Tác giả: Vũ Ngọc Bảo
Hiện nay kiểm toán viên độc lập đang trở thành một nghề “HOT” thu hút được lực lượng đông đảo ứng viên trẻ tham gia. Cơ hội nhỏ nhoi được chia cho cả nghìn ứng viên bạn cần phải nắm chắc được phần thắng thì mới có cơ hội theo đuổi sự nghiệp của mình. Việc nắm bắt những nhiệm vụ chi tiết cũng giúp bạn nắm được những kiến thức mình còn thiếu và cần phải bổ sung, đương nhiên nếu lấp được lỗ hổng ấy thì bạn sẽ trở nên nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh.
Kiểm toán viên độc lập là người chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp khi họ có nhu cầu.
Kiểm toán viên độc lập sẽ không làm việc trong một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng chẳng làm việc cho các cơ quan nhà nước mà họ sẽ tham gia hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp chuyên về hoạt động kiểm toán.
Với tốc độ phát triển đô thị hoá và công nghiệp hóa như hiện nay thì tin chắc đây sẽ là nghề có triển vọng trong tương lai. Để đáp ứng nhu cầu muốn tìm hiểu về ngành nghề này tôi đã tổng hợp được một số thông tin về công việc cụ thể mà kiểm toán viên độc lập cần phải làm ở nội dung bên dưới, mời các bạn theo dõi nhé.
Xem thêm: Chi tiết lương kiểm toán viên đã có tại timviec365.vn. Đừng bỏ lỡ!
Kiểm toán viên độc lập chủ yếu sẽ thực hiện kiểm tra hoạt động kế toán của doanh nghiệp xem doanh nghiệp đó đã tuân thủ theo đúng nguyên tắc kế toán hiện hành hay không. Vậy thì cụ thể là phải kiểm tra những gì mời bạn theo dõi nội dung sau đây:
Kiểm toán viên độc lập cần phải theo dõi sổ sách kế toán của doanh nghiệp yêu cầu kiểm tra.
Trước khi thực hiện công việc kiểm tra của mình, kiểm toán viên cần phải điều tra tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp xem có tốc độ phát triển như thế nào. Từ đó sẽ đối chiếu với các loại sổ sách kế toán mà doanh nghiệp quản lý.
Kiểm tra số dư các tài khoản xem có cân đối không
Để kiểm tra được các số dư của tài khoản theo dõi, kiểm toán viên cần phải rà soát từ đầu phần số dư đầu kỳ, sau đó kiểm tra đến các phát sinh giữa kỳ và số dư cuối kỳ xem chúng có khớp nhau hay không. Nếu như kế toán thực hiện các định khoản chính xác thì những số dư này sẽ hoàn toàn khớp nhau còn nếu không thì chúng sẽ có sự chênh lệch.
Kiểm tra xác nhận lại giá trị vốn góp của các cổ đông, các nhà liên doanh của doanh nghiệp
Giá trị vốn góp của các cổ đông và các bên liên doanh cũng được tính vào số vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy số vốn này cũng cần phải được xác minh để đảm bảo các hoạt động sử dụng vốn được diễn ra theo đúng quy định.
Thực hiện giám định tài chính và tư vấn cho doanh nghiệp để có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh
Giám định tài chính sẽ biết rằng doanh nghiệp có đang sử dụng đúng nguồn vốn của mình có hay không. Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp không có khả năng quản lý nguồn vốn và đã không “sống sót” nổi dẫn đến tình trạng phá sản mặc dù nguồn lực ban đầu rất mạnh. Chính vì lý do ấy mà cần phải diễn ra hoạt động kiểm tra định kỳ để đơn vị chức năng chuyên môn đánh giá về cách sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp là chính xác hay không.
Hơn nữa, những nhà kiểm toán độc lập sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro. Bằng cách nào? Họ sẽ đưa ra những rủi ro tiềm năng có nguy cơ xảy ra đồng thời cũng đưa ra những giải pháp để khắc phục điều đó. Ngoài ra họ cũng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của những hoạt động mà doanh nghiệp đang tổ chức và thực hiện. Tư vấn và đưa ra lời khuyên “đắt giá” về hoạt động sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Lập báo cáo lên cấp trên về tình hình khảo sát của doanh nghiệp
Tất cả các hoạt động kiểm tra, giám sát đều phải được diễn ra một cách trung thực, cần đảm bảo được sự minh bạch không có sự móc nối nào giữa nhân viên kiểm toán với nhân sự trong doanh nghiệp để đảm bảo độ chính xác và phát huy đúng ý nghĩa mục đích của kiểm toán. Sau khi kiểm tra xong nhân viên kiểm toán độc lập cần phải lập báo cáo gửi về công ty mình để tiến hành lưu trữ, quản lý và làm bằng chứng khi có bất kỳ vấn đề phát sinh nào xảy ra.
Việc báo cáo kết quả và lưu trữ chúng còn có tác dụng trong trường hợp khách hàng tái sử dụng dịch vụ kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ không phải mất công kiểm tra lại từ đầu.
Việc làm kiểm toán xây dựng cơ bản
Để trở thành kiểm toán viên độc lập thực sự, bạn cần phải sở hữu tấm bằng cử nhân trở lên và thực sự am hiểu về lĩnh vực này. Vai trò của họ sẽ lớn hơn cả kế toán chính vì vậy cần phải thông thạo tất cả các nghiệp vụ kế toán và nắm bắt được những lỗi phát sinh thường gặp để dễ dàng tìm ra những “khe hở” trong báo cáo tài chính.
Ngoài yêu cầu về trình độ và bằng cấp thì còn một yêu cầu khác cũng được nhiều nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên đó là đòi hỏi kinh nghiệm. Sở hữu kinh nghiệm thực tế nhà tuyển dụng sẽ không phải bỏ công sức ra đào tạo mà vẫn thu về được những hiệu quả nhất định. Tất nhiên không phải nhà tuyển dụng nào cũng đưa ra yêu cầu này cho ứng viên của mình. Có những nhà tuyển dụng lại muốn khám phá và khai thác những tài năng trẻ nên số lượng ứng viên làm họ tuyển dụng đều là chưa có kinh nghiệm cả nên các bạn đừng vội lo lắng về kinh nghiệm nhé.
Tất nhiên sở hữu được cả hai yếu tố trên bạn sẽ trở thành ứng viên có tiềm năng và sẽ toả sáng trong mắt nhà tuyển dụng nhanh chóng nhưng bạn vẫn cần tài năng để thể hiện cho họ thấy điều đó, để họ lựa chọn bạn.
Để trở thành một kiểm toán viên độc lập chuyên nghiệp cần phải sở hữu kiến thức chuyên môn là điều đương nhiên. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả để giúp bạn có được thành công. Để chạm tay đến đỉnh vinh quang bạn còn cần rất nhiều các yếu tố quan trọng khác, hãy xem chúng là gì trong nội dung sau đây:
Là một người có suy luận logic, có tư duy và sáng tạo
Sự suy luận luôn khiến các kiểm toán viên tìm ra mấu chốt của vấn đề. Trong sự nghiệp hành nghề của mình, bạn gặp không ít những khó khăn và những sự gian dối “thần thánh” mà khó lòng phát hiện được, chính vì thế sở hữu một trí tuệ thông minh, khả năng tư duy hơn người sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc.
Là một người giỏi tính toán
Thường xuyên phải làm việc với những con số giúp bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, có khi còn xảy ra nhầm lẫn. Vì vậy bạn cần phải tỉnh táo để đối phó với chúng một cách tốt nhất. Nếu sở hữu khả năng nhạy bén và tính toán tốt bạn sẽ chẳng ngại gì những con số này nữa, dù là trị giá nhỏ hay lớn bạn đều có thể kiểm soát được hết. Công việc sẽ gặp hanh thông khi bạn luôn đưa ra những con số chính xác.
Có khả năng giao tiếp sẽ phục vụ công việc cho bạn hiệu quả
Kiểm toán viên độc lập không chỉ làm việc với một người mà họ phải làm việc với rất nhiều người ở các bộ phận khác nhau. Mỗi khí làm việc ở một doanh nghiệp bạn lại phải thực hiện những thao tác điều tra, thu thập thông tin, đối chiếu sổ sách, tất cả những điều đó bạn cần khai thác từ các bộ phận có liên quan. Vì vậy để thuận lợi và suôn sẻ bạn cần sở hữu hoặc học tập kỹ năng giao tiếp thật tốt. Nếu cảm thấy chưa thực sự tốt bạn cần phải tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng này vì nó sẽ giúp bạn phát triển hơn trong sự nghiệp.
Việc làm trợ lý kiểm toán viên
Thu nhập của kiểm toán viên nhận được không phải là một con số quá lớn nhưng khẳng định đây cũng không phải là con số “tầm thường” đâu nhé. Theo khảo sát thực tế thì con số này dao động từ 10 - 15 triệu đồng một tháng.
Đây không phải là con số cố định nhưng phần lớn các nhà kiểm toán viên đều nhận được mức lương trong khoảng này.
Nếu bạn là một nhân viên mới vào nghề, thu nhập của bạn sẽ đạt mức từ 7 - 9 triệu đồng tuỳ năng lực. Càng thể hiện được tài năng của mình bạn càng có cơ hội nhận được con số cao.
Làm việc trong môi trường doanh nghiệp, bạn sẽ được nhà nước bảo hộ về các chế độ và quyền lợi như những người lao động bình thường. Chắc chắn là một kiểm toán viên bạn còn am hiểu luật hơn ai hết và sẽ chẳng có doanh nghiệp nào có thể cướp đi bất kỳ một quyền lợi nào của bạn được cả. Một số chế độ cũng như quyền lợi bạn được hưởng như sau:
Đóng bảo hiểm đầy đủ theo tỷ lệ quy định của Nhà nước, trong đó người lao động sẽ đóng tỷ lệ thấp hơn và doanh nghiệp chịu tỷ lệ cao hơn.
Được hưởng chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ hàng năm, nghỉ ốm theo quy định và còn chế độ nghỉ thai sản nếu như bạn là nữ giới.
Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng chính sách cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát mỗi năm một lần, đây cũng là cách để chiêu mộ tài năng giúp doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên có chất lượng cao.
Có rất nhiều gợi ý từ thị trường để bạn tìm được việc làm kiểm toán viên, tuy nhiên lựa chọn hình thức nào uy tín để đảm bảo không bị kẻ xấu lợi dụng mới là điều ứng viên phải “đau đầu” suy nghĩ. Nhưng bạn yên tâm, tôi sẽ chỉ cho bạn một địa chỉ cực kỳ uy tín và đã có thương hiệu trên thị tường rất lâu đó chính là website timviec365.vn. Phải nói đây là một công cụ hỗ trợ tìm việc làm tuyệt vời dành cho các ứng viên, tất cả các vị trí thuộc ngành nghề khác nhau bạn đều có thể tìm kiếm tại đây mà không phải lo bất kỳ sự lừa lọc nào cả. Đặc biệt khi sử dụng tiện ích này không những bạn tìm được việc làm hiệu quả mà bạn còn được miễn phí hoàn toàn với những tra cứu của mình.
Phần gợi ý địa chỉ uy tín giúp ứng viên tìm việc làm hiệu quả đã khép lại bài viết của tôi ngày hôm nay. Hy vọng rằng với bản mô tả công việc kiểm toán độc lập trên đây sẽ giúp các ứng viên nắm rõ và hiểu biết thực sự về những công việc mà một kiểm toán viên độc lập họ cần phải làm. Từ đó cũng có sự chuẩn bị phù hợp với vị trí mình ứng tuyển. Hãy đồng hành cùng timviec365.vn để có thêm những kinh nghiệm, chia sẻ về nhiều lĩnh vực khác nhau, chắc chắn sẽ có tác dụng với bạn trong quá trình chinh phục sự nghiệp.
Chúc bạn sớm tìm được vị trí ổn định phù hợp với khả năng của mình và đừng quên đón đọc những bài viết sau của tôi nhé.
Bạn có thể tham khảo bản mẫu mô tả công việc kiểm toán độc lập mà tôi đã tổng hợp dưới đây:
mo-ta-cong-viec-kiem-toan-doc-lap.docx
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục