Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 07 năm 2024
Việc viết bản kiểm điểm quá trình công tác là hình thức tổ chức quản lý nhân lực của bất cứ một doanh nghiệp, đơn vị hành chính nào. Đây không phải là hoạt động bắt buộc nhưng với vai trò quan trọng mà nó mang lại thì nhiều doanh nghiệp không ngại tổ chức hoạt động này cho mỗi cá nhân tự kiểm điểm, nhìn nhận và đánh giá lại bản thân mình giúp hoàn thiện mọi kỹ năng, ý thức trong công việc.
Vậy thì việc viết bản kiểm điểm trong quá trình công tác có khó khăn hay không? Chúng ta sẽ cần lưu ý những gì khi viết chúng? Hãy đọc thật kỹ nội dung bên dưới đây để có thể tạo ra được bản kiểm điểm cá nhân trong quá trình công tác một cách đúng quy định nhất nhé.
Kiểm điểm hay cũng chính là việc chúng ta xem xét lại về kết quả, về trách nhiệm của bản thân đối với một nhiệm vụ, vai trò nào đó được giao phó để đánh giá và rút kinh nghiệm. Bản kiểm điểm quá trình công tác theo nghĩa đó sẽ là đánh giá kết quả và trách nhiệm của một người trong quá trình công tác.
Từ đơn vị tư nhân như là nhân viên ở các doanh nghiệp, công ty cho đến các cán bộ, công nhân viên chức nhà nước làm việc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan hành chính,... đều nên thực hiện việc tự đánh giá quá trình công tác. Đối với các cơ quan nhà nước thì thường tổ chức làm kiểm điểm theo từng quý, từng năm để đảm bảo quá trình tự xem xét, đánh giá bản thân kịp thời, kịp điều chỉnh những thiếu sót về chuyên môn và đạo đức của bản thân.
Xem thêm: Public administration là gì
Bản kiểm điểm vốn dĩ mang tính kỷ luật cao kèm theo tính công bằng cho nên khi tiến hành viết bảng kiểm điểm thì chúng ta cần thẳng thắn, trung thực và tự nhìn nhận lại bản thân mình để đưa ra đánh giá chân thực nhất tất cả quá trình học tập hay công tác, rèn giũa về đạo đức, về chuyên môn của bản thân.
Bản kiểm điểm quá trình công tác giúp nâng cao đến mức cao tinh thần phê bình và tự phê bình, từ đó giúp bản thân mình hoàn thiện hơn mỗi ngày. Những cấp lãnh đạo sẽ dựa vào nội dung tự kiểm điểm cá nhân để xem xét, đánh giá nhân viên đúng năng lực, ý thức, từ đó dễ dàng đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc khen thưởng, xếp loại thi đua, tăng lương, thăng chức.
Xem thêm: Kiểm điểm qua trình công tác giúp cá nhân hoàn thiện hơn. Cơ hội việc làm bán hàngHiện tại, đây là những công việc phổ biến mà quý vị có thể quan tâm
Để soạn thảo hay viết tay hoàn chỉnh bản kiểm điểm quá trình công tác, điều đầu tiên bạn cần xác định được đó chính là bố cục của bản kiểm điểm. Theo quy định chung thì bố cục của văn bản này bao gồm các phần như sau:
- Phần 1: Thông tin người tiếp nhận và người viết kiểm điểm quá trình công tác.
Phần này cần ghi rõ chức vụ, họ tên đầy đủ của người tiếp nhận bản kiểm điểm, thường sẽ là chính vị lãnh đạo cấp cao tại doanh nghiệp, cơ quan của bạn. Thông tin liên quan tới người viết kiểm điểm cần cụ thể, chi tiết, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ nắm giữ và đơn vị công tác rõ ràng.
- Phần 2: Các nội dung kiểm điểm.
Có 2 nội dung tự kiểm điểm bao gồm:
+ Đánh giá kiểm điểm về Phẩm chất đạo dức, lối sống, tư tưởng chính trị của bản thân.
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người tự kiểm điểm
- Phần 3: Tự đánh giá lại chính bản thân mình với những ưu – nhược điểm vốn có và qua đó đưa ra xếp loại tự nhận.
Bạn đọc quan tâm xem thêm: Các mẫu cv xin việc phục vụ cực kì hiệu quả cho quá trình xin việc làm của hàng triệu ứng viên
Khi được đơn vị yêu cầu viết bản kiểm điểm quá trình công tác thì chúng ta cần phải tiến hành việc hoàn thiện đầy đủ nội dung cũng như hình thức của bản kiểm điểm quá trình công tác. Nếu như bạn chưa biết cách xây dựng nội dung bản kiểm điểm này thì hãy ghi nhớ những gợi ý được chia sẻ sau đây:
- Đây là một văn bản hành chính nên cần phải có đầy đủ Quốc hiệu, Tiêu ngữ.
- Tên văn bản kiểm điểm quá trình công tác ghi như thế nào: Bạn hãy thể hiện dòng chữ ghi tên của văn bản này bằng chữ in hoa có dấu, đây là một trong những yêu cầu bắt buộc cần thiết phải thực hiện. Nội dung tên văn bản như sau:
BẢN KIỂM ĐIỂM QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC NĂM ….
(Ghi vào năm vừa kết thức quá trình công tác)
- Kính gửi:… Phần này bạn sẽ ghi kèm cả chức vụ và tên của cấp lãnh đạo tiếp nhận bản kiểm điểm của bạn.
- Tên tôi là:… Ghi đầy đủ cả họ tên của bạn vào nhé.
- Sinh ngày:… Ghi rõ ràng ngày – tháng – năm sinh đúng theo thời gian ghi trong chứng minh thư.
- Chức vụ:… Bạn đã giữ chức vụ gì trong suốt thời gian vừa qua, trước khi viết bản kiểm điểm này.
- Đơn vị công tác:… Ghi đơn vị công tác cụ thể của bạn vào phần này.
Lời dẫn để đi đến nội dung tự đánh giá 3 phần và sau đó đi vào đánh giá từng phần một cách cụ thể, chi tiết nhất, gồm:
+ Phẩm chất, đạo đức lối sống, tư tưởng chính trị
Bạn dựa vào đặc trưng nghề nghiệp, những đòi hỏi nghiệp vụ về yêu cầu liên quan tới đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị để tự đưa ra lời kết luận đánh giá chính mình. Một vài diễn đạt sau đây sẽ là gợi ý dành cho bạn:
“+) Tôi đã tư dưỡng đạo đức, phẩm chất trong quá trình làm việc và trong cuộc sống, giữ một lối sống lành mạnh, giản dị. Luôn đoàn kết với tập thể, cùng đồng nghiệp tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, hòa đồng với tất cả mọi người ở xung quanh.
+) Có tính cách trung thực, thẳng thắn đối với vấn đề phê bình, tự phê bình.
Tuân thủ các quy định, quan điểm, chính sách và đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật trong cuộc sống và công việc.
+) Luôn chấp hành tốt mọi quy định, nội quy của ngành, cũng như của đơn vị đặt ra.
+) Làm việc dựa trên tinh thần dân chủ.
+ Đánh giá, kiểm điểm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
• Luôn cố gắng nâng cao trình độ, phát triển bản thân về cả trình độ chuyên môn lẫn nghiệp vụ, trở thành một tấm gương mẫu mực trong mọi vấn đề.
• Luôn nỗ lực phố hợp cùng đồng nghiệp để hoàn thiện xuất sắc các chỉ đạo, giúp việc điều hành công việc của đơn vị diễn ra suôn sẻ.
• Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, lễ chào mừng, kỉ niệm,… Tích cực tham gia vào nhiều phong trào mà đơn vị tổ chức.
+ Tự đánh giá bản thân với việc đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm của mình. Sau đó là kết quả tự xếp loại.
Cuối cùng, kết thúc nội dung bản kiểm điểm, bạn cần nêu rõ thời gian làm văn bản này kèm theo ký, ghi rõ họ tên.
Trên đây là những thông tin chia sẻ để bạn biết cách viết bản kiểm điểm quá trình công tác cho chính mình đáp ứng đúng yêu cầu để trình lên ban lãnh đạo. Mong rằng với gợi ý chúng tôi đặt ra, bạn sẽ có được một nội dung bản kiểm điểm được trình bày rõ ràng, hình thức đúng đắn và giúp cấp trên dễ dàng nhận diện được quá trình công tác của bạn tốt như thế nào. Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng bản kiểm điểm quá trình công tác nhưng chưa thực sự biết cách tự tạo thì hãy tải biểu mẫu dưới đây về máy tham khảo hoặc có thể sử dụng ngay:
Cách xây dựng biểu mẫu về quy trình đi công tác
Hướng dẫn chi tiết bạn cách xây dựng biểu mẫu về quy trình đi công tác hoàn thiện để có thể trinh bày một cách chi tiết nhất những hoạt động của bạn đã thực hiện và các kết quả đã tạo ra được trong suốt quá trình công tác. Hãy học theo cách của các chuyên gia tại timviec365.vn nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc