Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Hướng dẫn] Cách lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên

Tác giả: Hạ Linh

Ngày cập nhật: 16/01/2021

Đại học không phải là lựa chọn duy nhất của các bạn trẻ, nhưng đó có lẽ là một lựa chọn đáng được ưu tiên. Bước vào những năm tháng đại học là đồng nghĩa với việc một người trẻ bước chân ra khỏi cánh cửa ngôi nhà, từng bước đi vào cuộc sống của xã hội, của cộng đồng - nơi mà bạn xa gia đình và tập tành cách sống tự lập. Tự hỏi rằng: Điều gì có thể khiến mỗi sinh viên thành công hơn, sau khi tốt nghiệp có được một công việc cùng mức thu nhập tốt hơn? Hãy lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên ngay từ bây giờ để những năm tháng giảng đường trôi qua không trở nên vô nghĩa!

Kiếm việc làm

1. Tại sao sinh viên cần lập bảng kế hoạch cá nhân?

Là một tân sinh viên, bạn luôn mong chờ những điều mới mẻ đang hiện diện trên giảng đường đại học. Những mối quan hệ mới, thầy cô, bạn bè mới, các môn học chuyên ngành, hoạt động xã hội và đặc biệt là môi trường đô thị thành phố. Mặc dù vậy, những gì mới lạ thường tồn tại ở đâu đó những cám dỗ khó có thể lường trước. Đó là lý do các sinh viên đa phần đều chểnh mảng công tác học tập ở những năm đầu, để rồi sắp sửa ra trường mới bắt đầu lên dây cót cho việc học hành.

Tại sao sinh viên cần lập bảng kế hoạch cá nhân?
Tại sao sinh viên cần lập bảng kế hoạch cá nhân?

Điều đó có thể khá muộn màng, khiến bạn thua thiệt hơn về thành tích và năng lực với bạn bè cùng khóa. Lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên để không bị rơi vào trạng thái đó. Việc lên kế hoạch suy cho cùng luôn là một thói quen rất tốt, đặc biệt đối với những người trẻ.

"Xây dựng bảng biểu cá nhân
Là một giải pháp "nương" theo cuộc đời.
Thời trẻ tuổi có bao giờ nghĩ ngợi
Lắm lúc rong chơi quên mất học hành.
---
Mẹ cha ta dành cả đời vất vả
Một nắng hai sương tích góp từng đồng.
Mong con thành công với con đường đại học
Đừng để cám dỗ làm lầm lạc bước chân.
---
Lập kế hoạch cá nhân cho 4 năm đại học
Làm kim chỉ nam trong suốt chặng đường dài.
Học mà chơi, chơi vẫn không quên học
Như thế mới là trò giỏi con ngoan!"

Bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên được ví như một tấm bản đồ theo suốt bạn trên hành trình kiếm tìm tri thức của 4 năm đại học. Chúng giúp bạn định vị được bản thân, biết bản thân muốn gì và cần gì? Để đạt được những mục tiêu đó, mỗi sinh viên cần thực hiện hành động nào?

Tham khảo: Top việc làm sinh viên làm thêm hấp dẫn dành cho bạn

2. Xác định mục tiêu của bạn trước khi lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên

Để quá trình lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên thực sự thuận lợi, mỗi sinh viên cần xác định được mục tiêu cá nhân của mình ngay từ khi vừa nhập học. Xây dựng các mục tiêu từ ngắn hạn cho đến dài hạn luôn là giải pháp tốt nhất để nhắc nhở, đốc thúc bản thân luôn luôn phấn đấu và cố gắng hoàn thành những mục tiêu đó.

Xác định mục tiêu của bạn trước khi lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên
Xác định mục tiêu của bạn trước khi lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên

Trong lĩnh vực học tập nói chung, có rất nhiều khía cạnh để bạn đặt những mục tiêu rõ ràng. Chẳng hạn như: Mục tiêu tốt nghiệp bằng giỏi, mục tiêu thành thạo một ngoại ngữ sau khi ra trường, mục tiêu trở thành cán bộ Đoàn Hội xuất sắc, mục tiêu giành học bổng suốt 4 năm học. Hay những mục tiêu gắn liền với kỹ năng như học được kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp,....

Tất cả những mục tiêu này đa phần đều là nền tảng tạo thành một phong cách ứng xử, làm việc, thái độ sống và xây dựng các mối quan hệ tích cực trong môi trường đại học, cũng như không quên việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.

3. Lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên theo từng bước

Bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên nên được chia kế hoạch ra làm từng phần. Mỗi phần tương ứng với mỗi năm học, chẳng hạn như bạn học bốn năm đại học thì chia bảng kế hoạch ra làm bốn phần. Ở mỗi một phần kế hoạch, hãy xác định mục tiêu cho năm đó và viết ra những hành động mà bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu nhé.

Lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên theo từng bước
Lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên theo từng bước

3.1. Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm nhất

Trong năm đầu, đa phần các sinh viên chưa phải trải qua cảm giác ngụp lặn trong sách vở. Vì kiến thức chuyên ngành chưa được phổ biến và giảng dạy quá nhiều ở năm nhất, thường bạn sẽ được tiếp cận với những học phần mang tính đại cương, thiên về lý thuyết hàn lâm. Do đó, năm nhất cũng được xem là khoảng thời gian lý tưởng để sinh viên trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng mềm và đặc biệt là mở rộng, xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Để một năm đầu đại học thật thành công, trên thực tế bạn có thể xây dựng một kế hoạch với đa dạng các mục tiêu như:

+ Trở thành thành viên của một câu lạc bộ trong trường mà bạn yêu thích.

+ Tham gia hoạt động tình nguyện mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi.

+ Đăng ký một lớp ngoại ngữ mới mà bạn mơ ước, hay rèn luyện tiếng Anh giao tiếp.

+ Đăng ký một lớp kỹ năng mềm hoặc bất kỳ một lĩnh vực nào mà bạn cảm thấy hứng thú.

Mặc dù năm nhất là quãng thời gian được cho là “rảnh rỗi” nhất của sinh viên. Nhưng đừng vì thế mà lơ là và bỏ quên việc học của mình. Học tập suy cho cùng vẫn là một khía cạnh chính không nên bỏ qua nhé.

3.2. Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm hai

Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm hai
Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm hai

Trong năm thứ hai, sinh viên dường như đã hình dung và thích nghi với môi trường học tập đại học. Những mối quan hệ dần hình thành, bạn có nhiều thời gian hơn để định hướng cho những năm tiếp theo, thậm chí là xác định nghề nghiệp sau khi ra trường. Đó chính là lý do bạn có thể đưa một mục tiêu đạt chứng chỉ ngoại ngữ B1 hoặc TOEIC, IELTS, TOEFL,... trong bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên của mình. Đặc biệt nếu như bạn có dự định đi du học, các mục tiêu về ngoại ngữ cần phải được thiết lập từ khá sớm.

Bên cạnh ngôn ngữ, bạn cũng có thể bổ sung những mục tiêu liên quan đến việc học hỏi kỹ năng như kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng tin học, lập mục tiêu tài chính cá nhân,... những mục tiêu này có thể đạt được thông qua nhiều cách thức. Ví dụ đơn giản nhất là xin một công việc làm thêm hay đăng ký một lớp học ngoại khóa.

Năm hai cũng là thời điểm lý tưởng cho những sinh viên mong muốn được trải nghiệm công việc thực tế để gia tăng thu nhập và tích lũy kinh nghiệm. Rất nhiều việc làm thêm phù hợp người còn đi học như thực tập sinh, cộng tác viên, dịch thuật, hướng dẫn viên du lịch thời vụ, lễ tân, trợ giảng,... Quan trọng là bạn cần xác định được việc làm mà bạn yêu thích, khuyến khích những việc làm có thể vận dụng được kiến thức chuyên ngành của bạn.

3.3. Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm ba

Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm ba
Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm ba

Khác với năm nhất và năm hai, năm ba là giai đoạn mà sinh viên đã được tiếp cận khá thường xuyên với các học phần chuyên ngành, đặc biệt chú trọng về thực hành. Năm ba cũng là thời điểm mà bạn chợt nhận ra, thời gian tốt nghiệp ra trường không còn bao xa. Từ đó, nhận thức được việc thúc đẩy bản thân cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa. Trong năm này, hãy đặt mục tiêu rõ ràng cho các vấn đề bạn cần đối mặt sau khi ra trường. Chẳng hạn như định hướng nghề nghiệp của bạn, công việc bạn mong muốn, bạn sẽ làm việc ở đâu? Khởi nghiệp hay làm công ăn lương, về quê hay ở lại thành phố?,...

Những kế hoạch mà bạn đã thực hiện ở hai năm trước sẽ trở thành tiền đề cho mục tiêu của năm ba. Khi đó, các mối quan hệ, những kinh nghiệm đã được tích lũy, đôi khi sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm thành công một việc làm thực tập chất lượng, vừa giúp bạn định vị được bản thân, vừa gia tăng thêm thu nhập. Trong trường hợp bạn có ý định du học, thì năm ba cũng là thời điểm tốt nhất để bạn tìm hiểu và khám phá các chương trình học bổng quốc tế.

Tóm lại, năm ba và năm cuối là quãng thời gian bạn nên đầu tư cho việc trang bị một bộ hồ sơ hoàn hảo, để chúng có thể mang lại những cơ hội về việc làm hay một học bổng toàn phần chẳng hạn.

3.4. Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm bốn

Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm bốn
Kế hoạch cá nhân của sinh viên trong năm bốn

Với đa phần các sinh viên học đại học, năm tư cũng là năm cuối cùng kết thúc quãng thời gian ngồi trên giảng đường. Với những thách thức và khó khăn mới, năm này quyết định ngã rẽ và bước ngoặt của cuộc đời bạn. Chắc chắn rồi, đó là thời điểm mà bạn phải vùi mình vào hoạt động làm khóa luận tốt nghiệp, tìm hiểu và định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đây có thể là một thời điểm khó khăn, nhưng hãy chắc rằng bạn đã đạt được những mục tiêu từng phần ở các năm trước trong bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên trước khi ra trường nhé.

Việc làm sinh viên bán hàng

4. Lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên cho mảng học tập

Như đã nói, việc học tập nên được ưu tiên hàng đầu, cho dù rất nhiều ý kiến nói rằng tận dụng thời gian đại học để đi làm và tích lũy kinh nghiệm. Nằm trong khuôn khổ bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên, hãy tạo một bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên riêng cho mảng học tập, vì mảng này phức tạp và rất quan trọng. Kế hoạch học tập nên đề cập đến những bài kiểm tra, các kỳ thi, thời hạn gắn liền cho các dự án học tập, làm nhóm và báo cáo,...

Lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên cho mảng học tập
Lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên cho mảng học tập

Lập bảng kế hoạch học tập cho sinh viên là một giải pháp giúp bạn xác định được hướng đi trong bốn năm đại học một cách hiệu quả. Đặc biệt, chúng giúp mỗi sinh viên phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân. Bên cạnh các lớp học chính thức, các sinh viên có thể đặt ra những mục tiêu liên quan đến hoạt động xã hội, ngoại khóa và cả công việc. Xây dựng một kế hoạch học tập cho phép bạn quản lý thời gian cá nhân để cân bằng giữa những việc bên ngoài và hoạt động ôn tập, làm bài tập, luyện thi trên lớp.

Một bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên về mảng học tập sẽ giúp bạn rèn luyện tính chủ động và tự giác. Từ đó, có thể nỗ lực hoàn thành công tác học tập của mình trong quãng thời gian sống độc lập không ai nhắc nhở. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong việc lập bảng kế hoạch học tập cho sinh viên.

4.1. Phân tích thói quen và phong cách học tập của bạn

Phân tích thói quen và phong cách học tập của bạn
Phân tích thói quen và phong cách học tập của bạn

Hãy xác định những gì đúng và không đúng đối với bản thân. Bạn hợp với lựa chọn học một kiến thức trong một đến hai buổi/tuần, hay mỗi ngày học 30 phút liên tục sẽ hiệu quả hơn? Vào một thời điểm nhất định trong ngày, năng suất học của bạn có tăng đáng kể không? Bạn có nên tập trung ghi chép trong quá trình giảng bài trên lớp hay nên tập trung lắng nghe thì sẽ có hiệu quả hơn?

4.2. Quản lý thời gian và đánh giá lịch trình hiện tại của bạn

Sử dụng các giải pháp để có thể phân chia rõ ràng về thời gian học và thời gian nghỉ của bạn. Chúng sẽ cho bạn biết được thời hạn mà bạn phải hoàn thành các mục tiêu học tập bên cạnh những mục tiêu khác. Nếu bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên của bạn không có nhiều chỗ trống cho việc học tập, bạn có thể cần phải xem xét và cân nhắc loại bỏ một vài hoạt động khác, dành nhiều thời gian hơn cho việc hoàn thành những mục tiêu học tập.

4.3. Lập kế hoạch gắn liền với thời gian cho từng lớp, từng môn học

 Lập kế hoạch gắn liền với thời gian cho từng lớp, từng môn học
 Lập kế hoạch gắn liền với thời gian cho từng lớp, từng môn học

Các sinh viên học theo hình thức tín chỉ hiện nay đa phần đều chủ động nắm trong tay thời khóa biểu các môn học và thời gian gắn liền với các môn của mình. Do đó, hãy tận dụng thời gian biểu này để tính toán và cân nhắc lượng thời gian cho các khối kiến thức. Vì trên thực tế, một số kiến thức cần được chú trọng hơn những kiến thức khác. Việc xây dựng kế hoạch học tập gắn liền với thời gian cũng đảm bảo việc bạn có thể hoàn thành toàn bộ bài tập được phân công và trang bị kiến thức cho các kỳ thi.

4.4. Xây dựng lịch trình học tập

Bây giờ, bạn đã nhận thức được mình cần bao nhiêu thời gian cho công tác học tập, do vậy bạn có thể xây dựng lịch trình rõ ràng, cụ thể cho những buổi học của mình. Tương tự, hãy gắn lịch trình đó vào một thời gian cụ thể, như là một cam kết mà bản thân cần phải chịu trách nhiệm. Thể hiện trong bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên rằng môn học này bạn sẽ học vào ngày nào, để không bị bỏ lỡ.

4.5. Đánh giá lịch hàng tuần của bạn

Đánh giá lịch hàng tuần của bạn
Đánh giá lịch hàng tuần của bạn

Khi bắt đầu một năm học mới, một lớp học mới, hãy xác định mục tiêu mà bạn muốn đạt được cho môn học này. Bạn có thể muốn điểm học phần cao trên 8.0, 8.5 hay thậm chí là tuyệt đối. Những mục tiêu nhỏ sẽ là nền tảng tạo nên động lực cho sự phấn đấu của bạn suốt quá trình hoàn thành một học phần.

Đánh giá lịch trình học tập hàng tuần bằng cách dự định những gì bạn cần hoàn thành sau những buổi học. Để đạt được những mục tiêu học tập hàng tuần, bạn cần có những điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Tìm việc làm sinh viên thực tập nhân sự tại đây!

4.6. Cố gắng bám sát lịch trình đã xây dựng

Bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên chỉ có hiệu quả khi chúng được người lập ra tuân thủ một cách tuyệt đối. Do đó, hãy cân nhắc để thiết lập những mục tiêu trong bảng kế hoạch này làm sao để bạn có thể thực hiện chúng trong suốt quãng thời gian sinh viên. Tất nhiên, mọi kế hoạch đều có thể có những tác động không đáng có. Bạn nên theo dõi và đánh giá bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên để có những điều chỉnh phù hợp nhất.

"Vẫn còn đó những thước phim một thời
Tuổi mười tám đôi mươi trên bục giảng.
Từng trang giấy trắng nhuộm màu tri thức ấy
Tình nghĩa thầy cô theo mãi tuổi học trò!"

Đừng bao giờ nghĩ rằng đại học là thời gian rảnh rỗi để đi chơi, để giải trí,... Hãy biến quãng thời gian sinh viên của mình trở nên thật ý nghĩa, mang lại những hiệu quả thiết thực bằng cách lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên ngay từ bây giờ bạn nhé!

Hướng dẫn cách lập kế hoạch cá nhân trong 1 năm hiệu quả

Đã bao giờ bạn từng lên kế hoạch làm việc trong một năm hay chưa? Hay bạn thường xuyên để 365 ngày trôi qua vô nghĩa, chẳng đạt được thành tích nào nổi trội? Lập kế hoạch cá nhân trong 1 năm vô cùng quan trọng. Chúng giúp bạn định hướng được những mục tiêu và thực hiện theo một lộ trình cụ thể.

Lập kế hoạch cá nhân trong một năm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý