Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bí quyết chọn trang phục đi phỏng vấn

Tác giả: Vũ Thoa

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Một buổi phỏng vấn ấn tượng không chỉ dựa vào những gì bạn thể hiện về chuyên môn và kỹ năng trong cv online. Mẫu CV chuyên nghiệp là cách bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về trình độ, kinh nghiệm của bạn. Còn lúc đi phỏng vấn, những gì trong CV đẹp không còn quá được quan tâm. Lúc nãy, hãy quan tâm tới việc chinh phục nhà tuyển dụng thông qua hình thức bên ngoài, cách ứng xử của bạn. Trang phục đi phỏng vấn cũng là yếu tố quan trọng tạo nên ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp và gây ấn tượng nhất?

Trang phục đi phỏng vấn cho nữ

Về trang phục mặc tới buổi phỏng vấn

Trang phục đi phỏng vấn cho nữ

Cũng giống như phái nam, phái nữ luôn chú ý tới vấn đề ăn mặc, thậm chí có phần chỉn chu hơn rất nhiều. Do đó, trước mỗi cuộc phỏng vấn, họ tự hỏi về việc phải mặc gì để tự tin hơn trong bộ đầu của mình.

Phụ nữ luôn có bản năng về sự linh hoạt cũng như sáng tạo về thời trang. Tuy nhiên, đôi khi họ sẽ có những gu thẩm mỹ khá là hiện đại nhưng lại không phù hợp với một số hoàn cảnh,

Trong đó, rất nhiều người đã mặc lỗi trong một buổi phỏng vấn đầy nghiêm túc và lịch sự, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Vì vậy, các bạn nữ cần có cái nhìn toàn diện hơn về phong cách ăn mặc để phù hợp với buổi phỏng vấn xin việc.

Dù thích hay không thích thì bạn cũng nên nhìn nhận một cách khác về bộ trang phục công sở. Bởi trang phục công sở không chỉ là áo khoác vest hay những bộ váy tung xòe sang trọng. Chúng ta cần có cách kết hợp phù hợp hơn trong từng hoàn cảnh.

Trang phục đi phỏng vấn cho nữ

Trong những trường hợp đi phỏng vấn bạn sẽ không biết trước phong cách làm việc của nhà tuyển dụng là gì vậy nên trong lần đầu tiên gặp mặt hãy ăn mặt thật gọn gàng và nghiên túc.

Dù bạn còn trẻ hay đã có nhiều năm trong nghề thì cũng nên mặc những bộ đồ thanh lịch không nên mặc quá trẻ trung khiến mình trong như người thiếu kinh nghiệm làm việc.

Nói chung, bạn nên mặc một bộ zip với một chiếc váy ôm hoặc áo sơ mi và quần. Bạn không nên chọn đồ quá bó hãy chọn những bộ đồ khiến bạn thấy thoải mái và phù hợp.

Bởi nếu vòng eo của bạn bị áo siết quá chặt thì những hành động bình thường cũng không được tự nhiên. Nếu bạn đã mau đồ ở bên ngoài mà thấy rộng hơn với mình thì hãy tìm một thợ may để điều chỉnh phù hợp với cơ thể.

Khi đi phỏng vấn trang phục phải đơn giản, không quá ngắn và không quá sáng màu hay màu mè quá mức khiến nhiều người khó chịu hoặc gây sự chú ý của quá nhiều người.

Điều quan trọng nhất là phải lựa chọn trang phục chuyên nghiệp phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Quần áo của bạn luôn phải gọn gàng, sạch sẽ và không quá hở hang.

Mặc váy đi phỏng vấn có nên không?

Có hai hình thức để chúng ta mix đồ. Đó là áo sơ mi kết hợp với quần âu hoặc áo sơ mi kết hợp với váy. Bạn nên tránh mặc đầm đi phỏng vấn.

Khi mặc váy phải mặc váy có chân váy dài quá đầu gối, không nên mặc váy ngắn quá mức. Họa tiết trên váy chỉ nên nhẹ nhàng, giản dị, không màu mè, sặc sỡ.

Hình ảnh của bạn sẽ trở nên thanh lịch hơn nếu như bạn lựa chọn một số tông màu như xanh dương tối màu, màu than, màu xanh, kaki,...

Nhiều nhà phỏng vấn thưởng than phiền về độ dài của váy, một số ứng viên mặc đi phỏng vấn mặc váy quá ngắn khiến họ không thấy được sự nghiêm túc và lịch sự trong con người của ứng viên, mà chỉ thể hiện sự quá quan trọng tới vẻ bề ngoài và đam mê về vật chất.

Váy qua đầu gối được đề nghị là giải pháp tốt cho các bạn nữ mỗi khi đi phỏng vấn. Khi chọn váy áo thì cũng không nên mặc màu sắc rực rỡ, in hình động vật, hoặc bất cứ những hình ảnh, phụ kiện kèm theo gì quá rắc rối.

Đi phỏng vấn có nên mặc quần Jean?

Trang phục đi phỏng vấn cho nữ

Quần Jean xưa nay vẫn luôn được xem là một loại trang phục phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta sẽ rất dễ kết hợp quần Jean với các trang phục khác nhau như: Áo phông, T-shirt, áo len, áo bó, cáo cổ lọ… và vô số những phụ kiện phù hợp khác.

Mặc quần Jean luôn mang đến cho phái nữ sự quyến rũ nhẹ nhàng, thanh lịch với những đường nét làm toát lên được sự dịu dàng, nữ tính. Thể hiện sự lịch sự và trưởng thành hơn của người phụ nữ.

Vì thế, các bạn khi đi phỏng vấn tại các công ty vừa và nhỏ thì nên chọn cho mình những chiếc quần jean phù hợp để kết hợp với các phụ kiện áo, giầy dép, đồng hồ để làm toát lên sự năng động, cá tính, khỏe khắn và đam mê của mình.

Còn khi đi phỏng vấn tại các tập đoàn lớn thì lời khuyên dành cho phái nữ vẫn là nên chọn một bộ váy công sở thật thanh tao, nhã nhặn, lịch sự để đi phỏng vấn.

Kiểu tóc khi đi phỏng vấn

Trang phục đi phỏng vấn cho nữ

Là con gái thì không thể tránh khỏi việc làm tóc và nhuộm màu nên bạn cũng cần chú ý không nên nhuộm các màu quá chói nên chải tóc gọn gàng, sử dụng các kiểu tóc đơn giản nhất cũng không nên tết tóc phức tạp khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người thích vẻ bề ngoài.

Khi đi phỏng vấn, bạn cũng không nên dùng quá nhiều phụ kiện hãy đảm bảo giữ đồ trang sức và phụ kiện tóc của bạn ở mức tối thiểu, và không dùng những đồ quá sáng chói.

Để kiểu tóc phù hợp, bạn có thể tạo điểm nhấn với một kiểu tóc đơn giản, cổ điển. Nên buộc gọn gàng chúng lại để lộ khuôn mặt của bạn giúp nhà tuyển dụng có thiện cảm hơn.

Trang điểm khi đi phỏng vấn

Trang phục đi phỏng vấn cho nữ

Đừng quên trang điểm trước khi bước ra khỏi nhà. Bởi phái nữ nói riêng và con người nói chung có quyền làm đẹp, vì thế phái nữ hãy luôn nhớ rằng đừng quên trang điểm trước khi bước ra khỏi nhà.

Nếu các bạn có trang điểm thì hãy chọn phong cách trang điểm nhã nhặn, phù hợp với làn da và vẻ bề ngoài của bạn.

Bạn nên chọn phong cách trang điểm tự nhiên, không dùng son quá đậm, tránh chọn màu son quá sáng và không cần thiết phải làm makeup đậm khi đi dự tiệc.

Tốt nhất, phong cách trang điểm buổi phỏng vấn nên nhẹ nhàng, đủ để làm khuôn mặt thanh thoát và tươi tắn.

Bạn cần tránh trang điểm đậm, không nên nuôi móng tay quá dài, nếu dài thì cần vệ sinh thật sạch sẽ móng tay của bạn trước khi đến buổi phỏng vấn.

Việc làm hành chính văn phòng

Lựa chọn giày dép khi đi phỏng vấn

Trang phục đi phỏng vấn cho nữ

Chọn giày dép cũng nên thấp gót. Chúng phải ở trong tình trạng tốt, không bị cạo hoặc chạy xuống dưới gót khoảng 3 – 5cm nếu bạn đi một đôi giày 15 – 20cm thì chắc chắn sẽ chẳng ai không ngỡ ngàng.

Để tạo sự hài hòa với bộ trang phục đã lựa chọn ở trên, giày dép  cũng nên lựa chọn theo phong cách nhã nhặn, cổ điển. Gót giày không quá cao, không có màu tương phản với trang phục.

Tối kị đi dép lê, dép tổ ong, tông đến nơi phỏng vấn. Bởi chúng sẽ khiến cho hình ảnh của bạn trở nên xộc xệch, không lịch sự.

Chỉ như vậy thôi thì chưa thể mang tới sự hài hòa tuyệt đối nếu như bạn lại vô tình đi một đôi vớ có màu thật sặc sỡ, đậm màu. 

Tốt nhất nên sử dụng giày với trùng màu da, cả vớ trắng cũng nên nằm bên ngoài sự lựa chọn bạn nhé.

Trang phục đi phỏng vấn cho nam

Trang phục đi phỏng vấn cho nam

Đối với nam giới, việc lựa chọn trang phục không quá phức tạp như phái nữ khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, lựa chọn trang phục khi đi phỏng vấn là điều hết sức cần thiết. Tùy vào từng vị trí làm việc và quy mô, tính chất công ty, lĩnh vực kinh doanh và phát triển của công ty mà chúng ta có cách lựa chọn trang phục khác nhau.

Trong hầu hết mọi trường hợp, các nam giới đều nghĩ rằng mình sẽ chọn một bộ đồ lịch sự, đứng đắn có chút bảo thủ để tỏ ra rằng bạn không phải là người chơi bời hay quậy phá.

Nếu bạn lựa chọn các công việc khối văn phòng thì "Suit" chính là sự lựa chọn vô cùng hợp gu đối với công việc và môi trường làm việc. Hãy thử tưởng tượng, bạn trong một bộ đồ vest kết hợp với áo sơ mi, thắt cà vạt chỉnh tề, vớ và giày ăn khớp sẽ là hình ảnh bao người ngưỡng mộ. Cơ hội việc làm và tìm việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn.

Trang phục đi phỏng vấn cho nam

Nếu mọi thứ vừa đủ và kết hợp hoàn hảo cùng nhau thì bạn sẽ gặt hái được những điều tuyệt vời mà ngay cả bản thân bạn cũng không thể ngờ tới được. Nếu bạn là người đơn giản, không muốn phức tạp thì một bộ đồ tối màu với chiếc áo sơ mi màu nhạt chính là sự lựa chọn tốt nhất của bạn.

Tuy cần mặc trang trọng nhưng bạn cũng nên chọn bộ đồ khiến bạn cảm thấy tự tin và thoải mái nhất. Bởi nó sẽ đem đến cho bạn sự thoải mái khi phỏng vấn và để bạn có thể hoạt động tốt nhất.

Dù mặc đồ thoải mái bạn cũng nên lưu ý tránh những màu sắc màu mè và có nhiều hình vẽ. Quần áo của bạn nên gọn gàng, sạch và được là phẳng phiu. Rất có thể, các nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng bị hớp hồn dù chỉ trong vài giây ngay khi bạn xuất hiện trước mặt họ. Họ sẽ có ấn tượng rất tốt đối với bạn cho tới cuối buổi phỏng vấn.

Một số lưu ý cho phái nam

Một số lưu ý nho nhỏ để đảm bảo bạn không mang tới những khó chịu cho nhà tuyển dụng:

Bạn không nên dùng nước hoa có mui quá nồng, quá đậm. Hãy tắm rửa sạch sẽ và cạo râu gọn gàng, tạo hương thơm tự nhiên cho cơ thể. Điều đó không có nghĩa là bạn không được dùng nước hoa, nhưng bạn hãy chọn loại nước hoa phù hợp, có mùi thoang thoảng, dịu nhẹ thôi.

Một điều cũng khá quan trọng là tóc của bạn nên gọn gàng, được cắt tỉa đúng gu và phù hợp với ngoại hình của bạn. Không nên nhuộm màu tóc quá sặc sỡ, quá nổi khiến nhà tuyển dụng thấy được bạn vẫn còn ham chơi, vẫn còn có những quan điểm không được trưởng thành.

Đặc biệt, bạn không nên hút thuốc lá ngay tại nơi bạn sẽ phỏng vấn và trong quá trình phỏng vấn. Điều này là điều tối kị. Thực chất, sẽ chẳng có gì là khó khăn để có thể chuẩn bị cho mình một bộ đồ phù hợp với tính chất công ty mà bạn ứng tuyển.

>>> Vấn đề tìm việc làm luôn là vấn đề được quan tâm của nhiều người. Ứng viên tìm việc làm Vĩnh Long hay bất kì tỉnh thành nào khác luôn cần sẵn sàng, chuẩn bị từ những thứ đơn giản nhất như trang phục để có được thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Truy cập ngay timviec365.vn để tìm kiếm những việc làm phù hợp nhất

Trang phục đi phỏng vấn cho nam

Lưu ý về trang phục đi phỏng vấn với một số ngành nghề

Trang phục đi phỏng vấn cho giáo viên

Giáo viên là ngành nghề đứng đầu trong danh sách những nghề cần sự chỉn chu và lịch sự nhất. Bởi sự nghiệp trồng người với biết bao thế hệ trẻ noi gương là điều vô cùng quan trọng.

Chính vì thế, khi đi phỏng vấn xin việc đối với nghề giáo viên, nhà tuyển dụng không chỉ có yêu cầu cao về kiến thức chuyên ngành, tác phong mà còn đặc biệt chú ý tới đặc điểm bên ngoài và trang phục họ ăn măc. Từ đó có thể đánh giá được phần nào con người của một giáo viên tương lai.

Trang phục đi phỏng vấn cho giáo viên

Trang phục khi đi phỏng vấn xin việc giáo viên cũng có những yêu cầu nhất định mà các bạn chuẩn bị đi phỏng vấn cần nắm dược.

  • Kiêng các kiểu váy ngắn, các kiểu váy có màu sắc quá sặc sỡ.
  • Không trang điểm đậm, chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng và thanh lịch, đủ để người đối diện cảm thấy ưa nhìn là được.
  • Móng tay và móng chân sạch sẽ, không sơn móng lòe loẹt. chỉ nên sơn màu nhẹ nhàng, đơn giản.
  • Tóc tai gọn gàng, tránh xõa mái tóc quá dài, gây cảm giác vướng víu, nhất là khi đứng trên giảng đường đại học.

Trang phục đi phỏng vấn lễ tân

Trang phục đi phỏng vấn lễ tân

Trong công việc của một Lễ tân, vẻ bề ngoài đóng vai trò cần thiết và cũng rất quan trọng. Vậy, khi đi phỏng vấn xin việc, một lễ tân tương lai sẽ cần diện trên mình bộ trang phục như thế nào để gây được ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng?

Một bộ váy Comple công sở sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho phái nữ. Khi bạn lựa chọn trang phục này, bạn sẽ hoàn toàn gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng.

Bạn vừa thể hiện được sự trưởng thành, vừa thể hiện được phong thái lịch sự và chuyên nghiệp của mình. Điều đó giúp bạn tự tin hơn khi đứng trước nhà tuyển dụng.

Dù bạn là nam hay nữ thì việc chuẩn bị đồ khi đi phỏng vấn là rất quan trọng, mặc quần áo gọn gàng cho thấy sự tôn trọng chính mình, cho người phỏng vấn và cả công ty tuyển dụng.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;