Timviec365.vn Cung Cấp

236000 Tài liệu miễn phí

Bảng thanh toán tiền lương cập nhật mới nhất

Đăng bởi Timviec365.vn - 11867 lượt xem

Việc làm kế toán - kiểm toán

1. Bảng thanh toán tiền lương và các thông tin liên quan

1.1. Khái niệm về bảng thanh toán tiền lương, bạn biết chưa?

Theo thông tư 200, mẫu số 02-LĐTL quy định: bảng thanh toán tiền lương chính là căn cứ, chứng từ doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích làm căn cứ để thanh toán các khoản tiền lương, thanh toán tiền thưởng, phụ cấp, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ mà người lao động nhận được. Đồng thời, Bảng thanh toán tiền lương cũng được sử dụng làm căn cứ cho công tác kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.

1.2. Các mẫu bảng thanh toán tiền lương đang được áp dụng phổ biến

Hiện nay dựa theo thông tin quy định về Bảng tính lương thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các mẫu chứng từ kế toán thuộc loại hướng dẫn, hoặc sử dụng các mẫu chứng từ kế toán tự thiết kế dưa trên đặc điểm hoạt động cũng như yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản về nội dung và những thông tin cần cung cấp theo đúng quy định của Luật kế toán cùng với các văn bản hướng dẫn của bộ Luật này. Nói một cách đơn giản nhất là các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các mẫu bảng thanh toán tiền lương tự thiết kế hoặc sử dụng các mẫu đã được ban hành theo thông tư 133 hoặc thông tư 200, tùy thuộc vào mức độ phù hợp của từng đơn vị để quyết định sử dụng.

Timviec365.vn xin giới thiệu đến các bạn biểu mẫu số: Bảng thanh toán tiền lương để các bạn tham khảo. Các bạn chỉ cần thực hiện thao tác kích chuột vào ô tải xuống ngay hiện dưới để để tải về và sử dụng.

Biểu mẫu tt133 bảng thanh toán tiền lương

Biểu mẫu 02 -LĐTL ban hành kèm theo thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính

 

Biểu mẫu tt200 bảng thanh toán tiền lương

 

Biểu mẫu theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

 

>> Tải ngay các biểu mẫu bảng thanh toán tiền lương chuẩn nhất tại đây!!
 

1.3. Bạn đã biết cách viết bảng thanh toán tiền lương như thế nào chưa?

Bảng thanh toán tiền lương là cơ sở, là chứng từ quan trọng để doanh nghiệp có thể lập bảng tiến hành thanh toán tiền lương cho người lao động. Thông thưòng thì cách lập bảng thanh tóa tiền lương sẽ được quy định như sau:

Cột A, B: Ghi số thứ tự, thông tin về họ tên, đợn vị, cấp bậc của người lao động được hưởng lương trong doanh nghiệp

Cột 1,2: Ghi thông tin về bậc lương, hệ số lương của người lao động theo từng vị trí.

Cột 3,4: Ghi số ngày công làm việc thực tế của người lao động và số tiền lương sẽ được tính theo KIP sản phẩm

Cột 5,6: Ghi số công làm việc thực tế của người lao động và số tiền lương được tính theo mốc thời gian

Cột 7,8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại phần trăm (%) lương hay số ngày mẫu đơn xin nghỉ việc không lương

Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương

Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.

Cột 11: ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng

Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I khi đề nghị tạm ứng của mỗi người

Cột 13, 14, 15, 16: ghi các khoản phải khấu trù khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trù trong tháng như đóng bhxh, bhyt, bhtn, bhtnlđ, bnn cho người lao động.

Cột 17: ghi thông tin về số lương mà người lao động sẽ được nhận kỳ II

Cột C: Người lao động ký nhận kỳ lương II sau khi được thực lĩnh

Sau mỗi cuối bảng của tháng, thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào các chứng từ như: số liệu bảng chấm công, bảng chấm công tăng ca , số liệu về mục tiêu kpi cá nhân đạt được, và kpi của doanh nghiệp. Cuối cùng kế toán tiền lương của doanh nghiệp sẽ tiến hành lập Bảng thanh toán tiền lương của người lao động, rồi sau đó sẽ chuyển tiếp cho kế toán trưởng và trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký thay giám đốc. Sau khi đã được kế toán trưởng và giám đốc ký nhận thì bảng lương sẽ được chuyển lại cho bộ phận kế toán để tiến hành lập phiếu chi và phát lương cho người lao động. Để có thể công minh nhất cho người lao động thì bảng thanh toán tiền lương sẽ được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị doanh nghiệp để người lao động hay các bộ phận trong ban lãnh đạo có thể theo dõi khi cần thiết

Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay
 

>> Tải ngay các biểu mẫu bảng thanh toán tiền lương chuẩn nhất tại đây!!

File mẫu bảng thanh toán tiền lương

 

2. Cách tính các chỉ tiêu trên bảng thanh toán tiền lương

• Hệ số lương và bậc lương

Hiện nay, hệ số lương và bậc lương của mỗi công nhân đều được phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Năng lực, trình độ và số năm kinh nghiệm đi làm mỗi người để quy chuẩn.

• Lương sản phẩm:  Chỉ tiêu này được tính dựa trên những tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất và hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tính số lương của người lao động dựa trên số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành tùy thuộc vào đặc thù cũng như tính chất của từng tổ chức, doanh nghiệp.

Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm

• Lương thời gian :Là việc tính trả lương cho người lao động dựa trên thời gian làm việc tùy theo từng người sẽ có cách tính khác nhau, phụ thuộc vào ngày, tháng, giờ.

Hiện nay, có 2 cách tính lương phổ biến mà các doanh nghiệp áp dụng:

Cách 1

Lương tháng = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) / ngày công chuẩn của tháng x số ngày làm việc thực tế

Trong đó ngày công chuẩn của tháng chính là tổng số ngày tháng, không bao gồm các ngày nghỉ, lễ tết đã được quy định

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp

Cách 2

Lương tháng = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) / 26 x ngày công thực tế làm việc

Lưu ý: Khi xây dựng thanh bảng lương thì lương cơ bản phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng năm đang tính lương. Và có thể các bạn chưa biết, phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng mức lương cơ bản sẽ thấp để có thể giảm thiểu được chi phí đóng các khoản bảo hiểm cho doanh nghiệp.

Việc làm kế toán tiền lương

Cách tính chỉ tiêu mẫu bảng thanh toán tiền lương

• Các khản phụ cấp

Tùy thuộc vào từng tổ chức, doanh nghiệp mà có những khoản và mức trợ cấp khác nhau, nhưng vẫn phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ lao động về cách tính lương:

- Tiền ăn gữa ca, ăn trưa không vựt quá: 680.000/ tháng

- Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000/năm.

- Tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không vượt quá quy định của nhà nước.

- Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm của người lao động sẽ được trả cao hơn so với ngày bình thường.

• Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, ngày lễ

- Tiền duyệt chi công tác

Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị cộng điểm

Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương ủa công việc đang làm theo quy định hiện hành theo các mức như:

- Vào ngày thường.

- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng.

- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng.

• Tổng lương

 Tổng lương = Lương thực tế + Phụ cấp

• Các khoản giảm trừ

- Các khoản trích theo lương (Doanh nghiệp đóng)

BHXH = Lương cơ bản X 18%

BHYT = Lương cơ bản X 3%

BHTN = Lương cơ bản X 1%

Kinh phí công đoàn = Lương cơ bản X 2%

Xem thêm: Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 2021

- Các khoản trích theo lương (Trừ trực tiếp vào lương của người lao động)

BHXH = Lương cơ bản X 8%

BHYT = Lương cơ bản X 1,5%

BHTN = Lương cơ bản X 1%

- Các khoản giảm trừ người phụ thuộc: Để được giảm trừ khoản này thì người lao động cần phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh và mức giảm trừ cho 1 người phụ thuộc theo quy định là 3,6 triệu đồng/tháng.

Thu nhập tính thuế, thuế TNCN

- Những lao động có ký hợp đồng trên 3 tháng thì tính theo biểu lũy tiến từng phần.

- Những lao động thời vụ, thử việc, ký hợp đồng dưới 3 tháng thì khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả lương cho

Thực lĩnh

Thực lĩnh = Tổng lương – các khoản trích trừ vào lương – Thuế TNCN (nếu có)

Lưu ý: Khi thanh toán tiền lương cho nhân viên phải yêu cầu họ ký vào bảng thanh toán tiền lương, như vậy thì chi phí này mới là hợp lý hợp lệ.

>> Tải ngay các biểu mẫu bảng thanh toán tiền lương chuẩn nhất tại đây!!
 

3. Một số lưu ý khi sử dụng bảng thanh toán tiền lương

Một số lưu ý khi sử dụng bảng thanh toán tiền lương

- Bảng thanh toán tiền lương được lập dựa trên cơ sở là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu vùng mới nhất, các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế thu nhập cá nhân, Thuế TNCN phải nộp, các khoản đóng và không đóng BHXH, tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm, chi phí doanh nghiệp và trích vào lương người lao động,..) .

- Thời gian lập Bảng thanh toán tiền lương vào ngày cuối cùng trong tháng.

- Với tính chất của bảng thanh toán tiền lương cần phải chính xác, rõ ràng cho nên người lập bảng cần cẩn trọng trong việc hoàn thành những nội dung chi tiết có trong bảng như:

• Số thứ tự, họ tên của toàn bộ nhận viên được hưởng lương.

• Ghi chính xác,tỉ mỉ lương, hệ số lương của người lao động.

• Dựa vào bảng thống kê về số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm, người lập bảng điền chính xác những nội dung đó vào bảng.

• Người lập bảng cần tổng hợp số liệu thống kê một cách chính xác, khách quan về số công và số tiền tính theo lương thời gian, số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương, các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương, số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng, tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng, số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người, các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng, số tiền còn được nhận kỳ II.

Người lập biểu có trách nhiệm chuyển cho kế toán trưởng xem xét sau đó trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Khi phát lương cho người lao động, cán bộ phụ trách cần hướng dẫn người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.

Trên đây là một số những thông tin liên quan đến bảng thanh toán lương theo đúng chuẩn quy định hiện nay. Bạn đọc tìm hiểu thêm về biểu mẫu tự đánh giá công việc của nhân viên, mẫu bảng chấm công làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương nếu thấy hữu ích. Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết của Timviec365 nhé, hy vọng rằng với những thông tin, kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể phần nào giúp các bạn có thể hiểu thêm được những giá trị mà bảng thanh toán tiền lương mang lại và trang bị cho bản thân cách tính lương chuẩn xác nhất nhằm đảm bảo được các quyền lợi chính đáng hơn cho bản thân mình nhé.

Công ty tuyển dụng

Tác giả: Timviec365.vn