Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 05 năm 2024
Nghệ thuật làm lãnh đạo không chỉ nói riêng tới vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ cùng sự uy tín, nhanh nhạy. Mà chuyện lãnh đạo còn là câu chuyện của sự thấu cảm khi hiểu được những cảm xúc của nhân viên cấp dưới, người đứng ở vị trí cao mới có thể đưa ra được những quyết định hợp lý, đúng đắn nhất để hai chữ lãnh đạo không bị rơi vào phạm vi của sự độc tài, cứng nhắc. Nói tới vai trò của sự thấu cảm, bài viết này sẽ đưa ra 5 lý do chứng minh rõ ràng sự thấu cảm là kỹ năng lãnh đạo then chốt.
Sự thấu cảm là cách chúng ta tự đặt chính mình vào cuộc đời của người khác, để nhìn mọi vấn đề xung quan bằng con mắt của họ. Nó có thể được ví như cái đau thấu xương hay cái lạnh thấu tủy vậy, thấu cảm chính là sự thấu hiểu trọn vẹn về một ai đó, giúp ta cảm nhận được về những điều mà họ nghĩ, cảm được những cảm xúc của họ mà không hề có bất kì sự so đo hay phán xét nào. Nói một cách khác sự thấu cảm chính là khả năng bạn có thể đọc được tâm hồn và tâm trí của người khác và mẫn cảm với bất kì các cảm xúc của họ. Trên cơ sở đó, bạn sẽ thấu hiểu được những tâm trạng, cảm xúc, nỗi buồn của những người xung quanh trong từng hoàn cảnh mà họ đang phải trải qua. Sự thấu hiểu ấy sẽ khơi nguồn trong bạn một sự đồng cảm và có thể giúp bạn sẻ chia được nỗi buồn đó với mọi người.
Khi nhận được sự cống hiến của nhân tài cho công ty, điều đó đồng nghĩa với niềm vui và lo lắng của các nhà lãnh đạo. Nghe thì có vẻ khá là vô lý đúng không? Nhưng quả thực, nếu ai đang đứng ở vị trí cấp cao này và giữ trong tay những nhân tài thực sự, bên cạnh những áp lực về công việc thì họ còn phải lo lắng vấn đề làm sao để giữ được chân nhân tài.
Trong khi đó, đã có nhiều nhà lãnh đạo thất bại trong việc giữ chân nhân tài. Và lý do phổ biến nhất mà các bậc lãnh đạo để cho nhân tài ra đi là bởi vì họ thiếu niềm tin vào người sếp của mình. Đồng thời, họ không cảm nhận được sự coi trọng và sự quan tâm của lãnh đạo. Trong khi đó, nói chung tới tình cảm và sự phát triển mối quan hệ thì đâu chỉ riêng gì sếp hay doanh nghiệp, mà ngay trong đời sống thường ngày chúng ta nhận được sự tin tưởng từ ai đó cũng sẽ có sự gắn bó mật thiết hơn . Do đó, những người làm lãnh đạo có khả năng thấu cảm cao thì chắc chắn họ sẽ chiếm được cảm tình mạnh mẽ từ các bộ phận nhân viên, không chỉ thế họ cũng chính là lý do để họ ở lại và động lực để họ cố gắng phấn đấu cống hiến cho doanh nghiệp
Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta vẫn thường đánh giá cao những việc mà người khác làm cho mình. Thế nên chỉ cần có cơ hội nào đó thì chắc chắn chúng ta muốn gửi tới họ những điều tốt hơn cả. trong mối quan hệ giữa sếp với nhân viên cũng vậy. Muốn mang đến động lực cần thiết đó, chắc chắn việc bạn cần làm đó chính là ghi nhận những nỗ lực mà nhân viên đã tạo ra trong công việc.
Chưa cần quan tâm tới kết quả là gì những chỉ với tinh thần làm việc nỗ lực như thế thì họ cũng rất xứng đáng để nhận được lời động viên, khích lệ và sự ghi nhận của sếp. Và sự thấu cảm, khích lệ này lại càng cần được phát huy trong những trường hợp nhân viên mắc lỗi. Đó chỉ là một vài sự cố không ai mong muốn xảy ra. Nhưng khi nhân viên gặp sự cố, thay vì sự chỉ trích , trách mắng thì đây chính là lúc các nhà lãnh đạo mang tới cho nhân viên sự cảm thông, tha thứ và một lời động viên kịp thời. Điều đó sẽ giúp nhân viên tự nhủ mình cần cố gắng hơn để không chỉ khắc phục lỗi sai mà còn phải mang tới những hiệu suất làm việc lớn nhất có thể.
=> Xem thêm: 4 bài học lãnh đạo đắt giá nên học từ phong cách của Donald Trump
Khi chúng ta có khả năng thấu cảm có nghĩa là chúng ta biết đặt mình vào vị trí của người khác. Từ đó, suy nghĩ theo hoàn cảnh của người khác và nhìn nhận một cách toàn diện mọi vấn đề. Khi bạn là một vị sếp thì điều đó càng cần thiết hơn bao giờ hết. Ở vị trí của một người nhân viên ai cũng mong muốn sếp của họ có thể hiểu được suy nghĩ của họ. Ngay cả suy nghĩ này các nhà lãnh đạo cũng phải nghĩ tới. Nhân viên mắc lỗi thì chắc chắn chẳng một vị lãnh đạo nào không cảm thấy khó chịu cả. Nhưng đó cũng chính là điểm để phân biệt giữa một vị sếp tốt và một người sếp cứng nhắc.
Nếu như đứng trước lỗi lầm của nhân viên, bạn có thể bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân trước khi quát tháo, giận dữ và gửi tới họ những lời động viên hoặc nhắc nhở nhẹ nhàng thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự cảm mến ở trong lòng của nhân viên. Họ không vì sự nhẹ nhàng, thấu tình đạt lý của bạn mà cứ liên tiếp mắc sai lầm đâu nhé. Chính sự nể trọng sẽ là thước đo giúp cho nhân viên vì bạn, vì sai lầm họ đã mắc phải mà cố gắng thật nhiều hơn nữa với mong muốn không để cho bạn phải thất vọng thêm.
Nếu có thể đề cao sự đồng cảm trong công tác quản lý của mình thì người làm lãnh đạo chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích mà kết quả lớn nhất chính là năng suất công việc được tăng lên rõ rệt.và mang tới sự thành công cho tất cả các bên liên quan, cả bạn và nhân viên của bạn.
>>> Xem thêm: Tiết lộ những việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh cực kỳ hấp dẫn đang được rất nhiều tìm kiếm, truy cập ngay!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc