Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tôn Tẫn - Vị quân sư tàn tật nổi tiếng với nhiều diệu kế

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Thời Chiến quốc thì không thể không nhắc tới Tôn Tẫn, một danh tướng, một vị quân sư tài năng nhưng lại bị hãm hại bởi chính tài năng của mình. Tuy vậy, Tôn Tẫn vẫn được coi là một “kẻ địch đáng gờm” khi sở hữu nhiều diệu kế ấn tượng để có thể thực hiện được việc trả thù thành công. Vậy, cuộc đời của vị chiến lược gia tài năng của nước Tề ra sao? Những biến cố gì đã xảy ra trong cuộc đời của ông? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về Tôn Tẫn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tiểu sử và xuất thân của chiến lược gia Tôn Tẫn

Tôn Tẫn là một người nước Tề, sinh năm 382 TCN và mất vào năm 316 TCN. Về tiểu sử cũng như xuất thân hay gia đình của ông thì sử sách không ghi chép được quá nhiều. Chỉ biết được rằng, theo tương truyền thì Tôn Tẫn chính là cháu của Tôn Tử, còn được biết đến là Tôn Vũ. Tôn Vũ chính là một vị danh tướng được đánh là là kiệt xuất thời kỳ Xuân Thu của nước Ngô. Có lẽ, cũng chính bởi xuất thân như vậy mà thời kỳ Chiến quốc, Tôn Tẫn cũng được biết đến là một nhà quân sự đại tài, đặc biệt là cuốn Tôn Tẫn binh pháp do chính Tôn Tẫn đúc kết lại đã trở thành một trong những cuốn binh pháp nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

Tôn Tẫn
Tôn Tẫn

Theo như ghi chép thì Tôn Tẫn và Bàng Quyên đều bái Quỷ Cốc Tử làm thầy và cùng học về binh pháp. Về cái tên của Tôn Tẫn thì đây được xem là một cái tên có lai lịch khá bất ngờ và có phần thú vị. Dựa trên những câu chuyện dân gian được truyền lại thì vì Quỷ Cốc Tử đã biết được trước tương lai cũng như cuộc đời của cậu học trò nên đã đặt tên cho ông là Tẫn. Tuy nhiên, nếu xét theo một cách logic thì cái tên Tẫn này cũng chính là dân gian đã đặt cho ông dựa trên sự kiện mà ông đã phải trải qua.

Lý do cái tên Tôn Tẫn ra đời chính là việc mà Bàng Quyên sau khi học xong đã quyết định xin thầy xuống núi để có thể tìm đường công danh cho chính bản thân mình sau này. Thế nhưng, trong đầu lại luôn suy nghĩ và lo lắng về tài năng của Tôn Tẫn, sợ Tôn Tẫn sẽ có thể thay thế mình. Chính vì thế mà khi đã làm quan tại nước Ngụy thời Huệ Vương liền mời bạn học Tôn Tẫn đến nước Ngụy. Sau khi Tôn tẫn đến nước Ngụy liền vu khống tội tạo phản, khiến Tôn Tẫn phải chịu hình phạt là chặt đi xương ở đầu gối cùng với đó là thích lên mặt. Điều này đã khiến Tôn Tẫn trở thành một người tàn tật và cái tên Tẫn cũng từ đấy mà ra. Thời điểm này, “tẫn” được hiểu chính là hình phạt bị chặt đi xương đầu gối. Do vậy mà tên Tôn Tẫn được gắn liền với bi kịch đầu tiên trong cuộc đời của ông.

Tiểu sử và xuất thân Tôn Tẫn
Tiểu sử và xuất thân Tôn Tẫn

2. Những biến cố và thăng trầm trong cuộc đời Tôn Tẫn

Cuộc đời của Tôn Tẫn bắt đầu thực sự không hề đơn giản và êm đềm. Ở nước Ngụy thì bị bạn học hãm hại, bị tân hình và trở thành một kẻ tàn tật. Vậy, biến cố này liệu có thực sự trở thành một trở ngại khiến cho Tôn Tẫn lùi bước và cam chịu số phận của mình hay không?

2.1. Bị hãm hại bởi bạn học

Như đã kể ở trên, Tôn Tẫn vì bị Bàng Quyên hãm hại mà trở nên tàn tật. Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra là tại sao mà Bàng Quyên lại không giết đi Tôn Tẫn?

Lý giải điều này thì có 2 giả thuyết được đưa ra. Thứ nhất là Bàng Quyên có lòng trắc ẩn, cũng không nỡ triệt đường sống của bạn mình. Thứ hai chính là Bàng Quyên, ở sâu trong tiềm thức vẫn đánh giá khá thấp về sự mạnh mẽ của Tôn Tẫn. Đặc biệt là sau khi đã khiến cho Tôn Tẫn mất đi khả năng di chuyển bình thường cũng như việc bị thích lên khuôn mặt để xấu hổ phải giấu mặt và không làm tướng được nữa. 

Bị bạn học hãm hại
Bị bạn học hãm hại

Cho dù là lý do gì đi chăng nữa thì việc Bàng Quyên vẫn để cho Tôn Tẫn sống chính là sai lầm khiến cho chính mình phải trả giá sau này. Sự trở thành một người tàn tật đã khiến cho Tôn Tẫn không chỉ không mất đi niềm tin mà còn khơi dậy thêm ý chí chiến đấu, cũng như khao khát được vươn lên, trở thành một vị chiến lược gia tài ba trong lịch sử thời Chiến quốc.

2.2. Gặp được quý nhân và chuyển đến nước Tề

Trong cuộc đời của Tôn Tẫn, việc gặp được 2 người này chính là những quý nhân trong cuộc đời của ông. Vị quý nhân đầu tiên của ông chính là vị sứ giả của nước Tề, người này không được sử sách ghi chép lại cũng như không biết được tên họ là gì. 

Chỉ biết rằng, vào năm 366 TCN, Tôn Tẫn biết được thông tin về sứ giả của nước Tề sẽ đến đất Lương của nước Ngụy. Vì thế mà ông đã lén tới cầu kiến và thuyết phục vị sứ giả này có thể đưa mình về nước Tề. Chính sự tình kỳ lạ này đã khiến cho vị sứ giả cảm thấy rất ngạc nhiên và đưa ra quyết định là lén lút mang theo Tôn Tẫn về nước Tề cùng với mình.

Gặp được quý nhân
Gặp được quý nhân

Người quý nhân thứ hai của Tôn tẫn chính là Điền Kỵ. Thực tế thì Điền Kỵ chính là một vị danh tướng của nhà Tề, với việc bắc cầu thành công từ vị sứ giả, Tôn Tẫn khi đến nước tề đã trở thành một thượng khách của tướng Tề Điền Kỵ. Với việc nhìn rõ và khâm phục tài năng của Tôn Tẫn, Điền Kỵ đã quyết định tâu với vua là Tề Uy Vương về việc phong Tôn Tẫn làm thầy. Chính điều này đã giúp cho tài năng của Tôn Tẫn có cơ hội để dụng võ cũng như thể hiện.

3. Trận chiến thể hiện diệu kế của Tôn Tẫn

3.1. Trận chiến Quế Lăng - Vây Ngụy cứu Triệu

Trận chiến Quế Lăng chính là trận chiến tiêu biểu thể hiện tài năng của Tôn Tẫn khi tới nước Tề. Khi ấy, vào năm 353 TCN, Ngụy Huệ Vương phong Bàng Quyên giữ chức Đại tướng và trực tiếp dẫn quân đi tiến đánh nước Triệu. Trước tình hình yếu thế, vua của nước Triệu đã phải cầu cứu nước Tề. Lúc này, Tôn Tẫn đã gợi ý cho Điền Kỵ với diệu kế “vây Ngụy cứu Triệu”. Điều này có ý nghĩa là thay vì dẫn quân đi cứu giúp nước Triệu và đánh với đội quân của Bàng Quyên thì Điền Kỵ sẽ cầm quân tiến đánh nước Ngụy. Hay tin nước Tề đã kéo tới kinh đô của nước Ngụy là Đại Lương, Bàng Quyên liền tức tốc trở về nước để ứng cứu kịp thời. Nước triệu nhờ thế mà an toàn, quân của Điền Kỵ cũng giành thắng lợi khi đánh tan quân của Bàng Quyên ở trận chiến Quế Lăng này. 

Trận chiến Quế Lăng
Trận chiến Quế Lăng

Trong cuốn sách Sử Ký thì chỉ có các ghi chép về việc Bàng Quyên bị Điền Kỵ đánh bại ở trận Quế Lăng mà không hề nhắc tới việc Bàng Quyên bị bắt và được Tôn Tẫn thả đi. Còn ở cuốn Tôn Tẫn binh pháp thì ngay ở chương 1 đã nói về những sự kiện đã xảy ra giữa Tôn Tẫn và Bàng Quyên trong trận chiến Quế Lăng. Dù không chắc chắn, nhưng khả năng bắt và thả Bàng Quyên của Tôn Tẫn cũng thực sự cao vì Điền Kỵ biết khá rõ được câu chuyện của Tôn Tẫn. Cơ hội trả thù đã đến, hà cớ gì lại có thể bỏ qua. 

3.2. Trận chiến Mã Lăng - Kế “rút bếp”

Đến năm 341 TCN, Bàng Quyên theo chỉ thị của Ngụy Vương đã dẫn quân tiến đánh nước Tề. Lúc này, Tôn Tẫn sử dụng kế “rút bếp” để lừa Bàng Quyên trực tiếp đuổi theo quân đội của nước Tề.

Với kế “rút bếp”, Tôn Tẫn mỗi ngày cho quân lính đốt bếp ít đi so với ngày hôm trước. Hôm đầu là 10 vạn bếp thì hôm sau sẽ chỉ còn lại 5 vạn và hôm sau nữa sẽ là 3 vạn. Điều này đã khiến cho Bàng Quyên lầm tưởng rằng quân Tề đã bỏ trốn đi rất nhiều quân lính vì quá sợ hãi trước quân đội của nhà Ngụy. Chính vì thế mà đã không quản mệt nhọc mà tức tốc đuổi theo quân Tề và bỏ lại bộ binh chỉ mang theo bên mình là khinh binh.

Trận Mã Lăng
Trận Mã Lăng

Tiếp đến, Tôn Tẫn tính toán địa điểm sẽ “nghênh đón” quân Ngụy và đó chính là đường Mã Lăng, một con đường hẹp, hiểm trở, dễ vào mà khó ra, rất thích hợp cho việc mai phục quân địch. Tôn Tẫn liền sai quân chuẩn bị cung tên và thực hiện việc mai phục một cách cẩn thận. Sau đó liên sai một quân lính sơn trắng trên một thân cây và đề chữ “Bàng Quyên sẽ chết ở đây!”.

Và đúng như tính toán, Bàng Quyên cùng quân lính của mình đã mò mẫm tiến vào Mã Lăng lúc nửa đêm. Khi đang sai quân soi lửa để đọc dòng chữ thì bị quân nước Tề bắn tên một cách tới tấp. Biết mình khó có thể trở về, Bàng Quyên bèn cứa cổ mà chết ngay dưới cái cây đó. Trước lúc chết, câu nói của Bàng Quyên được sử sách ghi chép lại là “Toại khiếu thụ tử thành danh” có thể hiểu là “Thế là ta làm cái thằng ấy nổi danh”.

Theo như đánh giá thì chiến thuật mai phục mà Tôn Tẫn sử dụng được coi là một ví dụ điển hình cho câu nói “Dĩ lợi động chi, Dĩ tốt đãi chi”, dịch ra là “dùng lợi mà dụ địch tiến, trọng binh mai phục quân thù”. Đây là câu nói được trích dẫn trong cuốn binh pháp của Tôn Tử vô cùng nổi tiếng.

Kế rút bếp
Kế rút bếp

4. Lui về phía sau và cuốn sách Tôn Tẫn binh pháp

Sau khi đã đóng góp công lao không nhỏ và cứu giúp nước Tề thành công, Tôn Tẫn quyết định lùi về sau và sống một cuộc sống ẩn dật. Chính thời điểm này là lúc ông bắt đầu viết cuốn Tôn Tẫn binh pháp hay Binh pháp Tôn Tẫn, trở thành cuốn sách nổi tiếng của lịch sử Trung Quốc.

Theo như nhiều ghi chép thì cuốn sách binh pháp của Tôn Tẫn đã bị thất truyền. Tuy nhiên, vào cuối những năm thập kỷ 70 của thế kỷ XX thì các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật được cuốn sách Tôn Tẫn binh pháp nằm ngay bên cạnh cuốn Tôn Tử binh pháp. Dựa trên các nhận xét và đánh giá của giới chuyên môn thì Tôn Tẫn binh pháp được xem là cuốn sách kế thừa và có sự nâng cao hơn so với cuốn sách binh pháp của Tôn Vũ. Những sự phát triển này nhằm mục đích để có thể ứng dụng một cách phù hợp hơn với thời đại Chiến quốc mà ông ở và có sự khác biệt lớn với thời Xuân Thu của Tôn Vũ.

Điển hình như việc Tôn Tẫn nhắc đến rất nhiều về việc đánh thành, trong khi đó Tôn Vũ lại viết khá ít về điều này. Bên cạnh đó, Tôn Tẫn cũng hết sức chú trọng tới những vấn đề cũng như các chiến thuật mà những người cầm quân, cho dù ở bất kỳ thời kỳ nào cũng cần phải chú ý và quan tâm.

Tôn Tẫn binh pháp
Tôn Tẫn binh pháp

Dựa trên những kế sách của Tôn Tẫn, ngay cả Gia Cát Lượng cũng có sự ứng dụng với việc triển khai kế “thêm bếp” từ kế “rút bếp”. Nhằm mục đích để ngăn chặn quân của Tư Mã Ý đuổi theo, Gia Cát Lượng đã cho quân lính đốt số bếp của hôm sau nhiều hơn hôm trước để thể hiện số binh lính đang ngày càng lớn mạnh. và điều này đã giúp Gia Cát lượng thành công trong việc cắt đuôi Tư Mã Ý. 

Có thể nhận thấy, mặc dù bị hại trở thành người tàn tật, thế nhưng, Tôn Tẫn là minh chứng điển hình cho việc vượt lên trên số phận để thể hiện được tài năng của chính mình. Và trên đây chính là những chia sẻ về Tôn Tẫn, vị danh tướng tàn tật nhưng sở hữu nhiều diệu kế mang tầm chiến lược đỉnh cao.

Tào Tháo - Ngụy Vương gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử

Thời Tam Quốc hay trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa thì bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo chính là một trong những nhân vật có sự nổi tiếng không hề kém cạnh. Thống nhất miền Bắc, lập nên vương triều Tào Ngụy, trở thành Ngụy Vương  “hùng cứ một phương”. Thế nhưng, Tào Tháo lại là nhân vật gây ra nhiều tranh cãi nhất trong dư luận ở cả quá khứ và hiện tại. Là một gian thần hay một năng thần? Có lẽ đó sẽ là một câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta sẽ có một đáp án và nhận định riêng cho mình. Và để có thể đưa ra được câu trả lời thì tiểu sử Tào Tháo cũng như hành trình gây dựng sự nghiệp của Tào Tháo là điều mà các bạn cần cập nhật thông tin cho mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những sự nhận định một cách khách quan và chính xác hơn về Tào Tháo.

Tào Tháo

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;