Tác giả: Phạm Hà
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 08 năm 2024
Wool merino, Wool cashmere hay Wool mohair là những cụm từ có lượt tìm kiếm cao nhất trong khoảng thời gian vừa qua. Điều này không có gì lạ, bởi vải Wool đã dần phổ biến trong thời gian gần đây và là xu hướng mới trong lĩnh vực thời trang. Hiện nay, có vô số kiểu biến tấu vải Wool khác nhau. Hãy cùng timviec365.vn đi câu trả lời Wool là vải gì để hiểu hơn về loại có một không hai này nhé!
Wool là một loại vải có nguồn gốc từ động vật đầu tiên trên thế giới. Nó còn có tên khác là sợi len, đây chính là một loại sơ nhận được từ lớp lông phủ trên động vật như dê, lạc đà, thỏ,…
Chất liệu này chủ yếu được tạo ra từ nguyên liệu thô với 97% protein và chất béo. Mặc dù có nguồn gốc từ động vật nhưng vải Wool khá phổ biến trên thế giới. Theo thống kê, số người sử dụng vải Wool chỉ đứng sau vải cotton và vải tổng hợp.
Vải Wool bắt đầu xuất hiện trên thế giới từ 11.000 năm trước, khi mà những con cừu được thuần hóa đầu tiên đã được nhà sản xuất chọn lọc các con vật có bộ lông đẹp nhất để làm nên các bộ trang phục giữ ấm. Giống như vải lanh và da động vật, vải Wool là một trong những loại vải quan trọng trong thời đế chế La Mã cổ đại. Những người ở vùng đất xứ lạnh như người châu Âu và người Trung Cổ đặc biệt yêu thích chất liệu này bởi khả năng giữ ấm và vẻ đẹp mềm mại của nó.
Đến khoảng những 1200 sau Công nguyên, lĩnh vực sản xuất vải Wool đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Châu Âu. Những người thuộc Xứ sở sương mù đã đưa vải Wool vào lục địa Châu Đại Dương làm nên một quỹ đạo hoàn toàn mới trong ngành công nghiệp sản xuất vải Wool trên toàn cầu.
Mãi đến tận sau này, các loại vải cotton và vải tổng hợp đã lần lượt được ra đời, khiến cho nhu cầu sử dụng vải Wool đã bị suy giảm mạnh. Mặc dù vậy, vải Wool vẫn được sản xuất đại trà và được làm nên từ nhiều loại lông động vật hơn. Điều này đã giúp cho vải Wool không bị cạnh tranh từ chất liệu khác.
Quy trình sản xuất vải Wool được diễn ra khá phức tạp. Những người công nhân trong nhà máy phải thực hiện lần lượt 6 bước công việc sau:
Bước 1: Người công nhân bắt đầu cắt xén lông động vật. Thông thường, bước này sẽ chỉ được thực hiện vài lần trong năm bởi cần có thời gian chờ đợi lông động vật mọc và đạt đủ chất lượng.
Bước 2: Những người thợ vải sẽ sử dụng các chất hóa học để làm sạch các sợi Wool ngắn và tiến hành phân loại chất liệu.
Bước 3: Họ sẽ thực hiện công đoạn chải thô để những sợi len ngắn thành các sợi dài rồi tiếp tục mang đi kéo sợi và giặt.
Bước 4: Những sợi Wool sau khi được kéo sẽ được dệt thành vải, quần áo và các loại vải khác theo nhu cầu của người sử dụng.
Bước 5: Thực hiện nhúng thành phẩm vào nước để khóa các liên kết trong các sợi Wool.
Bước 6: Thực hiện kỹ thuật chống co rút cho sợi vải.
Là một chất liệu có nguồn gốc 100% từ động vật, vải Wool có các đặc tính nổi bật và khác biệt, không phải chất liệu nào trên thế giới cũng sở hữu. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các đặc điểm nổi bật như:
Vải Wool có hình thức và màu sắc rất cuốn hút bởi chúng bởi có thể nhìn trực tiếp các sợi len và kết cấu đan dệt sợi vải. Khi sờ bề mặt vải, người dùng sẽ cảm nhận được sự mềm mại, khá xốp và ít nhăn. Điều này sẽ khiến người mặc có được cảm giác của sự nhẹ nhàng, thoải mái.
Vải Wool có độ co giãn và độ đàn hồi cực kỳ cao, đồng thời có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, vải Wool còn có khả năng chịu nhiệt, cách nhiệt và cách điện. Khi đến gần ngọn lửa, vải Wool cháy rất chậm, thậm chí còn tắt ngay khi vừa lấy ra khỏi lửa.
Điều thú vị là vải Wool còn có thể hấp thụ thuốc nhuộm trực tiếp mà không cần phải sử dụng bất kỳ chất hóa học nào. Về cơ bản, các loại trang phục từ vải Wool rất nhẹ và xốp. Chúng có khả năng thoáng mát ban ngày, giữ ấm ban đêm. Đây là lý do chính khiến chất liệu Wool vô cùng được ưa chuộng trên thị trường.
Bên những ưu điểm nổi bật kể trên, vải Wool vẫn còn những nhược điểm nhất định khiến các nhà sản xuất “đau đầu” tìm cách khắc phục. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vải Wool không còn giữ được bền chắc khi nhúng trong môi trường kiềm.
Ngoài ra, sau một thời gian bảo quản, vải Wool dễ bốc mùi ẩm mốc khó chịu khiến chúng ta bắt buộc phải đem đi phơi hay giặt lại. Tuy nhiên, sau khi giặt, chất liệu thường rất lâu khô.
Xem thêm: Tìm hiểu vải sợi pha là gì? Phân loại và đặc điểm của vải sợi pha
Vải len đóng vai trò quan trọng trong ngành thời trang và được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Vải Wool được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ nội thất, trang phục đến cả đồ handmade
Trong lĩnh vực may mặc, vải Wool vẫn giữ được vai trò từ thuở sơ khai là giữa nhiệt cho cơ thể. Chúng ta có thể kể đến các trang phục phổ biến như áo len, áo khoác, váy liền, chân váy,… Tất cả đều đa dạng màu sắc và hình thức, phù hợp với mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ em.
Trong sản xuất phụ kiện, vải Wool được dùng để sản xuất rất nhiều đồ trang trí khác nhau như khăn choàng, vải len, bít tất,… Thậm chí, ở một số nước, vải Wool sử dụng cho nhân viên cứu hỏa và các ngành nghề khi tiếp xúc với cháy nổ.
Không chỉ trong lĩnh vực may mặc, vải Wool còn được ứng dụng vào đồ nội thất để đáp ứng thị hiếu của người dùng. Tùy từng chất lượng và sợi Wool khác nhau, người ta sẽ sử dụng chất liệu này để làm thảm, phụ gia xây dựng. Ngoài ra, vải Wool còn dùng để bọc ghế sofa, chăn hay rèm cửa.
Có thể nhiều bạn không tin nhưng vải Wool được sử dụng phổ biến để làm đồ Handmade. Các sản phẩm Handmade từ nguyên liệu này bao gồm mũ, giỏ đồ, gấu bông, hoa tai, vòng cổ,... Tất cả các sản phẩm này đã được cá nhân hoặc nhóm làm và mang lại thu nhập khá cao.
Để giúp vải Wool kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng, các bạn cần chú ý một số bí quyết bảo quản như sau:
Trước khi tiến hành vệ sinh hay bảo quản các trang phục từ vải Wool, các bạn sẽ lấy hết các đồ vật trong túi ra. Điều sẽ giúp sợi Wool hạn chế khả năng bị chảy xệ hay bị giãn.
Các bạn tuyệt đối không được sử dụng bàn là để ủi vải Wool. Bởi chất liệu này rất bị sun, quăn, làm thay đổi cấu trúc ban đầu của sợi vải.
Các bạn nên giặt vải bằng phương pháp giặt khô để giúp chúng hạn chế được hỏng hóc hay bay màu. Trong trường hợp bắt buộc phải giặt bằng nước, các bạn nên cho một ít dấm trung hòa vào nước giặt để giữ màu trên trang phục.
Trong quá trình phơi, các bạn nên để trang phục vải Wool trên một mặt phẳng để chúng không bị nhăn. Đồng thời, các bạn cũng cần chú ý không phơi trang phục Wool dưới ánh nắng gắt để hạn chế vải bị phai màu hoặc hỏng cấu trúc vải.
Như vậy, timviec365.vn đã cho chúng ta biết được Wool là vải gì và đặc điểm của vải Wool. Về cơ bản, vải Wool là một chất liệu cao cấp với đa dạng chủng loại và màu sắc. Các bạn nên cân nhắc vào mục đích và điều kiện kinh tế để có quyết định sử dụng trang phục phù hợp nhất.
Vải cotton lạnh là gì – Đặc điểm nổi bật của vải cotton lạnh
Vải cotton lạnh là một loại vải đem đến cho người sử dụng rất nhiều tính năng độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của vải cotton lạnh ở ngay dưới đây!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc