Tác giả: Vũ Thoa
Trong quá trình làm việc, bất kể là với cấp trên, với đồng nghiệp hay là với các khách hàng, có đôi khi chúng ta mắc phải sai lầm nào đó với đủ loại tính chất nặng nhẹ khác nhau. Khi đó chúng ta cần phải viết thư xin lỗi để thể hiện được sự hối lỗi của mình đối với cá nhân cụ thể. Tìm hiểu cách viết thư xin lỗi qua nội dung bài viết.
Thư xin lỗi có tên tiếng Anh là Letter of Apology, đây chính là một loại văn bản thuộc dạng thư từ được viết nhằm mục đích là để người mắc lỗi/phía công ty/cá nhân... gửi lời xin lỗi và lời giải thích đối với sự việc đã phát sinh, gửi tới người được xin lỗi, mong muốn nhận được sự thông cảm từ phía họ.
Thư xin lỗi thể hiện được sự chuyên nghiệp, tinh tế và tôn trọng của người muốn xin lỗi gửi tới người cần nhận lời xin lỗi. Bức thư xin lỗi tưởng chừng rất dễ để viết, thế nhưng để bắt tay vào cụ thể viết thì sẽ có rất nhiều bạn gặp phải khó khăn.
Viết một lá thư xin lỗi quả nhiên không dễ, ngoài những thông tin và nội dung cần đưa vào thì người viết thư xin lỗi cùng cần phải thả hồn vào lá thư để lá thư thêm sinh động, thể hiện được bản chất của lá thư và thể hiện được những mong muốn của người viết dành cho người nhận thư thông qua lá thư xin lỗi hoàn chỉnh.
Những thông tin tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách viết thư xin lỗi để tạo ra được một bức thư xin lỗi chân thành và có tác dụng.
Xem thêm: Bí quyết viết thư xin lỗi khách hàng chuyên nghiệp, khiến họ không thể không tha thứ cho Bạn
Để viết hoàn chỉnh một bức thư xin lỗi, các bạn cần phải tìm hiểu những vấn đề xoay quanh lá thư xin lỗi đó như là cấu trúc, bố cục, các viết phần nội dung thư cùng với những lưu ý quan trọng trong quá trình viết thư xin lỗi.
Hãy theo dõi thật kỹ những hướng dẫn ngay bên dưới mà Kim Thoa đã dày công nghiên cứu để có thể giúp cho bạn dễ dàng hơn trong quá trình viết thư xin lỗi nhé.
Đối với lá thư xin lỗi thì các bạn cần phải chú ý là có 4 phần chính đó là:
- Phần chào hỏi đầu tiên trong lá thư.
- Phần mở đầu của lá thư xin lỗi.
- Phần thân (Nội dung chính) của lá thư.
- Phần kết của lá thư xin lỗi.
Đó là cấu trúc của lá thư xin lỗi, để viết được lá thư xin lỗi chất lượng thì các bạn cần đảm bảo đầy đủ các phần chính trong lá thư, mang tới những hiệu quả thiết thực. Ngay sau đây thì chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu cách viết lá thư xin lỗi theo từng phần trong bức thư nhé:
Sau đây là chi tiết từng phần trong lá thư xin lỗi mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ để tạo ra một lá thư hoàn chỉnh nhé:
Ở phần này thì các bạn cần phải đề cập tới mục đích mà bạn viết thư là gì, phần này được trình bày ngay sau khi bạn đã trình bày phần chào hỏi rồi.
Hãy thể hiện rõ rằng mục đích bạn viết thư là để xin lỗi, khi đó người nhận thư sẽ biết được bạn gửi thư cho họ với mục đích gì, kích thích họ tiếp tục đọc các phần tiếp theo của lá thư.
Ở phần thân bài, bạn cần phải trình bày rõ những lỗi sai mà bạn đã gây ra và thể hiện sự chân thành nhận lỗi của bạn.
Bạn cần diễn giải lại vấn đề, tình huống mắc lỗi. Bạn hãy thừa nhận chính xác rằng bạn đang xin lỗi người đó, hãy giải thích về lý do tại sao mà bạn lại mắc lỗi lầm đó nhé. Khi bạn làm được điều này thì cá nhân người được xin lỗi sẽ cảm nhận được sự chân thành trong lời xin lỗi của bạn.
Ở phần nội dung thì Kim Thoa sẽ ghi chú những điều mà các bạn cần phải thực hiện được trong lá thư xin lỗi ở phần tiếp theo ngay sau phần này, do đó các bạn hãy đọc thật kỹ những gì mà mình trình bày nhé.
Ở phần kết thúc lá thư xin lỗi của bạn thì bạn hãy nêu rõ sự mong muốn của bạn về sự tương tác tích cực giữa bạn và người được xin lỗi trong tương lai thay vì để bụng những lỗi lầm mà bạn gây ra để ảnh hưởng tới mối quan hệ của các bạn.
Theo đó, bạn hãy gợi ý cho người được xin lỗi rằng hãy giữ liên lạc của nhau và có thể gặp nhau trong những dịp sắp tới.
Bạn đọc có thể quan tâm tham khảo thêm: Mẫu thư xin việc chuẩn mới nhất, cho mục đích xin việc trên timviec365.vn
Để viết được nội dung thư xin lỗi chất lượng thì trong lá thư xin lỗi của bạn phải thể hiện được hết những tinh túy của lòng chân thành muốn xin lỗi từ phía bạn. Hãy nắm chắc những lưu ý sau đây:
- Hãy cố gắng thể hiện nhận thức của bản thân đối với mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra từ lỗi lầm mà bạn gây ra. Bạn hãy nhận lỗi sai về mình và bày tỏ lòng hối lỗi vì đã làm cho đối phương bị tổn thương hay buồn bã, làm ảnh hưởng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và người đó.
Sau khi bạn nhận lỗi về mình thì bạn hãy đề cập rõ tới vấn đề từ bản thân bạn rằng bạn không cố ý để gây ra vấn đề đó khiến cho đối phương bị tổn thương. Hãy thể hiện rằng bạn không bao giờ muốn đối phương buồn hay tổn thương.
- Hãy làm toát lên sự biết ơn của bạn: Bạn hãy thể hiện sự biết ơn đối với người được xin lỗi, bạn hãy nêu rõ sự biết ơn của mình với những gì mà đối phương đã dành cho bạn trước đây. Khi bạn thể hiện được điều đó thì người được xin lỗi cũng sẽ cảm nhận được sự xấu hổ của bạn về những việc mà bạn đã gây ra, đồng thời họ cũng thấy được rằng họ được tôn trọng, được đánh giá cao.
- Đừng quên viết ra những trách nhiệm của bạn để xin lỗi: trách nhiệm của việc giải quyết lỗi lầm là điều quan trọng mà bất cứ ai mắc lỗi cũng phải nhìn nhận và tìm cách giải quyết, đừng chỉ xin lỗi suông mà không hề có biện pháp khắc phục, không hề có sự thay đổi.
Hãy sử dụng những lời lẽ nhẹ nhàng, những lời hứa hẹn đảm bảo, lịch sự. Bạn hãy nêu rõ những việc làm cụ thể từ phía bạn để cho đối phương thấy được bạn sẽ làm gì để hối lỗi của mình. Bạn đừng nên đưa vào sự giải thích quá đà, đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh khách quan, điều đó sẽ càng khiến cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang bào chữa mà không có nhã ý nhận lỗi.
Xem thêm: Biết xin lỗi khi sai cũng thể hiện một người có thái độ làm việc tốt. Dù đó là việc làm hành chính văn phòng, việc làm xây dựng, việc làm it hay công việc bất kì khác...
- Hãy đưa ra những giải pháp sau khi xin lỗi nhé, khi bạn đã buông lời hứa hẹn thì bạn hãy nêu cụ thể những giải pháp của bạn sẽ thực hiện để giải quyết vấn đề. Bạn cần tìm cách giải quyết và hứa với đối phương là trong tương lai, bạn sẽ không tái phạm những lỗi lầm đó nữa.
- Hãy chú ý tới cách bạn dùng từ và cách diễn đạt trong thư xin lỗi: Bạn có phải là người có kỹ năng xin lỗi hay không, đây là một trong những kỹ năng quan trọng của mỗi người. Có những người thực sự đặt cái tôi của mình lên quá cao và rất khó để nói lời xin lỗi với một ai đó.
Viết thư xin lỗi có thể được xem là một cách để giúp cho tất cả chúng ta có thể thể hiện được sự hối lỗi, đồng thời khi viết thư xin lỗi cũng sẽ thể hiện được sự chân thành và giúp cho chúng ta thể hiện được tấm lòng của mình hơn cả khi gặp mặt để xin lỗi trực tiếp.
Do đó xin lỗi chính là một kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần phải rèn luyện, bạn cần phải chú ý hết sức về ngôn ngữ mà bạn viết trong thư xin lỗi của mình để làm sao thể hiện được sự chân thành thay vì lựa chọn những loại ngôn ngữ khô khan và biến lá thư xin lỗi như thể để chống chế vậy.
Nếu vậy thì cho dù bạn có viết bao nhiêu lá thư đi chăng nữa thì người nhận thư cũng sẽ không cảm nhận được tấm lòng muốn hối lỗi của bạn, vậy việc làm của bạn cũng sẽ không có nghĩa lý gì cả.
Viết thư xin lỗi là một trong những điều cần thiết mà mỗi chúng ta cần làm khi mắc lỗi. Để có thể tạo ra được lá thư xin lỗi chất lượng, hoàn chỉnh và mang tính hiệu quả cho việc xin lỗi thì người viết thư cần nắm được cách viết thư xin lỗi, đồng thời kết hợp với tâm tình, thái độ của mình đưa vào thư để tạo ra được hiệu quả xin lỗi.
Cách viết thư ngỏ xin tài trợ
Ngoài thư xin lỗi thì trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều vấn đề cần phải viết thư, trong vô vàn các vấn đề đó thì hôm nay, Kim Thoa sẽ giới thiệu cho các bạn về một lá thư hết sức đặc biệt, đó chính là lá thư ngỏ lời để xin tài trợ. Hãy tìm hiểu ngay cách viết thư ngỏ xin tài trợ để sử dụng khi muốn xin tài trợ nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục