ giúp bạn đọc tổng hợp thông tin chi tiết về nội dung này để mọi người nắm rõ hơn nhé
Thuế tự vệ được hiểu là thuế nhập khẩu bổ sung được sử dụng trong các trường hợp khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam quá mức gây ảnh hưởng thiệt hại nghiêm trọng hoặc gây mối đe dọa nghiêm trọng, cản sự hình thành đối với ngành sản xuất trong nước ta.
Thuế được hiểu chung chúng là một khái niệm không mấy xa lạ với cá nhân tổ chức nhất là những đối tượng đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế. Mặc dù vậy đối với các nhân viên kế toán đã đi làm và các em sinh viên khái niệm này còn khá mới mẻ vì trên thực tế thuế tự vệ không thường xuyên phát sinh giống như các loại thuế khác mà nó chỉ một số tình huống thuộc đối tượng cần phải nộp thuế tự vệ.
Một số các trường hợp sau cần áp dụng thuế tự vệ là:
- Số lượng, khối lượng hay trị giá của hàng hóa nhập khẩu hàng tương ứng được sản xuất trực tiếp trong nước, trị giá của hàng hóa cạnh tranh trực tiếp hay có xu hướng đột biến gia tăng tại mức tương đối.
- Vấn đề hàng hóa nhập khẩu có chiều gia tăng đột biến về khối lượng, số lượng, trị giá dẫn tới việc gây thiệt hại, đe dọa nghiêm trọng tới ngành sản xuất hàng hóa cạnh tranh, hàng hóa tương tự được sản xuất ngay trong nước hay ngắn cản tới sự hình thành đối với ngành sản xuất trong nước.
Nguyên tắc để áp dụng thuế tự vệ như:
- Thuế sẽ được áp dụng trong phạm vi mức độ hạn chế các thiệt hại nghiêm trọng và mức độ cần thiết để ngăn chặn cho ngành sản xuất trong nước, hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước có điều kiện nâng cao thêm khả năng cạnh tranh.
- Vấn đề áp dụng thuế tự vệ cần phải căn cứ vào kết luận điều tra tránh tình huống áp dụng tạm thời thuế tự vệ. Áp dụng thuế tự vệ căn cứ vào cơ sở không hề bị phụ thuộc, phân biệt đối xử vào xuất xứ hàng hóa.
Thời hạn để áp dụng thuế tự vệ sẽ kéo dài từ 4 năm đổ về đã bao gồm thời gian áp dụng thuế tự vệ nằm trong thời gian tạm thời. Có thể được gia hạn thời gian áp dụng loại thuế này tuy nhiên sẽ không kéo dài quá 6 năm và cần phải được đáp ứng thêm nhiều điều kiện vẫn còn nguy cơ gây ra thiệt hại hay thiệt hại nghiệm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Bên cạnh có cần phải có cơ sở để chứng minh rằng ngành sản xuất trong nước đang có sự điều chỉnh trong việc khả năng cạnh tranh được nâng cao.
- Cần phải tiến hành chính xác theo quy định của luật thuế xuất khẩu trong việc áp dụng thuế tự vệ.
- Người khai hải quan cần phải có nhiệm vụ, trách nhiệm kê khai và tiến hành nộp thuế chính xác theo quy định pháp luật dựa vào số lượng, mức thuế hay trị giá của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
- Bộ công thương quyết định vấn đề áp dụng thuế.
- Dựa vào những Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo quốc hội trường hợp lợi ích Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam bị vi phạm, xâm hại quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ sao cho phù hợp.
Hàng hóa khi nhập khẩu, xuất khẩu không phải bất kì một loại hàng nào cũng bắt buộc phải nộp thuế tự vệ. Các đối tượng chịu thuế tự vệ sẽ bao gồm:
- Hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam.
- Hàng hóa, sản phẩm khi tiến hành xuất khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan.
- Hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu, xuất khẩu tại chỗ và hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của công ty, doanh nghiệp tiến hành quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền phân phối.
Các đối tượng sẽ không cần phải chịu thuế tự vệ bao gồm:
- Hàng hóa, sản phẩm chuyển khẩu, quá cảnh, trung chuyển.
- Hàng hóa, sản phẩm viện trợ, viện trợ nhân đạo không hoàn lại.
- Hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ được dùng trong khu phi thuế quan, hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hóa, sản phẩm chuyển từ khu phi thuế quan này qua khu phi thuế quan kia.
Các đối tượng đi nộp thuế tự vệ đó đó:
- Chủ hàng có hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
- Những cơ quan, tổ chức nhận nhập khẩu hàng hóa, ủy thác xuất khẩu hàng hóa.
- Các đối tượng nhập cảnh hoặc xuất cảnh có hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu, xuất khẩu hay nhận gửi qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Các đối tượng được bảo lãnh, ủy quyền cũng như nộp thuế cho đối tượng cần phải nộp là:
- Đại lý tiến hành các thủ tục hải quan trong tình huống được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế nhập khẩu, xuất khẩu.
- Trong tình huống nộp thuế thay cho người nộp thuế thì dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính.
- Tổ chức những hoạt động, tổ chức tín dụng theo quy định của luật tổ chức tín dụng trong tình huống nộp thuế thay, bảo lãnh cho người nộp thuế.
- Đối tượng được chủ hàng hóa ủy quyền trong tình huống hàng hóa, sản phẩm là quà tặng cá nhân, quà biếu, gửi sau chuyến đi, hành lý gửi trước của người nhập cảnh, xuất cảnh.
- Chi nhánh của công ty, doanh nghiệp khi được ủy quyền nộp thuế thay cho công ty, doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật thì đối tượng được ủy quyền nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế.
- Đối tượng vận chuyển, thu mua hàng hóa sản phẩm trong định mức viễn thuế đối với cư dân biên giới tuy nhiên không áp dụng cho tiêu dùng, sản xuất mà lại mang bán tại thương nhân nước ngoài, thị trường trong nước được cho phép kinh doanh sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu tại chợ biên giới theo quy định pháp luật.
- Đối tượng nhập khẩu, xuất khẩu thuộc người miễn thuế, không chịu thuế tuy nhiên sau có sự thay đổi theo quy định pháp luật và chuyển qua đối tượng chịu thuế.
- Áp dụng thuế tự vệ khi số lượng đơn vị một mặt hàng trên thực tế nhập khẩu được ghi chép trong tờ khai hải quan, áp dụng cả thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá.
- Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp trị giá tính thuế nhập khẩu của mỗi mặt hàng nhập khẩu.
- Theo quy định của Bộ Công Thương mức thuế mỗi mặt hàng.
Phương pháp tính thuế tự vệ theo tỷ lệ phần trăm: Số tiến thuế chống bán phá giá, số tiền thuế tự vệ hay thuế chống trợ cấp phải nộp = số lượng mỗi mặt hàng sản phẩm thực tế ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp x Trị giá tính thuế được tính trên mỗi một đơn vị hàng hóa x Thuế chống bán phá giá, thuế suất thuế tự vệ hoặc thuế chống trợ cấp.
Phương pháp và cách tính thuế theo hình thức mức thuế tuyệt đối: Số tiến thuế chống bán phá giá, số tiền thuế tự vệ hay thuế chống trợ cấp phải nộp = số lượng mỗi mặt hàng sản phẩm thực tế ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp x số tiền thuế chống bán phá giá, số tiền thuế tự vệ hay thuế chống trợ cấp phải nộp trên mỗi một đơn vị hàng hóa.
Trong các tình huống chúng ta cần áp dụng biện pháp về thuế tự vệ để bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước. Qua nội dung trên hy vọng mọi người đã hiểu rõ về khái niệm thuế tự vệ là gì cũng như điều kiện và nguyên tắc để áp dụng thuế tự vệ, đừng quên download phần mềm quản lý vận tải để quy trình thực hiện công việc thuận lợi, dễ dàng hơn. Cảm ơn đã theo dõi timviec365.vn và hẹn gặp lại bạn đọc trong các nội dung hết sức bổ ích ở những bài viết kế tiếp nhé.
Thông tin về mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành trong xây dựng
Bạn đang muốn tìm hiểu về mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành? Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay trong nội dung bài viết sau đây để nắm rõ thông tin!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận