
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Nguyễn Linh
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong việc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Vậy quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì và các vấn đề xung quanh nó nhé.
Để đảm bảo quyền lợi cho các bên khi kí kết các hợp đồng dân sự khi người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ thì pháp luật đã tạo điều kiện để một người thứ ba xuất hiện đứng ra nhận nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ đã kể trên, vì vậy mà bảo lãnh thực hiện hợp đồng ra đời.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng đã trở thành pháp lý được quy định trong điều 335 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó bảo lãnh thực hiện hợp đồng tức là bên bảo lãnh sẽ phải cam kết với bên nhận bảo lãnh thực hiện đúng tất cả những nghĩa vụ có trong hợp đồng đã ký kết. Hình thức này đã quy định nếu người được bảo lãnh không thực hiện được những điều khoản đã ký trên hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng phải bồi thường mà không thực hiện được thì theo đúng quy định, người bảo lãnh sẽ phải thực hiện thay người được bảo lãnh.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường được hình thành trên các văn bản hoặc một số hình thức khác có giá trị về mặt pháp lý như nhau và thường bao gồm các nội dung dưới đây:
- Nội dung các nghĩa vụ được đảm bảo: Các bên sẽ có nghĩa vụ thỏa thuận với nhau về các nội dung trong hợp đồng bảo lãnh như người bảo lãnh chỉ cần cam kết thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh sẽ cam kết sử dụng tài sản của mình để đảm bảo cho việc thực hiện đúng hợp đồng của bên được bảo lãnh
Trong các trường hợp bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để đảm bảo thì các bên có thể thỏa thuận thêm các điều kiện, điều khoản lên quan đến tài sản dùng để bảo lãnh đó. Bên cạnh đó, bên bảo lãnh cũng có quyền chỉ cam kết bảo lãnh một phần cho người được bảo lãnh hoặc cam kết thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tùy theo ý chí của người bảo lãnh.
- Quyền hạn và nghĩa vụ các bên: Theo đó, nội dung trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng cần để cập đến quyền hạn và nghĩa vụ của các bên. Nội dung này sẽ được thỏa thuận trước giữa các bên và đi đến thông nhất thì mới đưa vào văn bản. Quyền hạn và nghĩa vụ giúp bản hợp đồng được chi tiết hơn để tất cả các bên đều nắm rõ và thực hiện.
- Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng: Các văn bản pháp lý hầu hết đều cần có nội dung này để đảm bảo thời gian thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên được chính xác nhất. Khi đã hoàn thành xong tất cả các nội dung của hợp đồng hoặc chuyển sang nội dung bảo lãnh khác thì các bên có quyền chấm dứt hợp đồng từ thời điểm đó.
Xem thêm: Tìm hiểu bảo lãnh tạm ứng là gì?
Các chủ thể trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ gồm có 3 chủ thể là người nhận bảo lãnh hay còn gọi là bên có quyền, bên được bảo lãnh hay còn gọi là bên có nghĩa vụ và bên bảo lãnh được hiểu là bên thực hiện nghĩa vụ thay.
Ví dụ: Bên B (bên nhận bảo lãnh) có mua một đơn hàng giá trị rất lớn từ bên A (bên được bảo lãnh) nên bên A có nhờ bên C (bên bảo lãnh) đứng ra bảo lãnh cho mình để đảm bảo bên A sẽ giao hàng đầy đủ cho bên B còn nếu không bên C sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với bên B như hoàn lại tiền hàng.
Bên C ở đây thường là các ngân hàng vì đây là những chủ thể có khả năng thanh toán cao.
Theo đúng quy định thì phạm vi bảo lãnh sẽ là giới hạn mà các bên đã thỏa thuận và cam kết với nhau. Từ đó ta có thể thấy giới hạn nghĩa vụ mà bên bảo lãnh phải thực hiện với bên nhận bảo lãnh sẽ thỏa thuận là một phần hoặc toàn bộ.
Nếu giữa các bên không có thỏa thuận gì thêm thì thường hợp đồng sẽ quy định bên bảo lãnh sẽ phải chi trả cả các khoản lãi suất trên nợ gốc hoặc các khoản bồi thường, tiền phạt,… nếu có của bên được bảo lãnh. Các bên cũng có thể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng việc sử dụng tài sản để bảo lãnh.
Với những trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi của bảo lãnh sẽ không bao gồm những nghĩa vụ phát sinh khi người bảo lãnh hoặc pháp nhân bảo lãnh đã không còn tồn tại.
- Với trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh có quyền đưa ra yêu cầu bên bảo lãnh phải có trách nhiệm thực hiện thay các nghĩa vụ đó trừ trường hợp người bảo lãnh chỉ cam kết thực hiện bảo lãnh khi người được bảo lãnh không có khả năng chi trả.
- Với những trường hợp nhiều bên cùng bảo lãnh cho 1 chủ thể nếu như hợp đồng không quy định nghĩa vụ riêng của từng bên thì bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu 1 trong các bên bảo lãnh đó phải có nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng và các bên còn lại cũng phải có nghĩa vụ với chủ thể nhận bảo lãnh.
- Bên nhận bảo lãnh chỉ được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi đã đến thời hạn theo hợp đồng. Trường hợp đã đến hạn mà bên bảo lãnh cũng không thực hiện được thì bên bảo lãnh sẽ phải đưa các tài sản đảm bảo của mình cho chủ thể nhận bảo lãnh.
Trong một số trường hợp sau đây bên bảo lãnh có thể được miễn thực hiện nghĩa vụ của mình như
Trường hợp người nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh có quy định tại Bộ luật dân sự 2015 hoặc 2 bên có các thỏa thuận khác.
Trường hợp có nhiều bên bảo lãnh, người nhận bảo lãnh có thể miễn thực hiện nghĩa vụ cho 1 bên và những bên còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đầy đủ.
Trường hợp có nhiều chủ thể nhận bảo lãnh và 1 trong số các chủ thể đó miễn thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh chỉ cần thực hiện nghĩa vụ với các bên chủ thể nhận bảo lãnh còn lại.
Để nộp yêu cầu các bên bảo lãnh thực hiện việc bảo lãnh (thường là các ngân hàng) đã được quy định theo pháp luật gồm có các hồ sơ sau đây: văn bản, công văn đề nghị bảo lãnh theo đúng quy định, thông tin về khách hàng, các giấy tờ pháp lý liên quan đến khách hàng, tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh, tài liệu về các biện pháp bảo đảm, tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Sau khi đã hoàn toàn tất các hồ sơ bên yêu cầu bảo lãnh sẽ gửi cho bên được yêu cầu bảo lãnh (thường là các ngân hàng) để bên bảo lãnh sẽ kiểm tra và thẩm định các nội dung trong hồ sơ như tính hợp pháp, tính khả thi, tình hình tài chính của bên yêu cầu,…
Nếu hồ sơ của bên yêu cầu hợp lệ và được xét duyệt, bên nhận yêu cầu sẽ tiến hành làm các thủ tục về hợp đồng với bên yêu cầu, theo đó bên yêu cầu sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện đúng với hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho bên được yêu cầu. Sau đó khi đã hoàn tất các thủ tục với bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ chủ động gửi thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh và tiế hành thỏa thuận giữa 2 bên để đi đến thống nhất chung về hợp đồng bảo lãnh.
Trên đây là các thông tin cần biết về bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Hy vọng các bạn đều đã hiểu rõ bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì và các vấn đề pháp lý xung quanh nó nhé.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng ngắn hạn chuẩn nhất cùng những vấn đề cần lưu ý
Tìm hiểu về bảo lãnh dự thầu
Bạn đang làm trong ngành xây dựng? Bạn đang quan tâm đến vấn đề bảo lãnh dự thầu? Hãy đón đọc các thông tin mình đã chia sẻ bằng cách click vào link bên dưới đây nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận