Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bị cô lập nơi công sở giống như đầy vào lãnh cung lạnh lẽo

Tác giả: Nguyễn Nhung

Ngày cập nhật: 20/04/2021

Bị cô lập nơi công sở

 

1. Cô độc nơi công sở

Cô độc nơi công sở

Một ngày có tất cả là 24 tiếng, trong đó các bạn đã dành đến 9 - 10 tiếng nơi công sở để làm việc từ 8h đến 18h hằng ngày. Chưa kể có những người còn tiếp tục dành thời gian sau đó để hàn thuyên, trò chuyện và tụ tập đồng nghiệp với nhau. Điều này như trở thành đặc trưng của dân công sở từ xưa đến nay, cho nên mối quan hệ đồng nghiệp ấy lại là mối quan hệ mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất trong ngày. 

Có lẽ vì thế mà nhiều tình bạn, tình yêu hay những sự thù ghét cũng xảy đến nhiều hơn. Người có ta có thể tìm được một người bạn tâm giao nơi công ty đầy những bộn bề để chia sẻ cùng nhau những vất vả giờ hành chính, thậm chí là cả những chuyện cơm áo gạo tiền, gia đình. Thế nhưng cũng có những người vì một lý nào đó (dù cố ý hay vô tình) lại cô đơn, cô độc một mình nơi công sở ấy. 

Xem ngay: Tin việc làm hành chính văn phòng

Vì gì?

Vì người đó có một đặc điểm khác với những người còn lại

Vì người đó không cùng sở thích với những người khác 

Hay vì người đó vô tình “gây lỗi” với một người trong nhóm bạn 

Lãnh cung nơi công sở ấy thực sự là một thứ lạnh lẽo đến gai người

Tất cả những cái đó đều là lý do khiến cho cả một nhóm những con người thậm chí chả liên quan hay bị ảnh hưởng đến bỗng chốc quay lưng, ruồng rẫy, ghẻ lạnh với một ai đó. Tôi chứng kiến không ít những vụ chia bè chia phái nơi công sở. Phải thừa nhận rằng: Đúng là, sống ở công sở không có bạn đó là một sự bất lợi cực kỳ. Một hội bạn lúc này sẽ “đứng ra” bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt, sẽ cùng bạn giải tỏa stress sau những giờ làm việc căng thẳng, hay giúp đỡ bạn trong công việc hằng ngày, đôi khi còn cùng bạn “nói xấu” một ai đó mà bạn ghét. 

Thế nhưng chúng ta cũng không biết rằng, đùng một ngày nào đó, chúng ta lại có thể bị cô lập bởi chính nhóm bạn đó. Nó giống như thể, bạn là một phi tần bị thất sủng, bị hậu cung tẩy chảy và đẩy vào lãnh cũng. Lãnh cung nơi công sở ấy thực sự là một thứ lạnh lẽo đến gai người.

Xem thêm: Việc làm digital marketing

2. Cuộc sống nơi lãnh cung ấy

Dù là tội gì đi chăng nữa, dù là oan ức có uẩn khúc hay đã có những hối cải nhưng “lãnh cung” vẫn mở rộng cửa để đón những con người yếu thế vào. Đó là sự trừng phạt với sự khác biệt, sự lầm lỡ mà những người vẫn thường tự vỗ ngực “tôn sùng lẽ phải” đặt ra. Người bị rơi vào lãnh cung nơi công sở  sẽ từ từ đối diện với các cấp độ đối xử của đồng nghiệp. 

Những câu đá “xoáy” khoáy vào tâm can

Điều đầu tiên mà nạn nhân phải gánh chịu đó chính là hằng ngày phải lắng nghe những câu “xéo xắt”, bóng gió của mọi người về bản thân mình. Chỉ cần bạn vô tình đi qua, hay ở trong một nhóm chat chung nào đó có thể trở thành chủ đề để người khác bàn tán sau lưng, rồi sau đó là “buông lơi” những câu khiến cho bạn phải cảm thấy “gai óc”. Những câu nói ấy dẫu là không nói đến tên của bạn nhưng ai cũng biết rằng chúng đều hướng đến bạn như những mũi dao đâm trực diện vào tâm can của bạn. Họ cười đùa với nhau về những điểm khác biệt của bạn và sung sướng khi thấy bạn phải gằm mặt, tủi nhục vì những câu nói đó.

Những lời miệt thị, xúc phạm

Tôi từng nghe ai đó nói rằng, trên đời này, sự trừng phạt kinh khủng nhất không phải là binh đao, dao búa hành hạ về thể xác mà đó chính là những lời mạt sát bức tử tâm hồn của con người. Điều này càng trở nên đúng hơn ở cái thế giới công sở khi ai đó trở thành tội đồ đang bị giam lỏng ở “lãnh cung”. Khi những lời “đá xoáy” không thể khiến đồng nghiệp hả hê, họ tiếp tục trực diện xúc phạm, miệt thị thậm chí là nguyền rủa, chửi bới bạn. Và khi bạn càng co mình lại, càng yếu thế, càng sợ hãi thì những lời mạt sát đó càng tăng cấp độ hơn. Dường như đối với họ, buông những lời cay nghiệt cho người ở lãnh cung là một bài thuốc tinh thần sảng khoái cho một ngày làm việc, nhưng nó cũng là liều thuốc độc giết chết một con người. 

Người vô hình

Và cái mức độ cuối cùng mà “lãnh cung” đặc ân cho bạn cho bạn chính là khả năng tàng hình trong mắt tất cả mọi người. Khi tất cả những lời nói và hành động đã không còn thú vị, chất xám để dành cho những lời chửi rủa đã cạn thì họ bắt đầu coi bạn như một thứ vô hình như không khí trong công ty. Lúc này dù cho bạn có làm gì, bạn có nói gì họ cũng đều không nghe không nhìn. Khi bạn ngồi ở đâu tất cả mọi người cũng tránh xa nhất có thể. Bởi lẽ lúc này, bạn giống như một virut xấu xa mà họ sẽ lo sợ rằng sẽ bị lây bệnh khi tiếp xúc với bạn dù cho thực tế những thứ mà họ gieo rắc lên nạn nhân trong lãnh cung còn là điều tệ hơn. 

Tham khảo thêm: Chuyên mục góc công sở

3. Những tổn thất nặng nề từ lãnh cung

Những tổn thất nặng nề từ lãnh cung

 

Chết mòn trong nơi lạnh lẽo nhất

Đâu là nơi lạnh lẽo nhất? Chắc chắn đó không phải là Bắc Cực vì với những người chẳng may rơi vào lãnh cung ở công sở thì nơi lạnh lẽo nhất chính là lòng người. Lòng người cũng chính là thứ xây nên bức tường thành vững chãi của lãnh cung, và cũng là thứ đẩy con người ta vào vực thẳm của sự cô độc. Phép toán 10 - 1 = 0 mà tôi nhắc đến ban đầu chính là minh chứng rõ nhất cho điều này. Không cần biết trước đó bạn làm những điều gì tốt đẹp cho họ, một sai lầm có thể khiến bạn “treo cổ” trên “tấm lụa trắng” mà đồng nghiệp giăng lên. 

Thực tế là sự hắt hủi, tẩy chảy của đồng nghiệp khiến cho hiệu suất công việc của nạn nhân bị giảm đi đáng kể dù cho trước đó họ có làm tốt đến thế nào. Lý do là họ không thể nào tập trung vào công việc của mình với những “búa rìu” dư luận xung quanh. Hay còn có những người bị bắt nạt, bị phá công việc khiến cho mọi thứ đều đổ bể và thất bại. Không những thế môi trường văn phòng luôn đề cao tính teamwork, đương nhiên ở trong hoàn cảnh này bạn cũng không thể nào làm việc nhóm được với ai. Từ những áp lực về đồng nghiệp ấy nó sinh ra stress về công việc, mỗi ngày đi làm của bạn đều nặng nề và giống như đi đến “địa ngục”.

Tôi cũng đã đọc nhiều vụ án và câu chuyện từ hệ lụy của sự bắt nạt nơi công sở. Có nhiều người bỗng nhiên bị trầm cảm, bị mắc bệnh về giao tiếp sau đó. Và cũng có những người tinh thần yếu không chịu nổi cú shock ấy đã tìm cách tự tử. Bi thương hơn là còn có trường hợp nạn nhân do bị đẩy đến đường cùng dẫn đến làm liều và hành hung với chính những người đồng nghiệp của mình. Vậy nên lãnh cung gắn liền với sự chết hay chết mòn đó đều đúng với cả nghĩa đen và nghĩa bóng. 

Mất mát đối với một doanh nghiệp 

Không một công ty nào là mong muốn nhân viên của mình nghỉ việc giữa chừng khi công việc còn giang dở, năng suất còn đang dư thừa. Thế nhưng nếu một nhân viên nào đó chẳng may bị cô lập, đó sẽ là lý do khiến họ rời đi. Đương nhiên điều này chính là một sự tổn thất đối với một doanh nghiệp, nhất là khi đó còn có thể là một nhân viên giỏi. Điều này cũng là dễ hiểu vì ở cuộc sống văn phòng, có 3 lý do để chúng ta “gắn kết” với một công việc lâu dài, đó là: đồng nghiệp, mức lương và khả năng phát triển. Trong khi đó bị đồng nghiệp ghẻ lạnh cũng vô hình chung kìm hãm sự phát triển của một người, vậy nên họ cũng không còn điều gì tiếc nuối để ở lại. 

Chưa kể mỗi doanh nghiệp luôn xây dựng một nếp văn minh nơi công sở. Cho nên sự chia bè chia phái rồi tẩy chay nhau trong một tập thể là một điều đi ngược lại với văn hóa của công ty. Vì vô hình chung nó làm giảm khả năng kết nối giữa các bộ phận, giảm hiệu suất công việc cũng như ảnh hưởng xấu đến kết quả của việc nghiên cứu cũng như kìm hãm sự phát triển của các chiến lược mới. Dù nhìn ở góc độ nào đi chăng nữa thì những mối quan hệ bất kể tốt hay xấu của nhân viên vẫn gây ảnh hưởng một phần tiêu cực nào đó cho doanh nghiệp. 

Xem nhiều hơn: Tin tuyển dụng việc làm hành chính văn phòng tại Hà Nội

4. Khi cô độc nhất hãy nhìn lại vào bản thân mình! 

Khi cô độc nhất hãy nhìn lại vào bản thân mình!

Có nhiều người khi rơi vào “lãnh cung” đó thường không biết phải làm thế nào, chính điều đó là dễ khiến họ gặp phải những hệ lụy tiêu cực nhất. Cách tốt nhất lúc này là hãy nhìn lại bản thân mình. Có người nói với tôi rằng “Khi tôi bị một người ghét đó có thể nguyên nhân từ họ, nhưng nếu tôi bị mọi người ghét thì chắc chắn lý do nằm ở tôi”. Bạn nên thẳng thắn đánh giá lại bản thân mình, liệu mình đã thực sự tốt, và liệu mình đã đủ hối cải và tích cực sửa sai hay chưa.

Nếu câu trả lời là rồi thì không có lý do gì để bạn phải chìm vào những cảm xúc tệ hại, hãy cứ làm tốt công việc của bạn và đừng ngại tìm những mối quan hệ mới vui vẻ hơn. Ngược lại nếu như bạn thấy rằng sự cô lập dành cho bạn là “điều đúng đắn” hay dành đến những người bạn gây lỗi lầm một sự xin lỗi, một thái độ rút kinh nghiệm nghiêm túc nhất. Bạn có thể thẳng thắn trò chuyện với đồng nghiệp để gỡ ra những hiềm khích, và cũng có thể lấy sự chân thành để đổi lấy một tấm vé “hoàn cung”.

lấy sự chân thành để đổi lấy một tấm vé “hoàn cung”

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý