Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Trolley là gì? Xe đẩy của nhân viên Housekeeping có gì đặc biệt?

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trolley là một hình ảnh rất quen thuộc thường thấy ở các khách sạn hiện nay. Đây là vật dụng quan trọng không thể thiếu giúp cho khách sạn có một không gian thoáng mát, sạch sẽ. Vậy bạn đã biết Trolley là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé!

1. Tìm hiểu về Trolley là gì?

1.1. Hiểu đúng nhất về thuật thuật ngữ Trolley là gì?

Trolley hiểu đơn giản nhất chính là chiếc xe đẩy thường được các nhân viên buồng phòng housekeeping (hk) trong khách sạn sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo đó, chiếc xe đẩy Trolley này sẽ chứa đựng các vật liệu, thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ cho công việc của các nhân viên buồng phòng tại khách sạn.

Hiểu đúng nhất về thuật thuật ngữ Trolley là gì
Hiểu đúng nhất về thuật thuật ngữ Trolley là gì?

Đầu mỗi ca làm hay khi có yêu cầu dọn dẹp, các nhân viên buồng phòng (housekeeping) sẽ nhận nhiệm vụ và đẩy xe Trolley đến các phòng để bắt đầu vệ sinh, quét dọn sạch sẽ không gian của các phòng.

1.2. Khi nào cần sử dụng đến Trolley?

Các xe đẩy Trolley thường chỉ sử dụng chủ yếu cho bộ phận buồng phòng nhưng cũng có thể sử dụng cho các runner khi khác có yêu cầu ăn uống ngay tại phòng. Theo đó, vào đầu mỗi ca làm việc, nhân viên bộ phận buồng phòng sẽ tiếp nhận các yêu cầu từ trưởng ca, quản lý khách sạn và làm công việc của mình. Lúc này, họ sẽ cần phải kiểm tra về các vật dụng cần thiết trên xe và bổ sung đầy đủ để các công đoạn thực hiện được diễn ra nhanh chóng nhất.

Khi nào cần sử dụng đến Trolley
Khi nào cần sử dụng đến Trolley?

Trong quá trình chuẩn bị dụng cụ cho xe đẩy, các nhân viên buồng phòng cần phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể sau:

- Cần phải có sự tính toán một cách chính xác nhất về sống lượng của các đồ đạc, dụng cụ cần thiết, của khách sạn, những loại hóa chất sử dụng dọn vệ sinh sạch sẽ tương ứng với số lượng phòng cần dọn dẹp theo yêu cầu.

- Nhân viên buồng phòng sẽ cần phải nhận toàn bộ các dụng cụ cần thiết nhất gồm cả xe đẩy từ kho của bộ phận.

- Cần kiểm tra cẩn thận về tình trạng của xe đẩy Trolley như thế nào, có vấn đề gì xảy ra hay không trước khi sử dụng cho công việc.

- Sắp xếp một cách ngăn nắp, gọn gàng các vật dụng, thiết bị trên xe để đảm bảo dễ nhìn thấy và thực hiện công việc một cách nhanh nhất.

Đặc biệt, một vấn đề mà nhân viên buồng phòng cần lưu ý khi sử dụng xe đẩy Trolley đó là một số cơ sở khách sạn có thể dùng giỏ xách thay cho xe đẩy. Và dù sử dụng dụng cụ nào thì các nhân viên cũng cần phải đảm bảo mang đầy đủ các dụng cụ cần thiết và sắp xếp thật ngăn nắp. Bên cạnh đó thì vào cuối mỗi ca, các nhân viên cũng cần vệ sinh xe đẩy sao cho đúng với quy định về tiêu chuẩn mà khách sạn đã đưa ra.

Việc làm khách sạn - nhà hàng tại Hồ Chí Minh

1.3. Đặc điểm của xe đẩy Trolley trong khách sạn

Xe Trolley được sử dụng khá phổ biến trong khách sạn nhằm hỗ trợ cho các nhân viên buồng phòng có thể hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Vậy đặc điểm của một chiếc xe đẩy Trolley như thế nào?

- Xe đẩy Trolley sử dụng trong khách sạn thường được làm bằng chất liệu là inox không bị gỉ hay cũng có thể được làm từ thép phun sơn và tĩnh điện. Theo đó, xe sẽ rất vững chắc và có khả năng chịu đựng được những đồ vật có trọng tải lớn, số lượng lớn.

- Xe đẩy Trolley sẽ bao gồm có 2 túi để đựng đồ bẩn thu về từ các phòng của khách sạn và có đặc điểm là không thấm nước như là các vỏ chăn, khăn tắm, vỏ ga, gối,...

Đặc điểm của xe đẩy Trolley trong khách sạn
Đặc điểm của xe đẩy Trolley trong khách sạn

- Xe còn có 3 ngăn tủ khá rộng sử dụng để chứa các đồ sạch mang đến khách sạn để thay là khăn tắm, vỏ chăn, vỏ ga, vỏ gối,...

- Ở phía trên của xe đẩy Trolley thì sẽ được phân chia thành nhiều ô nhỏ khác nhau để các đồ đạc nhỏ như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu,...

- Phía dưới xe đẩy Trolley sẽ là hệ thống 4 bánh xe để di chuyển được thiết kế vững chắc giúp xe có thể đi nhanh một cách nhẹ nhàng và đồ đạc không bị rơi ra bên ngoài.

- Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người hay mỗi khách sạn mà sẽ mua các loại xe đẩy Trolley với kích thước khác nhau. Các khách sạn có quy mô lớn thì thường sẽ sử dụng xe đẩy lớn hơn để chứa được nhiều đồ đạc hơn bởi nhu cầu cũng như các đồ đạc ở đó tiện nghi, hiện đại hơn so với các khách sạn có quy mô nhỏ.

- Loại xe này được sử dụng trong các khách sạn, các khu nhà hàng, du lịch, nhà nghỉ, resort, bệnh viện,...

>> Xem thêm: Babysitter là gì

2. Những loại xe đẩy Trolley khác thường sử dụng trong khách sạn, nhà hàng

Bên cạnh xe đẩy Trolley sử dụng cho bộ phận buồng phòng thì trong khách sạn cũng sử dụng xe này cho khá nhiều mục đích khác nhau, cụ thể đó là:

- Xe đẩy Trolley hành lý: Xe này được sử dụng để hỗ trợ cho các nhân viên Bellman chở hành lý của khách hàng khi lưu trú tại khách sạn vào check in hay giúp mang xuống sảnh khách sạn khi họ check out.

- Xe đẩy Trolley phục vụ mang thức ăn: Loại xe này sẽ chuyên sử dụng trong các nhà hàng nhằm mục đích hỗ trợ cho các nhân viên có thể đẩy các món ăn từ nhà bếp lên phục vụ cho khách hàng hoặc cũng có thể mang thức ăn đến các phòng Room service.

- Xe đẩy Trolley phục vụ mang rượu vang: Loại xe này sẽ được sử dụng trong các nhà hàng, khách sạn để hỗ trợ cho các nhân viên có thể mang rượu đến cho khách hàng tại nhà hàng hay mang đến các phòng đặc biệt theo yêu cầu.

Những loại xe đẩy Trolley khác thường sử dụng trong khách sạn, nhà hàng
Những loại xe đẩy Trolley khác thường sử dụng trong khách sạn, nhà hàng

- Xe đẩy Trolley phục vụ dọn bàn: Sau khi khách dùng bữa xong thì nhân viên phục vụ sẽ phải thu dọn đồ ăn thừa, bát đũa bẩn và với số lượng quá nhiều thì nhân viên sẽ phải sử dụng đến xe đẩy Trolley để hỗ trợ cho công việc được nhanh hơn.

- Xe đẩy Trolley phục vụ chở đồ giặt là: Xe này sẽ được sử dụng để thu gom quần áo, đồ vải bẩn để chuyển đến khu vực, bộ phận giặt là một cách nhanh nhất.

- Xe đẩy Trolley phục vụ dọn vệ sinh: Loại xe này có thể sử dụng trong khách sạn hoặc cũng thường được sử dụng khi dọn dẹp vệ sinh các điểm công cộng.

- Xe đẩy Trolley chở hàng hóa: Loại xe này thường được sử dụng nhằm mục đích chứa và di chuyển các dụng cụ, hàng hóa có trọng lượng lớn và số lượng nhiều mà người bình thường không có khả năng vận chuyển được hết cùng một lúc.

Việc làm quản lý khách sạn

3. Trên xe đẩy Trolley của Housekeeping khách sạn có những gì?

Một chiếc xe đẩy Trolley đạt chuẩn nhất khi sử dụng trong khách sạn hiện nay cần phải đảm bảo chứa đựng đầy đủ những dụng cụ như sau:

- Đồ vải sạch cho phòng trong khách sạn như:

+ Đồ vải làm giường bao gồm có chăn, ga, gối, đệm

+ Đồ vải để sử dụng trong phòng tắm như là khăn mặt, khăn tắm, áo tắm, thảm chân,...

Trên xe đẩy Trolley của Housekeeping khách sạn có những gì
Trên xe đẩy Trolley của Housekeeping khách sạn có những gì?

- Những vật dụng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động vệ sinh cá nhân của khách như là: sữa tắm, dầu gội, dầu xả, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng, lược, bông tăm, dao cạo râu + kem cạo râu, bao trùm tóc, kim chỉ, dép đi trong nhà tắm, giấy vệ sinh và một số đồ dùng để cắt móng tay, kem dưỡng da,...

- Thiết bị và hóa chất sử dụng để dọn dẹp, vệ sinh phòng khách sạn như là: máy hút bụi, chổi quét, bàn chải, đồ cọ rửa, dụng cụ lau sàn, khăn làm vệ sinh như khăn lau kính, khăn lau bồn rửa mặt, khăn lau sàn, lau bồn toilet, dụng cụ để đựng rác, khay đựng đồ dọn từ các phòng, các dung dịch để tẩy rửa, khử trùng, hóa chất để làm sạch bồn, sạch thảm, đánh bóng, găng tay, các loại biển báo về việc sàn trơn, không làm phiền, biển yêu cầu về công tác vệ sinh buồng phòng,...

- Xe đẩy Trolley còn cần có một số dụng cụ cần thiết khác cho công việc dọn dẹp phòng khách sạn như là: văn phòng phẩm (giấy, bút, phong bì,...), nước uống (nước lọc, nước ngọt,..), túi đựng rác, túi đựng đồ giặt, bảng giá giặt là, tài liệu hướng dẫn của khách sạn, các bản đồ du lịch, card của khách sạn, các đồ dùng khách có thể mượn thêm (móc treo quần áo, bát, đũa, chén, bình nước, máy ủi, ổ điện,...), đồ bẩn dọn từ các phòng,...

Việc làm nhân viên dọn phòng khách sạn

>> Xem thêm: Tablespoon là gì

Xe đẩy Trolley sử dụng để đựng các dụng cụ dọn dẹp phòng khách sạn
Xe đẩy Trolley sử dụng để đựng các dụng cụ dọn dẹp phòng khách sạn

4. Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng xe đẩy Trolley

Trong quá trình sử dụng xe đẩy Trolley, để đảm bảo cho sự an toàn và thể hiện sự chuyên nghiệp của một nhân viên buồng phòng khi làm việc trong khách sạn, đồng thời giúp cho quá trình làm việc được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn thì các nhân viên buồng phòng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

- Các sản phẩm thuộc về dòng miễn phí, các đồ amenities phải được sắp xếp ở trên cùng của xe đẩy.

- Những đồ đạc nặng thì cần xếp phía dưới, đồ nhẹ sẽ xếp ở phía trên.

- Toàn bộ các đồ bằng vải thì cần phải gập gọn gàng, vuông vắn, sắp xếp theo từng ô, từng loại, các nếp gấp phải được hướng ra bên ngoài.

- Những vật dụng nào có logo của khách sạn thì cần phải được xếp hướng ra bên ngoài.

- Tuyệt đối không được xếp đồ lên quá cao làm che khuất tầm nhìn khi điều khiển xe khiến khó di chuyển cũng như dễ bị rơi, đổ đồ.

- Không được đặt xe đẩy Trolley quá sát tường gây tróc sơn hay sát cửa là chắn lối ra vào của mọi người.

Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng xe đẩy Trolley
Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng xe đẩy Trolley

- Đồ bẩn sau khi dọn tuyệt đối không được để chung với đồ sạch, đồ mới.

- Cần phân loại các đồ bẩn trước khi đưa lên xe và chuyển về nơi xử lý.

- Trong trường hợp dọn các tàn thuốc lá thì cần phải làm ướt các đầu của mẩu thuốc trước khi cho vào túi đưa lên xe để đảm bảo an toàn, không gây cháy nổ.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về Trolley là gì cùng những thông tin cần thiết có liên quan đến sử dụng xe đẩy Trolley trong khách sạn. Từ đó có thể áp dụng vào công việc của mình một cách hiệu quả nhất nhé!

Tuyển dụng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;