Quay lại

Lương thỏa thuận tiếng Anh là gì? Cách deal lương cao

Tác giả: Phạm Thu Phương

Khi sức lao động của bạn được xem như là một thứ hàng hóa và được trả giá bằng tiền thì việc định giá sức lao động của bạn thân sao cho chính xác nhất trong các cuộc phỏng vấn là điều vô cùng cần thiết. Bạn đã từng trải qua những buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh hay chưa? Bạn sẽ xử trí ra sao khi nhà tuyển dụng hỏi bạn How much money do you want? Hay câu what are your salary expectations? Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết để có thể tìm được câu trả lời chính xác nhất. 

1. Lương thỏa thuận tiếng Anh là gì? Giải nghĩa chi tiết và đầy đủ nhất

Tùy vào tính chất, đặc điểm công việc và chính sách, hình thức trả lương của mỗi công ty mà mức lương bạn nhận được sẽ có sự thay đổi khác nhau. Trong tiếng Anh cũng có những từ chỉ mức lương thỏa thuận nhưng mỗi một thuật ngữ về mức lương lại được sử dụng trong một hoàn cảnh và ngữ cảnh khác nhau. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các từ sau chỉ mức lương thỏa thuận. 

Lương thỏa thuận tiếng Anh là gì? Giải nghĩa chi tiết và đầy đủ nhất

1.1. Phân biệt hai từ salary và wage dùng để chỉ mức lương trong tiếng Anh 

Wage Agreement là thuật ngữ xuất hiện nhiều nhất trong tiếng Anh có nghĩa là sự thỏa thuận về lương. Nhưng wage lại thường được dùng để chỉ đến những việc làm lao động nhiều hơn về mặt kỹ năng và thể chất hay nói cách khác là những công việc lao động chân tay, những công việc phổ thông được trả theo ngày, theo giờ và theo tuần và dành cho những công việc không cần bằng cấp, thường là các công việc làm thêm

Mức lương này thường sẽ do người sử dụng lao động đưa ra, và nếu người lao động cảm thấy mức lương đó phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra thì có thể chấp nhận làm việc với mức lương đó. 

Phân biệt hai từ salary và wage dùng để chỉ mức lương trong tiếng Anh 

Agreement for salary cũng mang nghĩa sự thỏa thuận về mức lương trong tiếng Anh cũng được sử dụng khá phổ biến nhưng nó lại được sử dụng trong một trường hợp khác hoàn toàn so với từ wage agreement. Salary cũng dùng được để chỉ lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động khi ký kết hợp đồng lao động.

Salary dùng để chỉ tiền lương được trả hàng tháng cho người lao động hoặc từ này cũng có thể diễn tả tiền lương của người lao động trong một năm. Từ này cũng thường được sử dụng để chỉ những công việc đối với những lao động đã qua đào tạo và có bằng cấp.

Vậy giờ bạn đã hiểu và có thể phân biệt được sự khác nhau của hai từ Salary và wage dùng để chỉ mức lương rồi chứ? Wage Agreement và Agreement for salary đều có chung một nghĩa là sự thỏa thuận về mức lương nhưng lại được sử dụng trong ngữ cảnh và áp dụng trong các trường hợp khác nhau. Vậy khi được hỏi về mức lương mà bạn mong muốn trong các buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc trong các tờ điền thông tin ứng viên hoặc trong CV xin việc thì bạn sẽ xử trí ra sao? Tưởng chừng như đơn giản nhưng quyết định khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này sẽ có sức ảnh hưởng đến việc bạn có được chọn hay không? Vậy nên hãy theo dõi phần nội dung tiếp theo về cách giải quyết các tình huống khi được hỏi về mức lương trong các buổi phỏng vấn tiếng Anh. 

Xem thêm: Payroll là gì

1.2. Cách trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh về mức lương thỏa thuận

Trong các cuộc phỏng vấn bằng tiếng Việt hay tiếng Anh, câu hỏi về mức lương là một phần tất yếu, không thể thiếu được trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. Một số câu hỏi phổ biến về mức lương trong tiếng Anh như là: 

- How much do you expect to be paid? Mức lương mà bạn mong muốn được trả là bao nhiêu? 

Cách trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh về mức lương thỏa thuận

- What are your salary expectations? Mức lương mong muốn của bạn là gì? 

- How much do you expect to get for every month? Bạn mong muốn mức lương hàng tháng là bao nhiêu? 

1.2.1. Trường hợp nhà tuyển dụng không đưa ra một khoảng lương cụ thể

Và nếu được hỏi những câu hỏi đại loại như trên câu trả lời mà bạn có thể đưa ra sẽ xảy ra các trường hợp như sau: 

Nhà tuyển dụng không đưa ra mức lương rõ ràng trong tin tuyển dụng, điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tự định giá khả năng và giá trị của bản thân bằng một mức lương cụ thể. Vậy bạn định giá mức lương = sức lao động của bạn được quy ra bằng tiền là bao nhiêu? 

Trường hợp này bạn có thể tự đưa ra một mức lương hợp lý không quá cao hoặc không quá thấp đối với khả năng của bản thân bạn. Bạn có thể tham khảo và tìm kiếm các thông tin về mức lương đối với vị trí công việc mà bạn mong muốn trên các trang tuyển dụng việc làm trước đó. Và tự so sánh khả năng của bản thân, những gì bạn có, điều kiện để đạt được các mức lương đối với vị trí công việc đó là gì? Từ đó bạn có thể tự định giá được mức lương của mình. 

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến, cách trả lời thông minh, tự tin vượt qua vòng phỏng vấn

Trường hợp nhà tuyển dụng không đưa ra một khoảng lương cụ thể

Và bạn có thể trả lời bằng tiếng Anh như sau: My Salary expectation is 10 million dong,....for per month. Hay i am expecting to get a salary which is between 500 to 1000 USD for per Month, For this position i would like to be paid 10 million per month....Hãy đưa ra một câu trả lời đủ thông minh và tính toán thật kỹ lưỡng về mức lương mà bạn mong muốn. 

1.2.2. Dựa vào khoảng lương nhà tuyển dụng đưa ra trước đó 

Và đối với trường nhà tuyển dụng đã đưa ra khoảng lương một cách cụ thể cho một vị trí công việc thì bạn có thể dễ dàng đưa đưa ra câu trả lời phù hợp. Bằng cách dựa vào khoảng lương này bạn sẽ không bị hớ khi đưa ra mức lương quá thấp so với giá trị - sức lao động mà bạn sẽ bỏ ra, hay một mức lương quá cao, cao hơn mức lương tối đa mà nhà tuyển dụng đưa ra cho vị trí công việc đó. 

Ví dụ: Khoảng lương trong bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra nằm trong khoảng từ 7 đến 10 triệu thì bạn có thể chọn mức lương 9 triệu đồng cho vị trí công việc đó. Trả lời bằng tiếng Anh bạn có thể đưa ra câu trả lời như sau: 

I think 1000 $ is my salary expectation

Dựa vào khoảng lương nhà tuyển dụng đưa ra trước đó 

Hoặc nếu khoảng lương mà nhà tuyển dụng đưa ra thấp hơn so với những giá trị sức lao động của bạn thì bạn có thể thương lượng với mức lương cao hơn khoảng lương đó. Tuy nhiên hãy đưa ra những minh chứng cụ thể để cho thấy mức lương mà bạn đưa ra là hoàn toàn phù hợp. 

Ví dụ: I already read job description but i would like to order 700$ for the salary of this position. Bescause,......hãy liệt kê các yếu tố cần thiết cho vị trí công việc này như là kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ học vấn và bằng cấp mà bạn có,....

Xem thêm: Remuneration là gì

2. Tại sao phải chuẩn bị trước câu trả lời về mức lương thỏa thuận?

Bạn có đọc kỹ bản mô tả công việc hay không? Bạn đáng giá bao nhiêu? Để có thể làm một công việc trong một thời gian dài bạn cần có một mức lương ổn định như mình mong muốn. Mức lương hàng tháng sẽ có ảnh hưởng đến mức sống và mức chi tiêu của bạn một cách trực tiếp. 

Xem thêm: Công cụ tra cứu lương thông minh được phát triển bởi timviec365.vn giúp ứng viên dễ dàng tìm được công việc phù hợp và có mức lương tốt nhất.

Nếu mức lương quá thấp sẽ khiến bạn lao đao trong nợ nần và thậm chí là không đáp ứng đủ được mức chi tiêu của bạn hàng tháng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất cân bằng về tài chính, sinh hoạt và các hoạt động phát triển bản thân,....cùng nhiều hệ lụy khác nếu mức lương bạn được trả quá thấp. Và đó là lý do bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra mức lương mà bạn mong muốn được trả đối với nhà tuyển dụng - người mà sẽ trả lương cho bạn hàng tháng. 

Tại sao phải chuẩn bị trước câu trả lời về mức lương thỏa thuận?

Như vậy, với những thông tin trong bài viết lương thỏa thuận trong tiếng Anh là gì? Với những thông tin được cung cấp trong bài viết bạn đã tìm thấy câu trả lời phù hợp khi được hỏi về mức lương trong các cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh rồi chứ? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và chúc bạn sẽ có được mức lương cao với vị trí công việc mà môi trường làm việc tốt nhất trong thời gian tới!!!  

5 nguyên nhân khiến cho mức lương của bạn không tăng

Tuổi đời của bạn ở công ty đã được nhiều năm, có thể nói, bạn được liệt vào hàng cổ thụ ở trong công ty. Trong suốt nhưng năm đó, dường như bạn tích lũy được rất nhiều thứ. Nhớ dược nhiều tên nhân viên, điểm danh chấm công nhiều lần, ghi nhớ được nhiều ngày kỷ niệm thường được tổ chức ở công ty,… Duy chỉ có một thứ bạn không có nhiều, đó chính là mức lương. Đã nhiều năm làm việc và cống hiến cho công ty song mức lương vẫn dậm chân tại chỗ không hề nhúc nhích. Đây là một điều đáng buồn khiến cho bạn nhiều lúc như muốn bỏ cuộc vậy. Thế nhưng nếu không nắm được nguyên nhân vì sao mãi không tăng lương thì chắc chắn dù làm ở đâu các bạn vẫn có nguy cơ cao phải đối mặt với vấn đề này.

Tuổi đời của bạn ở công ty đã được nhiều năm, có thể nói, bạn được liệt vào hàng cổ thụ ở trong công ty. Trong suốt nhưng năm đó, dường như bạn tích lũy được rất nhiều thứ. Nhớ dược nhiều tên nhân viên, điểm danh chấm công nhiều lần, ghi nhớ được nhiều ngày kỷ niệm thường được tổ chức ở công ty,… Duy chỉ có một thứ bạn không có nhiều, đó chính là mức lương. Đã nhiều năm làm việc và cống hiến cho công ty song mức lương vẫn dậm chân tại chỗ không hề nhúc nhích. Đây là một điều đáng buồn khiến cho bạn nhiều lúc như muốn bỏ cuộc vậy. Thế nhưng nếu không nắm được nguyên nhân vì sao mãi không tăng lương thì chắc chắn dù làm ở đâu các bạn vẫn có nguy cơ cao phải đối mặt với vấn đề này.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-