Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 08 năm 2024
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, chính vì vậy mà các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Đặc biệt, nước ta được đánh giá là một đất nước đáng để đầu tư nhất Châu Á. Để có thể đầu tư vào Việt Nam thì một trong những giấy tờ và thủ tục quan trọng không thể thiếu là giấy chứng nhận đầu tư. Vậy làm thế nào để xin giấy chứng nhận đầu tư nhanh chóng? Cùng chúng tôi khám phá các thông tin về giấy chứng nhận đầu tư qua bài viết dưới đây nhé!
Trước hết, bạn cần phải hiểu được giấy chứng nhận đầu tư là gì, những trường hợp được cấp phép và không cần sử dụng giấy xin đầu tư này.
Giấy chứng nhận đầu tư còn có thể được biết đến dưới tên gọi khác như giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, đó là tài liệu điện tử hoặc bằng giấy chứng minh thông tin của một nhà đầu tư về một dự án đầu tư cụ thể. Khi nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị xin giấy chứng nhận tại các cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng được đầy đủ những điều kiện do pháp luật đề ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận này cho nhà đầu tư.
Hiện nay, nhà đầu tư có thể đầu tư vào Việt Nam theo 5 hình thức đầu tư khác nhau (theo quy định tại Điều 21 của Luật Đầu tư năm 2024 đưa ra): Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; thực hiện dự án đầu tư; đầu tư góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần; hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC; một số hình thức đầu tư khác và loại hình tổ chức kinh tế mới do Chính phủ quy định.
Theo quy định do Luật đầu tư đưa ra, trong điều 36, không phải doanh nghiệp nào cũng cần xin giấy phép chứng nhận đầu tư. Nếu nhà đầu tư thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì mới cần đăng ký xin giấy chứng nhận đầu tư:
- Đầu tiên, dự án đầu tư từ nhà đầu tư của nước ngoài sẽ cần xin giấy phép đầu tư.
- Thứ hai, các dự án đầu tư từ các tổ chức của kinh tế, bao gồm 1 trong 3 trường hợp:
+ Nếu là công ty hợp danh thì cần có đa số các thành viên hợp danh trong công ty là các chủ thể cá nhân nước ngoài hoặc có một nhà đầu tư nước ngoài cần nắm số vốn điều lệ là 51% trở lên.
+ Tương tự như các tổ chức kinh tế, thành viên thuộc trường hợp 1 và cần phải nắm số vốn điều lệ ít nhất là 51%.
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và có tổ chức kinh tế thuộc vào trường hợp 1, nắm số vốn điều lệ ít nhất từ 51%.
Tại Điều 36 của Luật này đưa ra, các công ty, doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Những dự án đầu tư từ những nhà đầu tư ở trong nước.
- Các dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế, trừ khi rơi vào một trong ba trường hợp sau đây, sẽ chỉ tuân thủ các quy định khi thành lập các tổ chức kinh tế khác với nhà đầu tư trong nước; đầu tư theo hình thức mua cổ phần, đầu tư theo hình thức góp phần, mua phần góp của các tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo các hình thức hợp đồng của BCC. Cụ thể:
+ Đa số các thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài nếu tổ chức kinh tế đó là công ty hợp danh hoặc có nhà đầu tư tại nước ngoài nắm số vốn điều lệ lớn hơn 50%, ít nhất là 51%.
+ Tất cả các tổ chức kinh tế tương tự sẽ cần nắm giữ ít nhất 51% số vốn điều lệ.
+ Có tổ chức kinh tế và nhà đầu tư nước ngoài giống như trên nắm số vốn điều lệ ít nhất bằng 51%.
- Các dự án đầu tư thuộc tổ chức kinh tế, mua cổ phần với hình thức góp vốn thuộc về các tổ chức này.
Như bạn có thể thấy, các đối tượng trong phần mà chúng tôi đã nêu ở trên cần phải thực hiện các thủ tục để xin giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn thắc mắc vì sao cần phải có giấy phép đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Nhờ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư sẽ được cơ quan nhà nước kiểm soát và quản lý hoạt động dễ dàng hơn.
- Giấy chứng nhận đầu tư ảnh hưởng tới quá trình đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, bởi:
+ Để một dự án có thể hoạt động được bình thường, giấy chứng nhận được xem một giấy tờ vô cùng quan trọng của một dự án đầu tư.
+ Theo quy định do Luật đầu tư đưa ra, các trường hợp bắt buộc phải xin giấy chứng nhận đầu tư thì cần phải xin cấp phép giấy này, đây là một quy định bắt buộc.
Để xin giấy cấp phép chứng nhận đầu tư, bạn cần thực hiện thủ tục theo đúng các trình tự như sau:
- Đối với quyết định chủ trương đầu tư theo đúng quy định của các nước, các dự án đầu tư thuộc diện này cần chờ đợi thời gian là tối đa 5 ngày làm việc. Cơ quan đăng ký đầu tư kể từ khi nhận được các quyết định chủ trương của chủ đầu tư, các giấy tờ này đều hợp thì tối đa 5 ngày làm việc, chủ đầu tư sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp thứ hai, các chủ đầu tư cần thực hiện các thủ tục lần lượt theo các trình tự sau nếu dự án đầu tư không thuộc vào diện của các quyết định chủ trương đầu tư giống như quy định. Các chủ đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký giấy phép đầu tư tới cơ quan của phòng đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư, hồ sơ gồm có:
+ Đề nghị thực hiện dự án đầu tư bằng các văn bản.
+ Các giấy tờ của nhà đầu tư cần chuẩn bị gồm có: Nếu là cá nhân thì cần chuẩn bị căn cước công dân (có chíp hoặc không), chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu. Nếu là tổ chức, nhà đầu tư cần có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đề xuất trong dự án đầu tư.
+ Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư cần cung cấp giấy tờ chứng minh được phép sử dụng một địa điểm cụ thể để thực hiện việc tiến hành dự án.
+ Việc hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ cần có bản sao của các tài liệu, giấy tờ cam kết, tài liệu về nhà đầu tư có năng lực tài chính, báo cáo tài chính tại thời điểm 2 năm gần nhất, cam kết về việc hỗ trợ tài chính của các tổ chức tài chính.
+ Cần thêm tờ đơn giải trình về việc sử dụng công nghệ nếu công nghệ áp dụng trong dự án đầu tư thuộc vào danh sách công nghệ bị hạn chế chuyển giao.
+ Nếu dự án đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng BCC thì cần có hợp đồng BCC đi kèm.
Tính từ ngày chủ đầu tư nộp các giấy tờ trong bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 15 ngày, chủ đầu tư sẽ được cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư không được cấp giấy phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản tới nhà đầu tư và nêu rõ lý do tại sao bị từ chối.
Nếu bạn xin cấp phép đầu tư cho một dự án đầu tư xây dựng nhưng chưa biết cách quản lý hiệu quả thì hãy sử dụng phần mềm quản lý dự án đầu tư mang tên phần mềm quản lý đầu tư xây dựng 365. Đây sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực các nhà đầu tư quản lý dự án đầu tư hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những thông tin quan trọng về việc xin giấy chứng nhận đầu tư. Với những trường hợp nằm trong phạm vi cần xin giấy phép chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ cần thiết để xin cấp phép giấy chứng nhận đầu tư nhanh chóng nhất. Đây là giấy tờ quan trọng không thể thiếu đối với các dự án đầu tư, giúp nhà nước quản lý hoạt động đầu tư một cách dễ dàng.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là một giấy tờ vô cùng cần thiết, là điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp thực hiện dự án xây dựng. Tìm hiểu thông tin về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng qua đường dẫn bài viết dưới đây!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc