Tác giả: Lại Trang
Để xây dựng được những công trình chọc trời, những dự án nhà riêng như ý, bên cạnh mặt bằng tốt, nguồn nhân lực đủ và chất lượng, một yếu tố cực kỳ quan trọng để đáp ứng được điều kiện pháp lý khi thi công, đó chính là hồ sơ xin phép xây dựng được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền. Vậy hồ sơ xin phép xây dựng gồm những tài liệu gì? Thủ tục để lập hồ sơ xin phép xây dựng ra sao? Chúng ta hãy cùng theo dõi cụ thể trong bài viết sau của Lại Trang nhé.
Làm trong ngành xây dựng với vai trò là chủ đầu tư hay nhà thầu, chắc bạn không còn xa lạ gì nữa với tập tài liệu mang tên hồ sơ xin phép xây dựng. Với những người chưa hiểu rõ về khái niệm này thì những kiến giải dưới đây sẽ mang đến bạn những thông tin đầy đủ nhất. Hồ sơ xin phép xây dựng hay hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng là bộ tài liệu đầy đủ mà chủ đầu tư, nhà thầu cần chuẩn bị trước để gửi cơ quan có thẩm quyết để đề nghị cấp giấy phép xây dựng hợp pháp cho một dự án, nhà riêng rẽ, các công trình không theo tuyến, các công trình tôn giáo, các công trình tượng đài, tranh hoành tráng…trước khi công trình bước vào quá trình khởi công.
Việc gửi hồ sơ xin phép xây dựng chuẩn chỉnh là bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị khởi công dự án và xác định được tính hợp pháp của công trình của bạn. Đây đồng thời là tệp tài liệu minh chứng cho tính hợp lệ của công trình khi có các quyết định thanh tra rà soát của địa phương hay các cơ quan chức năng trong suốt quá trình xây dựng. Căn cứ vào những tài liệu trong hồ sơ xin phép xây dựng và thông tin được trình bày trong đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy phép xây dựng cho những hồ sơ đạt chuẩn, hợp lệ. Theo hướng dẫn cấp phép xây dựng của nhà nước ta ban hành, toàn bộ hồ sơ được đề nghị cấp phép xây dựng đang được quy định rõ ràng tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Để tiến hành xây dựng các công trình xây dựng hay là tiến hành xây dựng, khai thác trên tài nguyên của nhà nước, xin giấy phép thực hiện là điều tất yếu. Trong xây dựng, để nắm trong tay giấy phép, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin phép xây dựng hợp lệ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi gửi, hồ sơ xin phép xây dựng của cá nhân, tổ chức sẽ được cơ quan pháp lý nhà nước kiểm tra, thẩm định thực địa. Thời gian thẩm định này có thể kéo dài đến 7 ngày.
Nếu vẫn còn thiếu hồ sơ, chủ đầu tư hay nhà thầu sẽ được nhận được thông báo bổ sung thông qua một văn bản hướng dẫn chi tiết. Sau khi đã hoàn thiện nhưng hồ sơ xin phép xây dựng vẫn chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức đề nghị lý do không được cấp giấy phép xây dựng.
Theo quy định trên, hồ sơ xin phép xây dựng xin phép xây dựng quyết định đến khả năng được cấp giấy phép xây dựng công trình. Nói chính xác hơn, nếu không gửi hồ sơ để được cấp phép xây dựng để được cấp giấy phép, việc xây dựng các công trình được xét là trái pháp luật và có thể bị tháo dỡ, đình chỉ thi công trong quá trình tiến hành. Những người chịu trách nhiệm xây dựng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP cũng quy định rõ về những tài liệu bắt buộc cần xuất hiện trong hồ sơ xin phép xây dựng. Chúng ta hãy cùng khám phá những tài liệu đó gồm những gì ngay trong nội dung dưới đây nhé.
Đối với mỗi loại công trình khác nhau, chủ đầu tư, nhà thầu là cá nhân tổ chức sẽ cần chuẩn bị những loại văn bản, tài liệu riêng. Với các công trình bao gồm: Các dự án xây dựng lớn hay các nhóm công trình thuộc dự án, nhà riêng lẻ đến, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo từng giai đoạn đối với các công trình theo tuyến và không theo tuyến sẽ phải đáp ứng cụ thể những yêu cầu về tài liệu khác nhau, cụ thể như sau.
Để tiến hành thi công các dự án, các cá nhân, tổ chức chủ đầu tư cần chuẩn bị trước những tài liệu sau.
Thứ nhất đó chính là đơn đề nghị cấp phép hoạt động xây dựng. Đơn đề nghị này được soạn thảo theo mẫu có sẵn, được in ra và điền vào chỗ trống hoặc hoặc đánh máy. Thành phần tiếp theo trong bộ hồ sơ xin phép xây dựng chính là bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật đã phê duyệt theo quy định với số lượng là hai bộ. Tài liệu không thể thiếu tiếp theo chính là giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức.
Bạn có thể phô tô công chức sổ hồng, sổ đỏ của gia đình để xác nhận công trình muốn xây dựng nằm trên khu đất thuộc chủ sở hữu hợp lệ mà không phải là đất lấn chiếm hay đất vô chủ (thuộc về quyền kiểm soát của nhà nước). Với tư cách là nhà thầu đứng ra chịu trách nhiệm thi công, công trình xây dựng, bạn cần bổ sung vào hồ sơ xin phép xây dựng thêm bản kê khai năng lực cá nhân có sẵn, cùng với đó là chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân, tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm xây dựng.
Tiếp theo chính là các quyết định phê duyệt đầu tư cho các dự án, nhóm dự án đã được thông qua trước đó bởi người đứng đầu tổ chức. Với những đề nghị yêu cầu cầu giấy phép xây dựng nhằm mục đích cải tạo và sửa chữa, bạn cũng cần chuẩn bị báo cáo kết quả thẩm định đối với công trình bắt buộc phải thẩm định thiết kế.
Song song với các tài liệu liên quan đến quyết định đầu tư và thẩm định, thiết kế, trong xây dựng yêu cầu về an toàn cũng được xếp vào hàng đầu được thể hiện trong hồ sơ xin phép xây dựng. Hai loại tài liệu điển hình cho yêu cầu an toàn thuộc về bản cam kết đảm bảo an toàn đến với các công trình liền kề, tránh gây hư hỏng cho các công trình khác tọa lạc xung quanh khu vực xây dựng và bản cam kết bởi chủ đầu tư đối với chính công trình đang thi công cũng như các công trình lân cận khi có tầng hầm.
Không thuộc các dự án lớn hay dự án nhóm, để xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư cũng cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu nằm trong bộ hồ sơ xin phép xây dựng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo quy định theo mẫu có sẵn nằm trong phụ lục II, của nghị định 15/2021 của Chính phủ.
- Một trong những văn bản, sổ sách thể hiện được quyền sử dụng đất của cá nhân, gia đình trên lô đất sắp sửa tiến hành thi công.
- Thứ ba chính là bộ bản vẽ thiết kế xây dựng với số lượng là hai đính kèm với giấy chứng nhận thẩm quyền duyệt thiết kế đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy và báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế. Cụ thể, bao gồm bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất và vị trí của công trình, bản vẽ các mặt bằng, đứng và mặt cắt của công trình sắp sửa xây dựng, bản vẽ mặt bằng, mặt cắt của móng công trình được đấu nối với hệ sơ đồ hệ thống tiện ích của công trình như sơ đồ cấp thoát nước hay sơ đồ điện của công trình đó.
Cũng như trong hồ sơ xin phép xây dựng theo diện các dự án, đối với những nhà riêng lẻ có các công trình liền kề, chủ đầu tư cũng cần đảm bảo thêm một tài liệu quan trọng không kém bao gồm bản cam kết đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề.
Song song với hai loại công trình là dự án và các nhà riêng lẻ, trong nghị định số 15/2021 của Chính phủ cũng bổ sung thêm loại công trình khác công trình xây dựng theo từng giai đoạn. Đối với loại công trình này thì hồ sơ xin phép xây dựng yêu cầu có các loại hồ sơ khác nhau tùy thuộc đó là loại hồ sơ công trình không theo tuyến hay hồ sơ công trình theo tuyến.
Với công trình không theo hướng tuyến tại một khu vực hay địa hình, các tài liệu bạn cần bổ sung vào hồ sơ xây dựng của bạn bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu, một trong các loại giấy tờ còn hiệu lực để minh chứng quyền sử dụng đất đúng với quy định của pháp luật, bộ bản vẽ thiết kế xây dựng đối với các công trình theo giai đoạn được triển khai sau thiết kế cơ sở và tương ứng với giai đoạn đề nghị. Để nắm rõ chi tiết, bạn có thể theo dõi ngay khoản 1, điều 43 trong nghị định 15/2021 nhé.
Đối với các công trình theo tuyến, hồ sơ cần chuẩn bị phức tạp hơn một chút bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan pháp lý về quyền sử dụng đất về vị trí và phương án tuyến hay các quyết định thu hồi đất của cơ quan chức năng theo giai đoạn,...quyết định phê duyệt dự án hoặc các văn bản báo cáo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn và hồ sơ bản vẽ thiết kế, giấy chứng nhận thiết kế đạt các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy.
Như các loại công trình còn lại, trong hồ sơ xin phép xây dựng của công trình theo tuyến cũng không thể thiếu hai bộ bản vẽ xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng được triển khai sau thiết kế cơ sở.
Trên đây chính là những tài liệu bạn cần bổ sung vào hồ sơ xây dựng của những công trình thường gặp nhất trong cuộc sống. Vậy thủ tục chung khi xin nộp hồ sơ xin phép xây dựng cho các công trình này là gì. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong nội dung dưới đây nhé.
Cùng với những tài liệu cần phải chuẩn bị, với tư cách là chủ đầu tư, cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin phép xây dựng cũng cần hiểu rõ về một số bước căn bản trong thủ tục nộp hồ sơ. Từ thời điểm khởi xướng ý định xây dựng công trình xây dựng đến khi nhận được phản hồi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho tất cả các công trình xây dựng trải qua 3 bước quan trọng sau đây:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư nộp đơn đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu được quy định trong nghị định 15/2021 lên cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là UBND huyện hoặc Quận quản lý đất xây dựng.
Bước 2: Sau khi chủ đầu tư đã gửi đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ xem đã đủ chưa, sau đó viết giấy biên nhận vào trao lại cho người sở hữu đất. Với những hồ sơ cần phải xem xét lại, bộ phận tiếp nhận sẽ phản hồi lại người gửi lý do cụ thể và gửi cho bên có thẩm quyền quản lý trực tiếp đến xem xét và đưa ra quyết định.
Bước 3: Đối với những hồ sơ xin phép xây dựng đầy đủ và hợp lệ, người gửi đến địa điểm tiếp nhận theo thời gian được ghi chú đầy đủ trong giấy biên nhận để nhận giấy phép xây dựng. Cùng với đó là hồ sơ thiết kế có xác nhận dấu của cơ quan cấp giấy phép. Hồ sơ không hợp lệ sẽ được trả lại thông báo phản lý do.
Thời gian trả giấy phép xây dựng hay thông báo cho phép xây dựng sau khi nộp hồ sơ xây dựng chuẩn chỉnh dao động trong khoảng thời gian từ 10-15 ngày bạn nhé.
Trên đây, bạn vừa theo dõi xong những thông tin căn bản nhất về hồ sơ xin phép xây dựng, các loại tài liệu có mặt trong hồ sơ này cùng với thủ tục căn bản để được cấp giấy phép xây dựng từ thời điểm gửi hồ sơ. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây thực sự hữu ích với tất cả các bạn và giúp bạn chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng chuẩn chỉnh nhất nhé.
Giấy phép xây dựng là gì
Cùng với hồ sơ xây dựng, chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết về giấy phép xây dựng trong bài viết dưới đây nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục