Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Amplifier là gì? Tiêu chí cần biết khi lựa chọn Amplifier

Tác giả: Trần Thùy Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 04 năm 2022

Theo dõi timviec365 tại google new

Amplifier được sử dụng rất nhiều trong các dàn Karaoke hay loa sự kiện. Amplifier có tác dụng khuếch đại âm thanh và truyền đến các loa để phát ra ngoài. Amplifier cũng được ứng dụng rộng rãi trong các máy phát thanh vô tuyến. Vậy Amplifier là gì? Có những loại Amplifier nào? Nên mua Amplifier của hãng nào? Cùng tìm hiểu về cấu tạo và những tiêu chí lựa chọn Amplifier qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về Amplifier

1.1. Amplifier là gì?

Amplifier, hay còn được viết tắt lag Ampli, là một loại thiết bị điện tử có khả năng khuếch đại tín hiệu âm thanh. Amplifier vì vậy là còn được gọi là bộ khuếch đại.

Amplifier có khả năng khuếch đại tín hiệu âm thanh
Amplifier có khả năng khuếch đại tín hiệu âm thanh

Amplifier được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thông, phát sóng vô tuyến và trong các thiết bị âm thanh. Có hai loại Amplifier là Weak-signal Amplifier – hay bộ khuếch đại tín hiệu nhỏ – và Power Amplifier – hay bộ khuếch đại công suất.

Bộ khuếch đại tín hiệu được phân loại theo cấu hình mạch và phương thức hoạt động.

1.2. Phân loại Amplifier

1.2.1. Weak-signal Amplifier

Weak-signal Amplifier (Bộ khuếch đại tín hiệu nhỏ) chủ yếu được sử dụng trong các máy thu tín hiệu không dây. Chúng cũng được sử dụng trong các bộ cảm ứng âm thanh, máy phát âm thanh từ băng đĩa hoặc đầu đĩa compact.

Bộ khuếch đại tín hiệu yếu có thiết kế phù hợp với nhiệm vụ xử lý các tín hiệu đầu vào cực nhỏ, thậm chí có nhiều trường hợp cường độ tín hiệu đầu vào chỉ được đo bằng đơn vị nanovolt (1 nanovolt có giá trị tương đương với 1/1.000.000.000 volt). Để làm được điều này, bên trong bộ khuếch đại tín hiệu yếu được trang bị một transistor hiệu ứng trường.

Phân loại Amplifier
Phân loại Amplifier

Hiệu quả của bộ khuếch đại tín hiệu nhỏ được thể hiện bằng độ nhạy. Độ nhạy được tính bằng microvolt (1 microvolt bằng 1/1.000.000 volt).

1.2.2. Power Amplifier

Power Amplifier (Bộ khuếch đại công suất) được sử dụng trong máy phát vô tuyến không dây, máy phát sóng hoặc thiết bị âm thanh Hi-Fi. Trong đó người ta thường sử dụng transistor lưỡng cực để khuếch đại công suất. Tuy nhiên, hiện hay người ta đã quay lại sử dụng đèn điện tử chân không – linh kiện trước đây từng bị coi là lỗi thời. Bộ khuếch đại công suất sử dụng đèn điện tử chân không được giới nhạc sĩ rất ưa thích bởi họ cho rằng âm thanh được khuếch đại qua thiết bị này có chất lượng tốt hơn.

Khi lựa chọn bộ khuếch đại công suất, có hai yếu tố mà bạn cần quan tâm đến đó là công suất đầu ra và hiệu suất. Trong các thiết bị âm thanh, bộ khuếch đại công suất có hiệu suất trong khoảng 30 – 50%. Bộ khuếch đại hiệu suất trong máy phát sóng có hiệu suất cao hơn, khoảng 50 – 70%.

Power Amplifier được sử dụng trong thiết bị âm thanh HiFi
Power Amplifier được sử dụng trong thiết bị âm thanh HiFi

Mặt khác, khi lựa chọn bộ khuếch đại công suất trong các thiết bị âm thanh Hi-Fi, người ta còn quan tâm đến độ méo, hay độ biến dạng của âm thanh. Độ méo càng thấp thì âm thanh đầu ra càng trung thực.

2. Amplifier có cấu tạo như thế nào?

Một chiếc Amplifier có cấu tạo gồm 3 thành phần chính: Bộ nguồn, bộ tiền khuếch đại và mạch khuếch đại công suất.

- Bộ nguồn: Đúng như tên gọi, bộ nguồn có chức năng chuyển đổi điện áp từ 110V hoặc 220V xuống còn khoảng 30 – 70V. Kích cỡ của bộ nguồn tỷ lệ thuận với công suất của Amplifier, hay nói cách khác, Amplifier công suất càng lớn thì bộ nguồn có kích cỡ càng to.

Bộ nguồn có thể nói là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc Amplifier vì mức độ ảnh hưởng của nó đến chất lượng âm thanh. Cụ thể, bộ nguồn có tác động đến mức độ ổn định nguồn điện và khả năng chống nhiễu. Điện áp sau khi được biến đổi qua bộ nguồn sẽ tiếp tục đi qua thiết bị chỉnh lưu và tụ lọc. Cuối cùng dòng điện xoay chiều từ nguồn điện sẽ trở thành dòng điện một chiều đối xứng.

Bộ nguồn là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc Amplifier
Bộ nguồn là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc Amplifier

- Bộ tiền khuếch đại (Pre-Ampli) có thể coi như một trạm trung chuyển. Tín hiệu đầu vào trước tiên sẽ đi qua bộ tiền khuếch đại, sau đó sẽ được khuếch đại lên một mức đủ lớn rồi mới tiếp tục đi vào bộ khuếch đại công suất.

- Mạch khuếch đại công suất sẽ tiếp nhận tín hiệu từ bộ khuếch đại. Sau đó các sò công suất trong mạch sẽ làm tăng độ lớn của tín hiệu vừa nhận được. Tín hiệu sau khi được khuếch đại sẽ tiếp tục được truyền tới các thiết bị phát ra âm thanh, chẳng hạn như tai nghe hoặc loa.

3. Chất lượng của Amplifier chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

3.1. Công suất và kiểu Class của Amplifier

Công suất của Amplifier được tính bằng đơn vị Watt, biểu thị cho khả năng hoạt động liên tục của Amplifier. Công suất của thiết bị này được chia thành hai loại là: Công suất thực RMS và công suất đầu ra đỉnh PMPO.

Công suất thực RMS chính là công suất thực tế của Amplifier. Công suất đầu ra đỉnh PMPO là công suất đầu ra lớn nhất là của Amplifier theo lý thuyết. Tuy nhiên, PMPO chỉ được đo trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu Amplifier hoạt động quá lâu ở mức công suất đầu ra đỉnh thì sẽ bị quá tải dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Công suất thực thường nhỏ hơn công suất đầu ra đỉnh
Công suất thực thường nhỏ hơn công suất đầu ra đỉnh

Công suất thực tế có thể nhỏ hơn công xuất đầu ra đỉnh 2 –5 lần. Sò công suất và công nghệ chủng loại của bộ khuếch đại là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến công suất của một chiếc Amplifier. Sò công suất còn được gọi là transistor. Công suất của Amplifier tỷ lệ thuận với số lượng sò công suất. Công nghệ chủng loại của bộ khuếch đại được gọi chung là Class. Có nhiều loại Class và mỗi loại có chất lượng âm thanh khác nhau. Class H, Class I, Class D và Class A hiện đang được sử dụng phổ biến nhất.

3.2. Số lượng kênh của Amplifier

Amplifier có công suất càng lớn thì càng có nhiều kênh. Hiện nay, Amplifier 2 kênh và Amplifier 4 kênh là hai loại phổ biến nhất trên thị trường. Amplifier 2 kênh có thể kết nối được với tối đa là 2 loa hoặc chiều hơn cho âm thanh đầu ra. Amplifier 4 kênh cũng có thể kết nối với nhiều thiết bị đầu ra âm thanh, và thường được sử dụng cho hệ thống hát karaoke hoặc tại các cơ sở kinh doanh.

3.3. Trở kháng hoạt động mà Amplifier cho phép

Trở kháng hoạt động của Amplifier càng bé, có nghĩa là mức độ cản trở dòng điện của mạch điện càng thấp, thì Amplifier đó hoạt động càng tốt.

Bên cạnh đó, cách Amplifier được đấu nối với loa cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của Amplifier. Người ta có thể đấu nối loa song song hoặc đấu nối nối tiếp. Việc lựa chọn cách đấu nối vào còn tùy thuộc vào số liệu của nguồn công suất.

Trở kháng của loa phải nhỏ hơn trở kháng của Amplifier
Trở kháng của loa phải nhỏ hơn trở kháng của Amplifier

Có một chú ý mà bạn cần ghi nhớ đó là loa chỉ hoạt động tốt khi ghép nối với Amplifier nếu trở kháng của loa không thấp hơn mức trở kháng cho phép hoạt động của Amplifier. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, Amplifier rất dễ bị hỏng.

3.4. Độ nhạy của loa

Với cùng một mức điện áp đầu vào mà trong cùng một  môi trường, chiếc loa nào có độ nhạy cao hơn thì sẽ có khả năng phát ra âm thanh lớn hơn. Độ nhạy của loa còn bù trừ cho công suất của Amplifier. Nếu loa có độ nhạy lớn thì chỉ cần sử dụng Amplifier có công suất nhỏ và ngược lại. Ngoài ra, khả năng tái tạo âm thanh của loa cũng là một yếu tố khác có ảnh hưởng đến chất lượng của Amplifier.

4. Nên sử dụng Amplifier của hãng nào?

Amplifier được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống, bởi vậy mà hiện nay có khá nhiều hãng sản xuất thiết bị này. Khi mua Amplifier, bạn nên tìm hiểu xem nên mua Amplifier của hãng nào vừa có độ bền cao lại vừa có chất lượng tốt. Sau đây là một vài hãng sản xuất Amplifier tốt nhất.

- Hãng QSC: Là một hãng sản xuất các thiết bị âm thanh của Mỹ với nhiều sản phẩm Amplifier có chất lượng rất tốt như Ampli QSC PLX1804, Ampli QSC PLX1804, Ampli QSC PLX3102…

- Hãng Emotiva: Thêm một hãng sản xuất Amplifier nữa đến từ Mỹ. Bạn có thể chọn một trong số nhiều dòng sản phẩm nổi tiếng của hãng này bao gồm: BasX TA-100, BasX A-300, PA-DR1, XPA-DR2…

- Hãng Amply Marantz: Có trụ sở tại New York, Mỹ, hãng này nổi tiếng với nhiều sản phẩm có chất lượng tốt và bền như: SC+SM7 - SM8 và SM9, Marantz 1250, Marantz 1150MKII…

Amplifier của hãng Crown được đánh giá rất tốt
Amplifier của hãng Crown được đánh giá rất tốt

- Hãng Crown: Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm loa, hãng Crown cũng sản xuất rất nhiều mẫu Amplifier chất lượng cao, có thể kể đến như: Ampli Crown XLi 800, Ampli Crown XLC1002, Ampli Crown XLi 1500, Ampli Crown XLi 3500…

Như vậy là bạn đã biết được Amplifier là gì và Amplifier có tác dụng như thế nào? Ngày nay, Amplifier được ứng dụng cực kỳ phổ biến trong hầu hết các dàn âm thanh và mọi loại thiết bị phát sóng. Nhờ có Amplifier mà chúng ta có thể hát karaoke, nghe nhạc với âm lượng lớn hơn hay tổ chức các chương trình, sự kiện hoành tráng. Crown, Marantz, Emotiva hay QSC… là những hãng sản xuất Amplifier nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Bạc xi là gì?

Bạc xi là gì? Nên mua bạc xi hay bạc ta? Tìm hiểu về những đặc tính và tác dụng của bạc xi được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

Bạc xi là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý