
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Khi tham gia vào các dự án xây dựng, các đơn vị tổ chức và thi công công trình xây dựng cần phải có năng lực hoạt động trong xây dựng. Chứng chỉ năng lực hoạt động trong xây dựng là cơ sở để đánh giá năng lực của các đơn vị thi công và nhà thầu xây dựng. Vậy chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có bắt buộc và cần thiết không? Cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về chứng chỉ này qua bài viết dưới đây nhé!
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được xem là bản đánh giá vắn tắt cho các đơn vị, công ty có đủ năng lực và điều kiện tham gia những hoạt động nằm trong lĩnh vực xây dựng do Bộ xây dựng, Sở xây dựng cấp. Các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần có chứng chỉ này làm cơ sở, thủ tục pháp lý hoạt động.
Theo Nghị định của Chính phủ, nếu các tổ chức, đơn vị không có chứng chỉ năng lực hoạt động thì sẽ không được giam gia các hoạt động trong xây dựng như đấu thầu, thi công công trình xây dựng, thanh quyết toán, nghiệm thu công trình…
Chứng chỉ này được xem là cơ sở nhận được sử công nhận hợp pháp của chính phủ trong lĩnh vực xây dựng như năng lực giám sát, thi công và quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng là bản chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của các đơn vị xây dựng trước khách hàng của mình. Đồng thời, khi hoạt động, vận hành thi công công trình xây dựng, bạn sẽ tránh được các rắc rối về các thủ tục pháp lý.
Ngoài ra, chứng chỉ năng lực hoạt động này sẽ ghi rõ các quyền hạn, điều kiện của các đơn vị, tổ chức tham gia các hoạt động xây dựng trên toàn bộ lãnh thổ của nước Việt Nam.
Thời hạn của chứng chỉ năng lực sẽ có hiệu lực từ khi cấp lần đầu tiên cho các đơn vị hoặc gia hạn chứng chỉ hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ và có hiệu lực 10 năm. Trường hợp các đơn vị muốn cấp lại các chứng chỉ (chứng chỉ cũ còn thời hạn nhưng bị hư hỏng, mất hoặc ghi sai thông tin) hoặc muốn điều chỉnh, bổ sung nội dung cho chứng chỉ thì ghi lại thời hạn theo chứng chỉ đã được cấp từ trước.
Như đã nói ở trên, chứng chỉ năng lực hoạt động là chứng chỉ bắt buộc đối với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia thực hiện các hoạt động, dự án xây dựng. Theo đúng quy định của pháp luật, đây là điều kiện bắt buộc với các doanh nghiệp hoạt động trong xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, để có thể tham gia các hoạt động xây dựng như đấu thầu, thi công xây dựng công trình, nghiệm thu quyết toán các công trình xây dựng thì chứng chỉ năng lực hoạt động là điều kiện cần và đủ.
Các đơn vị, tổ chức dưới đây khi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng sẽ cần đến chứng chỉ năng lực hoạt động trong xây dựng:
- Khảo sát xây dựng: Những người tham gia khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, công trình địa chất thủy văn.
- Thiết kế và thẩm tra thiết kế: Những đơn vị, tổ chức thực hiện thiết kế công trình giao thông, công trình xây dựng dân dụng, thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kế công trình xây dựng công nghiệp, thiết kế công trình nông nghiệp phát triển nông thôn, thiết kế công trình điện – cơ điện, thiết kế công trình cấp thoát nước.
- Những đơn vị, cá nhân lập quy hoạch xây dựng và quản lý các dự án đầu tư trong xây dựng.
- Kiểm định xây dựng.
- Nhân sự thi công xây dựng các công trình.
- Những đơn vị, cá nhân giám sát thi công công trình xây dựng: Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ, giám sát thi công xây dựng công trình và giám sát lắp đặt thiết bị công trình.
- Đơn vị, tổ chức thực hiện quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư trong xây dựng.
Xem thêm: Phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng công trình
Các doanh nghiệp, công ty hiện nay nếu muốn cấp chứng chỉ năng lực hạng 2, 3 thì cần phải đáp ứng được các quy định trong Điều 57, Nghị Định 100 do Sở xây dựng đưa ra. Cụ thể:
- Doanh nghiệp, công ty cần đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp.
- Các nội dung đăng ký xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động này cần phải hợp lý và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đã cấp giấy đăng ký kinh doanh từ trước.
- Những người trong doanh nghiệp, tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực này cần có các chứng chỉ hành nghề tương ứng với lĩnh vực xin cấp phép và có chứng chỉ hành nghề xây dựng phù hợp. Chẳng hạn: Cá nhân chủ chốt trong doanh nghiệp cần có năng lực chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 2 thì mới có thể xin lĩnh vực thi công dân dụng hạng 2.
- Đối với các doanh nghiệp thi công xây dựng hay xin khảo sát xây dựng cần có máy móc, thiết bị thi công phù hợp.
Hiện nay, chứng chỉ năng lực hoạt động trong xây dựng gồm có 3 hạng là hạng 1, hạng 2 và hạng 3.
Để có thể được cấp chứng chỉ này, doanh nghiệp, tổ chức cần phải có hợp đồng kèm các biên bản nghiệm thu công trình của 2 hợp đồng xây dựng hạng 2 hoặc ít nhất 1 hợp đồng trong xây dựng hạng 1 kèm theo các quyết định phê duyệt trong dự án. Những nhân sự, cá nhân thực hiện chủ trì hay chủ nhiệm dự án xây dựng cần phải có chứng chỉ hành nghề trong xây dựng phù hợp, cùng với đó là công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn.
Để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động trong xây dựng hạng 2 thì các công ty, doanh nghiệp cần có 2 hợp đồng xây dựng hạng 3 hoặc ít nhất 1 hợp đồng xây dựng hạng 2 chứng minh được quy mô của cấp công trình cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, các cán bộ chủ chốt thực hiện dự án xây dựng cần có chứng chỉ hành nghề phù hợp.
Đối với chứng chỉ năng lực hoạt động hạng 3, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải đăng ký kinh doanh có mã ngành phù hợp. Còn các cá nhân chủ trì hay chủ nhiệm dự án cần phải có chứng chỉ hành nghề, kèm theo công nhân kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật.
Theo quy định của Bộ xây dựng mới nhất vừa ban hành đối với các tổ chức, doanh nghiệp, các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động thuộc hạng 2,3 xin cấp lần 1 và xin cấp lại sẽ chuẩn bị khác nhau.
Khi xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động lần đầu tiên, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Đơn đề nghị xin cấp chứng chỉ theo mẫu có sẵn được phụ lục V Nghị định 100/2018 quy định; Quyết định thành lập tổ chức, doanh nghiệp; Bản kê khai kinh nghiệm quá trình công tác và chứng chỉ hành nghề của các đơn vị chủ chốt, chủ nhiệm; hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu trong xây dựng với lĩnh vực hạng 2; bản kê khai thiết bị, máy móc phục vụ quá trình khảo sát và thi công xây dựng.
Các đơn vị, tổ chức sau khi đã có trong tay chứng chỉ năng lực hoạt động, trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng nên sử dụng phần mềm quản lý đầu tư xây dựng miễn phí, như phần mềm quản lý đầu tư xây dựng 365. Phần mềm sẽ hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp quản lý các quá trình xây dựng, quản lý việc đầu tư, thi công xây dựng thêm dễ dàng và tiết kiệm tối đa các chi phí.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các thông tin về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Đây là chứng chỉ cần thiết và bắt buộc đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, có thể xem là điều kiện cần và đủ, là điều kiện không thể thiếu. Mong rằng quý độc giả đã biết được các thông tin cần thiết để hoàn thành bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động trong thời gian tới.
Mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành
Mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành là giấy tờ không thể thiếu khi tổng kết các chi phí xây lắp trong xây dựng. Cùng tìm hiểu các thông tin về mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành qua đường dẫn dưới đây!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận