
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Nguyễn Hằng
Thuật ngữ Lead có lẽ đã trở nên quá đỗi quen thuộc với những nhân viên Marketing. Chắc hẳn nhân viên nào thuộc ngành này cũng sẽ vô cùng vui mừng nếu như có thể chuyển đổi được những Lead này sang khách hàng. Và tôi chắc chắn rằng bất kể một nhân viên Marketing nào cũng muốn được thử cảm giác này một lần. Hãy đọc ngay bài viết này của timviec365.vn để có thêm phương pháp tăng tỷ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng nhé!
Không chỉ những nhân viên Marketing mới mong muốn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn điều này. Lý do mà họ có mong ước này được chúng tôi trình bày ở nội dung bên dưới.
Lead là những người đã được doanh nghiệp tiếp xúc với trước đó, do đó, khi những Lead này chuyển thành khách hàng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tiếp xúc lại với khách hàng mới.
Hơn nữa, nếu như những Lead này sau khi chuyển thành khách hàng mà cảm thấy hài lòng với dịch vụ mà công ty cung cấp thì họ hoàn toàn có thể trở thành những người giới thiệu sản phẩm dịch vụ của công ty cho bạn bè và người thân, đây là một kênh Marketing miễn phí mà lại đem lại hiệu quả vô cùng cao. Chính vì lẽ đó, việc nuôi Lead hay có những chính sách chăm sóc khách hàng CRM là hoàn toàn cần thiết.
Việc tăng tỷ lệ chuyển đổi này còn giúp công ty tăng được lượt tương tác trên các nền tảng truyền thông mà doanh nghiệp sử dụng. Những người được tiếp xúc khi qua phễu chuyển thành các Lead là những người đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhưng họ chưa mua, do đó, việc nuôi Lead giúp cho những sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp nhận được nhiều tương tác hơn.
Lượt tương tác này càng cao thì khiến các Lead càng tin tưởng càng dễ chuyển đổi thành khách hàng của doanh nghiệp.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành cho ra kết quả có trung bình 92% người tiêu dùng các mặt hàng mua hàng là do sự giới thiệu từ người quen của họ. Do đó, sự quảng bá từ khách hàng cho sản phẩm của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, nó giúp phần đóng góp vào doanh số của công ty.
Hơn nữa, sự quảng bá giúp tăng doanh số này lại hoàn toàn miễn phí.
Trong nội dung ở mục này chúng tôi cung cấp cho bạn hai công thức để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng. Đầu tiên cùng tìm hiểu tổng quan chung làm sao để tăng tỷ lệ chuyển đổi này.
Thứ nhất, để có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi thì bạn cần dành thời gian cho việc phân đoạn thị trường và phân chia khách hàng thành nhiều tập hợp nhỏ hơn có điểm chung với nhau. Từ đó, có thể thiết lập những chính sách riêng cho từng tệp khách hàng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thành công.
Bạn có thể sử dụng thêm các công cụ khác để giúp bạn có thể phân chia khách hàng và quản lý chính sách chăm sóc các tệp khách hàng một cách có hiệu quả hơn. Các phần mềm CRM sẽ là trợ thủ đắc lực hỗ trợ cho bạn trong trường hợp này.
Thêm vào đó, hãy tăng cường các hoạt động phối hợp giữa những bộ phận khác nhau trong công ty của bạn để có thể theo dõi được sự thay đổi tâm lý hành vi của khách hàng qua từng giai đoạn khác nhau trong một Lead.
Chăm sóc khách hàng một cách đồng bộ, từ đó sẽ giúp cho khách hàng của bạn cảm thấy hài lòng hơn về dịch vụ của công ty. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến những hành vi có lợi như tăng tỷ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng.
Kêu gọi hành động ở đây có nghĩa là bạn sử dụng các động từ ví dụ như “Mua ngay”, “Gọi ngay”, “Dùng thử ngay”,…. Để định hướng hành động cho khách hàng. Cần sử dụng các hành động kêu gọi này ở tất cả các sản phẩm truyền thông trong chiến dịch của doanh nghiệp bạn.
Tâm lý khách hàng thường thích những sản phẩm có tính khan hiếm, thêm vào đó họ cũng quan niệm rằng những sản phẩm nào có nhiều người sử dụng thì tức là nó là những sản phẩm đáng sử dụng. Do đó, bạn có thể sử dụng một vài cụm từ có tác động mạnh hơn như “Chỉ duy nhất hôm nay”, “Còn duy nhất 5 suất”,…. Để có thể làm tăng giá trị cảm nhận cho khách hàng thúc đẩy họ đưa ra hành động nhanh hơn.
Tuy nhiên, khách hàng sẽ cảnh giác nếu họ cảm thấy bạn dẫn dắt họ một cách quá rõ ràng khi có quá nhiều call to action trong một sản phẩm truyền thông. Do đó, ở mỗi bài viết chỉ nên sử dụng call to action một lần duy nhất.
Hãy cho khách hàng cảm thấy rằng họ nhận được nhiều lợi ích hơn khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách cung cấp cho họ những bản dùng thử hoặc những sản phẩm free.
Khi họ cảm thấy rằng mình nhận được nhiều lợi ích từ việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dẫn tới hành vi mua của họ.
Có rất nhiều chuyên gia đã chứng minh rằng khi có quá nhiều sự lựa chọn, khách hàng sẽ phân vân và mất thời gian trong việc ra quyết định, đôi khi việc cung cấp quá nhiều sự lựa chọn sẽ làm bạn bị mất đi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình.
Do đó, website hay landing page chỉ nên giữ sự tối giản, càng tối giản càng tốt. Một landing page chỉ nên hướng khách hàng tới việc sử dụng một dòng sản phẩm nhất định. Mục tiêu của bất kỳ sản phẩm truyền thông nào cũng đều cần phải rõ ràng.
Nên test các nội dung trước khi rót cho chúng một ngân sách quá lớn.
Hãy phân tích thật kỹ càng tâm lý khách hàng mục tiêu của mình. Thứ họ cần là gì, bạn hãy tập trung miêu tả sản phẩm của mình làm nổi bật yếu tố sản phẩm mà họ cần hay nói theo cách khác chính là hãy đưa cho khách hàng giá trị mà họ đang cần ở sản phẩm của doanh nghiệp, sản phẩm này của doanh nghiệp giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng.
Những lợi ích mà khách hàng cần là khác nhau, do đó, hãy tạo nhiều nội dung xem nội dung nào đánh đúng vào insight của khách hàng và rót ngân sách vào nội dung đó nhé. Bạn có thể thử một số nội dung như nêu danh sách những đặc điểm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hoặc là nếu khách hàng không mua ngay sản phẩm của doanh nghiệp bạn thì khách hàng sẽ mất đi những gì.
Một tiêu đề tạo sự tò mò cho khách hàng là điều không thể thiếu, vậy nên hãy tạo một tiêu đề thật sự thu hút khách hàng của bạn nhé.
Tuy nhiên, không nên giật tít ở toàn bộ nội dung landing page của bạn, để có thể giữ chân khách hàng ở lại bạn cần sử dụng ngôn ngữ gần gũi và thân thiện với họ hơn để gửi tới họ những kiến thức hay ho và bổ ích mỗi ngày.
Không nên tạo quá nhiều chú ý trong một landing page vì điều đó làm khách hàng cảm thấy phiền phức và họ không nhận được gì giá trị từ trang của bạn.
Bố cục của sản phẩm truyền thông nên nổi bật ở những lời kêu gọi và những thông điệp chính mà bạn muốn cung cấp cho khách hàng. Hơn nữa, khách hàng luôn muốn giữ sự tiện lợi nhất, họ không muốn mất quá nhiều thời gian để tìm cách liên hệ với bạn để mua sản phẩm. Do đó, hãy giữ nút call to action thật nổi bật để khách hàng có thể tìm thấy bạn một cách nhanh nhất nhé!
Bên cạnh đó để thương hiệu của bạn nổi bật hơn trong mắt khách hàng thì logo thương hiệu của bạn cũng phải thật nổi bật nhé, kể cả khi không bán được hàng thì bạn cũng sẽ tăng được độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp mình.
Hãy làm cho các sản phẩm truyền thông của các bạn có một Visuals thật là ngăn nắp và gọn gàng, hình ảnh hài hòa sẽ gây chú ý hơn là những sản phẩm quá nhiều màu sắc đó nhé!
Tối ưu hóa trên mọi nền tảng để người dùng của bạn dù là ở nền tảng nào thì cũng sẽ có những trải nghiệm tốt nhất.
Con người có hành vi đặt sự tin tưởng vào những dịch vụ, sản phẩm mà những người đóng vai trò là khách hàng như họ đã kiểm chứng. Do đó, hãy sử dụng những feedback này như một cách thể hiện thông điệp của họ.
Đồng thời, có thể sử dụng thêm các KOLs hoặc các Influencer để có thể tăng thêm tính tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Thu thập những feedback này và cập nhật một cách thường xuyên nhé! Đây cũng là một cách tốt để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng hiệu quả.
Trên đây là một vài thông tin về tỷ lệ chuyển đổi Lead sang khách hàng mà chúng tôi muốn truyền tải đến quý bạn đọc. Hãy thử ngay cách tăng tỷ lệ chuyển đổi mà chúng tôi chia sẻ và quay lại đây cho chúng tôi biết kết quả mà bạn đạt được nhé!
Criteo remarketing là gì?
Nếu bạn đang tìm hiểu Criteo remarketing là gì thì hãy truy cập vào liên kết bên dưới để chúng tôi cung cấp một vài điều hay ho về chủ đề này cho bạn nhé!
Chia sẻ
Bình luận