
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Kiểm toán - kế toán được xem là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Việc thực hiện tốt các nghiệp vụ liên quan tới kiểm toán - kế toán là điều mà các công ty cần chú ý. Một trong số đó chính là mẫu hợp đồng kiểm toán. Vậy mẫu hợp đồng kiểm toán là gì? Ý nghĩa của mẫu hợp đồng này ra sao? Cùng tìm hiểu về mẫu hợp đồng kiểm toán qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm của mẫu hợp đồng kiểm toán đã được nêu một cách cụ thể và rõ ràng ngay tại điều 42 của Kiểm toán độc lập và Kiểm toán Chuẩn mực 210. Cụ thể, ta có thể thấy khái niệm của mẫu hợp đồng kiểm toán được định nghĩa như sau:
- Khái niệm của mẫu hợp đồng kiểm toán theo quy định của Kiểm toán chuẩn mực như sau: “Hợp đồng kiểm toán chính là sự thỏa thuận giữa các công ty kiểm toán với khách hàng của mình về việc thực hiện các dịch vụ kiểm toán liên quan. Mẫu hợp đồng kiểm toán sẽ được lập thành một văn bản mang đầy đủ tính pháp lý cần có.”
- Khái niệm của mẫu hợp đồng kiểm toán theo quy định của Kiểm toán chuẩn mực 210: “Hợp đồng kiểm toán chính là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên tham gia ký kết hợp đồng, ở đây chính là khách hàng và doanh nghiệp kiểm toán. Hợp đồng này bàn về các điều khoản gồm mục tiêu, phạm vi thực hiện việc kiểm toán, cùng với đó là quyền lợi và trách nhiệm của bên khi tham gia hợp đồng, hình thức để báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện, các khoản phí liên quan và những điều cần xử lý khi xảy ra tranh chấp.”
Dựa trên 2 khái niệm trên, có thể nhận thấy, với cách định nghĩa của chuẩn mực kế toán 210 thì mẫu hợp đồng kế toán được giải thích một cách chi tiết hơn. Thông qua đó có thể nắm bắt được phần nào những nội dung cơ bản của mẫu hợp đồng kế toán. Còn đối với cách lý giải của Kế toán chuẩn mực thì ngắn gọn và súc tích hơn.
Nhìn chung, nói về mẫu hợp đồng kiểm toán, ta có thể giải thích một cách đơn giản. Mẫu hợp đồng kiểm toán chính là văn bản thỏa thuận được ký kết giữa hai bên tham gia hợp đồng là khách hàng và doanh nghiệp kiểm toán nhằm mục đích bàn bạc về việc thực hiện các hoạt động kiểm toán của công ty, doanh nghiệp.
Bạn đọc có thể quan tâm đến kiểm toán có thể tham khảo thêm: Thông tin tuyển dụng kiểm toán xây dựng cơ bản mới nhất trên timviec365.vn
Một mẫu hợp đồng kiểm toán chuẩn chỉnh sẽ bao gồm đầy đủ các yếu tố và nội dung theo quy định của pháp luật về hoạt động kiểm toán.
- Dựa trên quy định của Kiểm toán độc lập
Những nội dung chính của mẫu hợp đồng kiểm toán bao gồm:
+ Thông tin của hai bên tham gia hợp đồng kiểm toán. Các thông tin sẽ gồm tên của khách hàng và doanh nghiệp kiểm toán, thông tin về địa chỉ của khách hàng và doanh nghiệp kiểm toán.
+ Mục đích chính, phạm vi thực hiện và nội dung của dịch vụ kiểm toán cần được thực hiện. Cùng với đó chính là thời hạn bắt đầu thực hiện của bản hợp đồng kiểm toán.
+ Quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên tham gia hợp đồng kiểm toán.
+ Thông tin về hình thức báo cáo hoạt động kiểm toán được thực hiện cũng như các hình thức khác để thể hiện cho những kết quả kiểm toán đã được làm ra.
+ Chi phí của dịch vụ kiểm toán và các loại chi phí khác dựa trên sự thỏa thuận của hai bên tham gia hợp đồng.
+ Chữ kỹ xác nhận của hai bên tham gia hợp đồng kiểm toán.
Khách hàng và doanh nghiệp kiểm toán cần thực hiện theo đúng những điều đã thỏa thuận và được ghi rõ ràng trong hợp đồng.
- Dựa trên quy định của Kiểm toán chuẩn mực 210
Theo quy định của Kế toán chuẩn mực 210 thì mẫu hợp đồng kiểm toán cần phải có đầy đủ các điều khoản chung như trong hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, để đầy đủ và chính xác hơn thì mẫu hợp đồng kiểm toán cần có đầy đủ các nội dung giống như quy định của Kiểm toán độc lập được nhắc đến ở trên.
Ngoài ra, khách hàng và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện thỏa thuận về hợp đồng có thể bổ sung những điều khoản có nội dung như sau:
+ Các điều khoản về việc lập và xây dựng kế hoạch kiểm toán cho doanh nghiệp.
+ Những trách nhiệm của khách hàng đối với vấn đề cung cấp các văn bản nhằm đảm bảo cho các thông tin được cung cấp liên quan đến việc kiểm toán.
+ Mô tả một cách rõ ràng, cụ thể về các hình thức báo cáo mà doanh nghiệp kiểm toán có thể sử dụng để gửi báo cáo về hoạt động kiểm toán.
+ Điều khoản về việc tham gia của các kiểm toán viên, các chuyên gia khác cũng như các nhân viên từ phía khách hàng trong việc thực hiện một số công việc kiểm toán nói chung.
+ Các thủ tục cần được thực hiện giữa kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng.
+ Những thông tin về việc giới hạn tài chính trong việc thực hiện kiểm toán cũng như trách nhiệm của hai bên khi xảy ra các rủi ro về kiểm toán.
Đây là những nội dung cần có của mẫu hợp đồng kiểm toán. Có thể nhận thấy rằng, dù theo quy định nào thì mẫu hợp đồng kiểm toán vẫn cần phải có những nội dung thông tin chính về sự thỏa thuận giữa khách hàng và doanh nghiệp kiểm toán nói chung.
Việc đưa thêm những nội dung trên vào trong hợp đồng kiểm toán là điều không bắt buộc. Tùy theo nhu cầu và sự thỏa thuận của hai bên sẽ quyết định có đưa các điều khoản này vào trong hợp đồng hay không.
Việc mẫu hợp đồng kiểm toán được quy định ra sao có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như các các vấn đề liên quan tới pháp luật có sự ảnh hưởng tới quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Cụ thể thì mẫu hợp đồng kiểm toán sẽ được quy định theo mục II của Thông tư số 67/2015/TT-BTC về việc ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đối với kiểm toán báo cáo quyết toán được Bộ Tài chính ban hành như sau:
- Yêu cầu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán của mình cần vận dụng một cách phù hợp những quy định của pháp luật về mẫu hợp đồng kiểm toán, hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 đối với hợp đồng kiểm toán. Những nội dung chủ yếu có thể kể đến như sau:
+ Mẫu hợp đồng kiểm toán thực hiện việc quyết toán hoàn thành dự án sẽ phải được tiến hành giao kết thông qua hình thức là văn bản giữa doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng trước khi thực hiện các nội dung kiểm toán.
+ Mẫu hợp đồng kiểm toán có thể được ký kết trước khi việc kiểm toán, dự án liên quan được hoàn thành.
+ Mẫu hợp đồng kiểm toán cần phải có đầy đủ các nội dung như theo yêu cầu bắt buộc từ quy định kiểm toán độc lập, như nội dung, mục đích, phạm vi, hình thức báo cáo,...
Xem thêm: Nhu cầu tuyển dụng việc làm kiểm toán nội bộ của các công ty doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước hiện nay, cập nhật mới mỗi ngày.
Hợp đồng cần đảm bảo được tính pháp lý nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Do vậy, khi thực hiện ký kết mẫu hợp đồng kiểm toán thì các bạn cần nắm chắc những chú ý sau đây:
- Doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng được phép ký kết hợp đồng kiểm toán cho nhiều năm tài chính.
Nếu ký kết trong nhiều năm thì mỗi năm doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng cần xác định xem có cần bổ sung hay sửa đổi điều gì trong bản hợp đồng hay không. Mọi sự thay đổi đều sẽ cần được thể hiện bằng văn bản và đây sẽ được coi như phụ lục của mẫu hợp đồng kiểm toán được ký kết trước đó.
- Vấn đề sửa đổi hợp đồng
Nếu khách hàng hay doanh nghiệp có yêu cầu về việc sửa đổi hợp đồng thì việc chấp nhận hay không cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nếu như nó không ảnh hưởng quá nhiều thì việc sửa đổi là chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu không thì cả hai cần phải xem xét lý do của việc sửa đổi có chính đáng hay không.
Trường hợp không thể chấp nhận được và việc hợp tác không có ý nghĩa thì hai bên cần liên hệ với cấp trên về việc chấm dứt hợp đồng kiểm toán.
- Cần đảm bảo không có sai sót gì trong bản hợp đồng kiểm toán chính thức
Lỗi sai chính tả hay ngữ pháp sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng. Do vậy, cần chắc chắn rằng không còn lỗi nào trong mẫu hợp đồng kiểm toán của bạn.
- Sử dụng mẫu hợp đồng kiểm toán có sẵn
Việc sử dụng mẫu hợp đồng kiểm toán có sẵn là điều bình thường hiện nay. Cách này giúp các bạn tiết kiệm thời gian lại có được ẫu hợp đồng kiểm toán chính xác. Dưới đây là một số mẫu hợp đồng kiểm toán các bạn có thể tham khảo.
Trên đây là những thông tin chi tiết về mẫu hợp đồng kiểm toán. Mong rằng, qua đây các bạn đã hiểu hơn về mẫu hợp đồng này cũng như những nội dung cần có trong mẫu hợp đồng kiểm toán.
Tải về mẫu thư tra soát trong Thông tư - Bộ Tài chính chuẩn nhất!
Trong quá trình hạch toán, đặc biệt là những khi lập giấy nộp tiền thuế lên cơ quan nhà nước, dù đã hết sức cẩn thận, song kế toán vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Trong những trường hợp này, kế toán cần rà soát cẩn thận các loại biên bản giấy tờ và lập mẫu thư tra soát để “sửa sai” và khắc phục những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra theo quy định của pháp luật. Vậy mẫu thư tra soát là gì? Nội dung của mẫu thư tra soát gồm những gì? Chúng ta hãy cùng nhau khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận