Quay lại

[Networking là gì] Tiết lộ cách thiết lập mối quan hệ hiệu quả nhất!

Tác giả: Lại Trang

Networking là gì? Net working có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Bạn cần những bí quyết gì để thiết lập mối quan hệ hiệu quả nhất? Cùng Timviec365.vn khám phá ngay trong bài viết sau nhé. 

Nếu không phải là những người hướng ngoại, không thích đám đông, chắc ít nhất một lần trong đời, bạn đã nghĩ rằng việc giao tiếp, tạo ra sợi dây kết nối giữa người với người và không cần thiết... và đùng một cái!

 Bạn ra trường và bắt tay vào đi làm, khi chưa có một khái định nghĩa về networking là gì chưa có trong từ điển.

 Và rồi, bạn thấy bạn cảm thấy ngao ngán, vất vả... và bạn lo lắng rằng, một người ít nói, hay thiếu tự nhiên như bạn khó lòng để hòa nhập và tạo nên một networking hiệu quả và bền vững. Timviec365.vn sẽ mách bạn tip đó ngay trong bài viết ngay sau đây. Nhưng trước hết hãy cùng Lại Trang tìm hiểu Networking là gì đã nhé.

Bạn đã hiểu Networking là gì?

Tìm việc

1. Bạn đã hiểu Networking là gì?

Có một tình huống diễn ra thế này: Trong ngày đặt chân vào cổng trường đại học, bạn bắt chuyện với người bạn mới để hỏi về lịch diễn ra của buổi thảo trong trường và rồi tình cờ bạn gặp lại một người bạn cũ và hai bạn đã nói chuyện rất nhiều... và rồi bạn ấy giới thiệu cho bạn một công việc bán thời gian gần trường và hứa sẽ dẫn bạn đến gặp chủ của shop nơi bạn sẽ nhận việc để trao đổi cụ thể. Tất cả những sự việc diễn ra sau mỗi chữ “và” hay dấu “,” trong tình huống trên đều được gọi là networking. 

Trong cuộc sống, dù bạn không phải là Fan của những buổi tụ họp hay chia sẻ thì networking vấn là một phần trong cuộc sống của bạn. Bạn không thể sống và làm việc tốt nếu như không có tương tác. Nói cách khác, bạn khó có thể làm mọi thức thành công, nếu chưa hiểu và nhận ra giá trị của networking là gì. Theo Cambridge dictionary, Networking được lý giải bởi “The activity of meeting people who might be useful to know, especially in your job”, hiểu nôm na là hoạt động gặp gỡ con người, kết nối với họ để tạo nên một mối quan hệ tốt đặc biệt là để tăng cường hiệu quả trong công việc.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn, đó là kỹ năng xây dựng mối quan hệ. Trong cuộc sống và công việc, networking xuất hiện ở nhiều hình thức và một cách thường xuyên và bất chợt đến mức bạn có thể không nhận ra. Bạn trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra tiếng nói chung khi hai người cùng thực hiện một dự án, bạn gặp sếp trao đổi về ý tưởng marketing mới, Bạn nói chuyện với đối tác. Tất cả những tình huống đó đều diễn ra dưới trướng của Networking. 

kỹ năng xây dựng mối quan hệ - Networking

Trong kỷ nguyên số, người ta vẫn hay nghĩ đến những giải pháp khác để xây dựng một mối quan hệ tốt như gửi email, tin nhắn hay gọi điện thoại... nhưng chắc chắn một điều rằng, hiệu quả của nó sẽ không thể nào bằng những lần gặp gỡ và tương tác trực tiếp, đặc biệt là trong những tình huống hai bên muốn đi đến một quyết định hợp tác chắc chắn hay giải quyết những mâu thuẫn để đi đến những thông nhất chung. Nhu cầu hợp tác mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp và số lượng yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm gia tăng cũng như những yêu cầu đẩy mạnh chất lượng dịch vụ cần sự đóng góp ý kiến của nhiều người thì networking được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Vậy thực tế, giá trị của Networking như thế nào?

2. Kỹ năng networking quan trọng thế nào?

Kỹ năng networking quan trọng thế nào?

2.1. Đoàn kết là sức mạnh

Theo khảo sát của Tạp chí Wall street năm (2004), khoảng 94% những người tìm việc thành công đều nhận định rằng, networking chính là yếu tố giúp họ làm được điều đó. Ông cha ta có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Thực tế, không ai đủ hoàn hảo để để có thể ôm hết mọi công việc và giải quyết từ A-Z mà không phải vượt qua trở ngại, sự hỗ trợ của những người xung quanh không phải là giải pháp tình thế mà là phương án đầu tiên khi bạn nhận định rằng, dự án đó đạt được chất lượng tốt nhất khi có sự bổ sung đóng góp ý kiến lẫn nhau. 

Bạn còn nhớ thất bại ê chề của ông cựu nhà điều hành Apple năm 28 tuổi khi quyết định chiêu mộ John Sculley, khi ấy là CEO của Pepsi về làm thành viên trong hội đồng quản trị để hai năm sau đó, bị chính John đá thẳng ra khỏi đứa con đẻ chính tay gây dựng.

Những quyết định đến khi nhìn lại mà Jobs vẫn thấy ngớ ngẩn đó đã  chứng minh rằng, không ai đủ hoàn hảo để không bị phạm sai lầm. Sự “bảo thủ” quá đà của Jobs đôi khi rất được việc, song trong môi trường rộng mở đề cao tính cá nhân, thì networking luôn là lựa chọn hàng đầu. Networking, gặp gỡ thiết lập những mối quan hệ,  là thao tác đầu tiên để bạn có thể hợp tác gắn bó và tạo ra được chất lượng công việc tốt nhất. 

2.2. Giúp sếp quản lý và phát huy năng lực nhân viên và tạo ra văn hóa công sở

Giúp sếp quản lý và phát huy năng lực nhân viên và tạo ra văn hóa công sở

 Trong thế giới việc làm, networking ngoài tác dụng giúp công việc có tận dụng và dễ dàng “thao túng” sức mạnh của tập thể, networking cũng được biết đến là cách quản lý nhân viên viên hiệu quả. Việc phát hiện và đặt những nhân viên có năng lực và thế mạnh hợp tác cùng nhau sẽ phát huy được sức mạnh được của cả hai. Nhưng cũng cân nhắc được thời điểm nào là phù hợp để đặt “những trạng thái trái dấu” hợp tác để có thể bật ra được nhưng điểm riêng, đồng thời có thể cải thiện mối quan hệ của các nhân viên trong tập thể từ đây xây dựng văn hóa công sở.

Việc làm hành chính - văn phòng

3. Bí quyết chọn cải thiện networking hiệu quả, bạn đã biết chưa?

Theo các chuyên gia, để có thể có được một mối quan hệ tốt, bạn cần thiết phải trải qua quá trình networking với các bước sau đây: Kết giao (Làm quen với người khác), duy trì mối quan hệ, nuôi dưỡng mối quan hệ đó và khai thác, chia sẻ các mối quan hệ. Trong 4 bước đó, bạn cần một số tip sau đây để nâng cao quá trình networking  của bản và tạo ra hiệu quả cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt là hiệu quả của công việc:

3.1. Địa điểm hợp lý

Bạn biết đấy, để networking không hẳn phải là những buổi tiệc tùng linh đình song tốt hơn hết chúng ta phải chọn đặt buổi giao lưu và gặp mặt phù hợp. Ví dụ, bạn đang có nhu cầu tìm kiếm câu việc về nhà hàng khách sạn... thì những buổi chia sẻ về kinh nghiệm ứng tuyển tư một chuyên gia trong ngành rất đáng đồng tiền bát gạo. Đây không những là nơi để bạn đặt ra các câu hỏi để được giải đáp những vấn đề đang thắc mắc mà còn có cơ hội gặp gỡ bạn, biết đâu là đồng nghiệp của bạn trong tương lai để mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Nên nhớ rằng, không gian tương tác đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập những mối quan hệ.

3.2. Chú trọng về chất lượng hơn là số lượng

Chú trọng về chất lượng hơn là số lượng

Ông cha ta có câu “Chọn bạn mà chơi” thực ra cũng có lý của nó. Và trong những mối quan hệ và nên tập trung vào những đối tượng bạn thấy hợp và hai bạn có thể “cộng sinh” trong một công việc hay cuộc sống. Thế nhưng dĩ nhiên, trước khi có để những mối quan chất lượng, bạn phải chủ động bắt chuyện với tất cả mọi người nhưng chỉ chủ động trao danh thiếp cho những bạn thấy hai bên hợp nhau, có ấn tượng tốt về nhau. Việc kết nối với quá nhiều người, sẽ làm bạn dễ quên và chỉ để lại ấn tượng.

3.3. Phong cách tự tin 

Có thể bạn chấp nhận rằng, bạn là người hướng nội, không yêu thích giao thiệp và nhút nhát là dễ hiểu. Song, nếu còn mang suy nghĩ đó, bạn nên thay đổi ngay lập tức nếu muốn có thêm nhiều cơ hội mới. Việc nhanh chóng hòa nhập và sôi nổi bắt tay với người mới hay người cũ trước hết làm bạn và những người xung quanh - người bạn muốn giao kết cảm thấy thoải mái. Nguồn gốc của sự tự tin trước hết đến từ sự thay đổi trong suy nghĩ rằng, bạn có thể đứng trước nhiều người. Thứ hai, để có thể, làm được tốt nhất...bạn cần một sự chuẩn bị tốt nhất trước khi có buổi networking. Bạn sẽ chuẩn bị trang phục phù hợp nhất- lịch sự, phù hợp với sự kiện, bạn có thể chuẩn bị thông tin về giới thiệu bản thân và luyện tập trước ở nhà.

3.4. Duy trì liên hệ

Duy trì liên hệ sau khi tạo lập networking

Có một mối quan hệ đã khó, nhưng duy trì và theo dõi liên hệ với “đối tượng mục tiêu” còn khó hơn. Những câu chuyện ngày đầu networking sẽ sớm đi vào quên lãng. Điều này khá lãng phí. Thay vì để bạn và Parter của bạn có thể hiểu nhau hơn và cộng tác hiệu quả hơn, bạn phải thường xuyên tương tác với họ, có thể qua mạng xã hội, có thể qua tin nhắn hoặc những cú điện thoại, nhưng hãy lưu ý về tần suất vừa phải. Việc “nhiệt tình” quá đỗi khi cũng là nhân tố phá hoại mối quan hệ vì đối tác của bạn cảm thấy bị làm phiền. 

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây của Timviec365.vn xoay quanh networking là gì lẫn những tip có thể tạo dựng một mối quan hệ hiệu quả nhật sẽ thực sự hữu ích với bạn. Hãy áp dụng chúng ngay trong quá trình tìm việc của bạn để thu về công việc ưng ý nhé!

Việc làm nhân viên kinh doanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-