Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghề tạc tượng - Công việc thổi hồn vào những khúc gỗ

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 10 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Nghề tạc tượng có lẽ là công việc và ngành nghề không quá xa lạ với chúng ta ngày nay. Hiện nay, đây được xem là một ngành nghề truyền thống cần được giữ gìn và phát huy sau này. Chính vì thế mà các làng nghề truyền thống về tạc tượng hiện nay đang rất cần sự quan tâm cũng như cần được tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển nghề tạc tượng hơn nữa. Một trong số đó chính là làng nghề tạc tượng Bảo Hà. Vậy, nghề tạc tượng Bảo Hà có những đặc điểm gì nổi bật và để làm ra được một bức tượng hoàn chỉnh thì quy trình các bước thực hiện ra sao? Các bạn hãy cùng khám phá về nghề đặc biệt này qua bài viết sau đây nhé!

 

1. Làng nghề tạc tượng Bảo Hà và những câu chuyện xung quanh 

Nói đến nghề tạc tượng hiện nay thì không thể không nhắc tới làng nghề truyền thống về tạc tượng Bảo Hà. Có thể nói, Bảo Hà chính là cái nôi sản sinh ra nghề tạc tượng và đã có truyền thống tồn tại trên 500 năm. Bảo Hà là ngôi làng thuộc xã Đồng Minh của huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. 

Nghề tạc tượng truyền thống Bảo Hà
Nghề tạc tượng truyền thống Bảo Hà

Đây là làng nghề truyền thống lâu đời và vẫn tồn tại, phát triển cho đến tận bây giờ và trở thành một nghề truyền thống đặc biệt ở nơi đây. Với sự đa dạng của các sản phẩm tạc tượng và yếu tố tín ngưỡng ẩn chứa bên trong thì Bảo Hà có thể gọi là một cái nôi nuôi dưỡng nghề truyền thống này. 

Bên cạnh đó, làng nghề Bảo Hà còn là nơi gắn với các hoạt động văn hóa mỹ nghệ đặc sắc và là một địa điểm du lịch văn hóa đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng.

1.1. Câu chuyện ông tổ nghề tạc tượng Bảo Hà

Tương truyền, ở thế kỷ thứ XV, khi mà nhà Minh đô hộ nước ta thì đã bắt các thanh niên khỏe mạnh và đưa về đất nước Trung Quốc để thực hiện việc xây dựng các lăng tẩm, cung điện,...cho triều đình nhà Minh. Một trong số những thanh niên trai tráng ấy có Nguyễn Công Huệ - một người con của làng Bảo Hà.

Ông tổ nghề Nguyễn Công Huệ
Ông tổ nghề Nguyễn Công Huệ

Và nhờ việc bị đưa sang trung Quốc đó mà Nguyễn Công Huệ đã có cơ hội để học được một vài nghề mưu sinh cho mình, trong số đó chính là nghề tạc tượng. Ngay sau khi được thả về nước, Nguyễn Công Huệ đã quyết định truyền lại những gì mình học được cho nhân dân trong làng. Và sau khi ông mất thì người dân Bảo Hà đã lập đền thờ và quyết định tôn ông làm sư Tổ của nghề tạc tượng nơi đây.

1.2. Câu chuyện về sự phát triển của làng nghề tạc tượng Bảo Hà

Trong suốt giai đoạn phát triển của làng nghề thì từ thời phong kiến, làng nghề Bảo Hà đã phát triển một cách mạnh mẽ và có những sản phẩm chất lượng, đa dạng về mẫu mã. Chính vì lẽ đó mà nơi đây đã nổi tiếng khắp cả đất nước thời bấy giờ và có được những nghệ nhân tạc tượng điêu luyện. Một số nghệ nhân giỏi của làng đã được triều đình coi trọng và một trong số đó còn có cơ hội để tạc lên ngai vàng cho nhà vua. Không chỉ vậy, còn có những nghệ nhân xuất sắc được triều đình sắc phong những chức quan to qua các triều đại phong kiến Việt Nam khác nhau.

Và cũng chính ở giai đoạn này mà nghề tạc ra các con rối phát triển, trở thành tiền đề, nền tảng của nghề múa rối cạn sau này.

Phát triển một cách mạnh mẽ
Phát triển một cách mạnh mẽ

Đến giai đoạn sau 1945, lúc ấy đất nước đã giành lại được chính quyền thì làng Bảo Hà tiếp tục được nghề tạc tượng truyền thống của dân tộc mình. Cho đến hiện nay thì hầu hết các hộ gia đình trong làng đều theo nghề tạc tượng, nếu không thì cũng sẽ là các xưởng sản xuất về tượng lớn ở Bảo Hà nói riêng và đồng bằng Sông Hồng nói chung. 

Các sản phẩm tượng tạc cũng khá đa dạng về mẫu mã và phong phú, hấp dẫn hơn so với trước đây. Tuy nhiên, những sản phẩm truyền thống như sản phẩm tượng phật, sản phẩm tượng thánh hay con rối,...đều vẫn được duy trì sản xuất với số lượng lớn. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì làng nghề tạc tượng Bảo Hà còn sản xuất những sản phẩm khác như bàn thờ, các sản phẩm về câu đối, các loại tượng lớn, nhỏ hay có thể là các bức tượng mang tính đương đại khác,...

Chính nhờ việc tạo ra các sản phẩm tượng chất lượng mà làng nghề Bảo Hà đã đem đến những lợi ích kinh tế lớn cho giá trị sản xuất, giá trị công nghiệp của địa phương. Không chỉ vậy, các sản phẩm tượng tạc của làng nghề này còn được xuất khẩu ra nước ngoài chứ không chỉ phục vụ riêng cho thị trường, nhu cầu ở trong nước. 

Với sự đa dạng sản phẩm
Với sự đa dạng sản phẩm

Có thể thấy, cho dù ở giai đoạn nào hay bối cảnh nào thì nghề tạc tượng Bảo hà vẫn phát triển một cách mạnh mẽ. Luôn vươn lên khỏi những nghịch cảnh mà thời thế tạo ra. Có lẽ, chính vì sự mạnh mẽ ấy và lòng yêu nghề ấy của người dân Bảo Hà mà nghề tạc tượng vẫn được gìn giữ, phát triển đến ngày nay mà không sợ bị mai một hay thất truyền.

Việc làm thợ điêu khắc

2. Quy trình các bước thực hiện nghề tạc tượng

Để có thể tạo ra được các sản phẩm tượng tạc Bảo Hà thì người thợ làm nghề cần phải trải qua một quy trình yêu cầu thực hiện các bước nghiêm ngặt. Ở đây, nghề tạc tượng đòi hỏi một tay nghề khéo léo, tỉ mẩn và cẩn thận trong từng bước thực hiện một. 

2.1. Nguyên liệu trong nghề tạc tượng

Quy trình tạo ra sản phẩm
Quy trình tạo ra sản phẩm

Trước hết, khi bắt đầu quy trình thực hiện sản phẩm tượng tạc thì vấn đề cần quan tâm đầu tiên chính là nguyên liệu. Nguyên liệu chủ yếu để các nghệ nhân làng Bảo Hà tạo ra sản phẩm của mình chính là hai nguyên liệu cơ bản gồm gỗ và sơn. Đây được coi là 2 nguyên liệu không thể thiếu. 

Gỗ được sử dụng để tạc tượng thường là loại gỗ mít, gỗ dổi, gỗ sung hay gỗ xoan,... Đây là những loại gỗ có thớ gỗ và chất lượng đảm bảo, phù hợp với việc tạc tượng. Khi lựa chọn gỗ thì loại gỗ mà được người nghệ nhân lựa chọn phải cực kỳ chắc, ít mối, mọt, cong vênh hay bị nứt nẻ. Thêm vào đó chính là phải đảm bảo được độ dẻo mịn để có thể dễ thực hiện việc chạm khắc và công đoạn đánh bóng sau đó. 

Còn đối với sơn thì loại sơn được dùng trong tạc tượng đó chính là nhựa của cây sơn. Từ sơn sống này người nghệ nhân sẽ chế thành các loại sơn khác nhau như sơn phủ, sơn điều và sơn thí. Các loại sơn này dùng để quết lên tượng sau khi tượng đã được tạc một cách hoàn chỉnh.

Việc làm Lao động phổ thông tại Hà Nội

2.2. Công cụ dùng trong nghề tạc tượng

Đa dạng các loại công cụ
Đa dạng các loại công cụ

Tiếp đến chính là công cụ được sử dụng trong nghề tạc tượng. Để có thể tạo ra được một loại sản phẩm tạc tượng Phật hay các sản phẩm khác thì người nghệ nhân Bảo Hà phải sử dụng hàng chục các dụng cụ khác nhau. 

Các dụng cụ dùng để sơ chế và thực hiện tạo dáng cho sản phẩm như cưa, rìu, bào tay hay búa,... Thêm vào đó là các dụng cụ dùng để nạo, vét hay tạo nét cho sản phẩm như bào lăn, dụng cụ dao ve, đá giáp, đục chếch,...và các dụng cụ dùng để sơn như bút vẽ, thép sơn,...

Có thể nói, các dụng cụ dùng trong tạc tượng khá nhiều và cần phải có sự vận dụng một cách linh hoạt nhất có thể từ người nghệ nhân tạc tượng. Phải hiểu rõ dụng cụ cũng như các quy trình thực hiện để có thể áp dụng đúng và cho ra một tác phẩm hoàn chỉnh một cách đẹp nhất, tốt nhất.

2.3. Quy trình các bước thực hiện

Quy trình thực hiện nghiêm ngặt
Quy trình thực hiện nghiêm ngặt

Với nghề tạc tượng thì quy trình thực hiện từ lúc bắt đầu cho tới khi hoàn thiện đều rất khắt khe. Bắt đầu từ việc nghiên cứu các mẫu có sẵn sau đó là lựa chọn ra nguyên liệu sao cho phù hợp với tính chất cũng như mục đích sử dụng của tượng. 

Tiếp đến là công đoạn như tạo dáng. Đây là công đoạn nghệ nhân sẽ tạo dáng ban đầu cho bức tượng trên khúc gỗ mà mình đã lựa chọn. Dáng pho tượng ở đây sẽ chính là dáng ban đầu, sơ khai để sau đó tạo thành các chi tiết một cách rõ nét hơn. 

Sau khi tạo dáng sẽ là công đoạn dập mẫu, công đoạn đục vỡ, công đoạn đụ hạ, công đoạn đục chi tiết. Các công đoạn này nhằm tạo ra các đường nét rõ ràng hơn cho bức tượng, ở đây, rõ ràng chính là các chi tiết từ bản mẫu phải được thể hiện ở trong bức tượng đang tạc và được coi như là một bức tượng gần hoàn thành một hoàn chỉnh.

Tiếp theo chính là các công đoạn như đánh giấy giáp, công đoạn tạo bóng và công đoạn lắp ráp các chi tiết của bức tượng. Các công đoạn này chính là các công đoạn để làm hoàn chỉnh một bức tượng thô với các đường nét chi tiết rõ ràng. 

Nhiều công đoạn khác nhau
Nhiều công đoạn khác nhau

Cuối cùng, để hoàn thiện thành một bức tượng hoàn chỉnh thì công đoạn tiếp theo chính là công đoạn sơn hom, sau đó là sơn trùm kín, công đoạn sơn thí, công đoạn sơn phủ, công đoạn sơn cầm và tiếp đến là dán vàng, bạc trang trí. Tùy vào tính chất cũng như đặc điểm của bức tượng mà người nghệ nhân sẽ quyết định sử dụng dán vàng hay bạc để tạo màu cho bức tượng khi hoàn thành. Công đoạn trang trí này cần thực hiện một cách khéo léo, tỉ mẩn và kỹ tới từng chi tiết cụ thể để sản phẩm tạo ra được hoàn chỉnh nhất.

Thêm vào đó chính là việc các pho tượng của làng Bảo Hà tạo ra đều sẽ được phủ màu và vẽ trang trí để có thể đạt được tới trình độ hoàn hảo nhất của việc tạo hình nghệ thuật.

Nhìn chung, quy trình để tạo nên một bức tượng đạt chuẩn Bảo Hà thì phải trải qua nhiều bước khác nhau. Và ở mỗi bước thực hiện đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo cũng như một tay nghề đầy kỹ thuật của người nghệ nhân. Vì vậy, mỗi sản phẩm tượng Bảo Hà đều có sự đảm bảo chắc chắn cả về chất lượng và mẫu mã. 

Việc làm Lao động phổ thông tại Hồ Chí Minh

3. Câu chuyện phát triển trong tương lai của nghề tạc tượng

Có thể nói, nghề tạc tượng Bảo Hà hiện đang ngày càng phát triển và có được những sản phẩm chất lượng, làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất của thị trường tượng tạc hiện nay. 

Sự phát triển trong tương lai
Sự phát triển trong tương lai

Một số tác phẩm làm nên tên tuổi của làng nghề tạc tượng Bảo Hà có thể nhắc đến như bức tượng Đức Linh Lang Đại Vương do chính tay Thánh sư nghề Nguyễn Công Huệ của làng Bảo Hà tạo nên. Bức tượng Ông tổ nghề và tượng Phật bà 24 tay,... Các bức tượng này đã để lại được dấu ấn cũng như giúp cho tên tuổi của làng nghề tạc tượng Bảo hà đến gần với các khách hàng và thị trường tượng tạc trong nước và quốc tế.

Với những điều kiện thuận lợi như sự lành nghề từ những người thợ, sự phát triển của làng nghề Bảo Hà cùng với niềm tin và tinh thần gìn giữ phát triển làng nghề truyền thống thì nghề tạc tượng Bảo Hà sẽ còn phát triển một cách mạnh mẽ hơn nữa. 

Đặt trong xu thế phát triển hiện nay thì nghề tạc tượng Bảo Hà đang ngày càng ghi được dấu ấn với những tác phẩm chất lượng của mình và số lượng những khách hàng quan tâm đến sản phẩm đang ngày càng lớn. Vì thế, nhu cầu của thị trường cũng ngày càng tăng lên. Do vậy, nghề tạc tượng truyền thống hiện nay đang khẳng định được vị thế của mình giữa sự phát triển của các ngành công nghiệp khác.

Tìm việc làm

Nhìn chung, nghề tạc tượng là một nghề truyền thống lâu đời nhưng vẫn có sự phát triển tới thời điểm hiện tại. Và đặc biệt đó là làng nghề tạc tượng truyền thống Bảo hà - một ngôi làng được coi là nơi khởi nguyên của nghề tạc tượng. Mong rằng, qua bài viết này các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về ngành nghề truyền thống này cũng như góp một phần sức mình vào trong việc gìn giữ và phát huy các nghề truyền thống, điển hình ở đây chính là nghề tạc tượng.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý