Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những bí quyết hòa nhập vào vị trí mới khi được thăng chức

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn là nguoitimviec mới vào công ty không lâu. Bạn mới được đề bạt, thăng chức thì hãy học ngay bí quyết hòa nhập vào vị trí mới khi được thăng chức. Bởi lẽ, mỗi một vị trí có những cách ứng xử, cách làm việc khác nhau. Và khi bạn ở trong vai trò của một nhà lãnh đạo thì điều này lại càng trở nên cần thiết để học hỏi. Làm bất kể thứ gì, chúng ta cũng đều phải học, học tri thức, học kỹ năng và học cách thích nghi. Ngay cả khi bạn đã quá đỗi quen thuộc với công việc này, trở thành lão làng ở vị trí nọ thì khi được thay đổi vị trí, không ai có thể dám chắc sẽ vượt qua sự bỡ ngỡ. Hơn nữa, vị trí bạn đảm nhận lại là vị trí lãnh đạo, một nhà quản lý thì có rất nhiều thứ cần phải chú ý. Thời gian đầu chưa quen và không biết phải ứng xử ra sao cho đúng, bạn cứ bình tĩnh tìm hiểu những bí kíp dưới đây.

Tìm việc

1. Những điều nên làm để hòa nhập vào vị trí mới khi được thăng chức

1.1. Hãy biết cách giữ mọi thứ ở mức cân bằng

Bạn có thể đã quá quen thuộc với công ty. Tuy nhiên khi được thăng chức, vị trí mới sẽ tạo cho bạn những cảm xúc mới lạ. Những đồng nghiệp thân thiết của bạn vì sự thay đổi này cũng sẽ có thái độ khác với bạn. Bạn nên học cách quản lý, học cách ứng xử với mọi người cho đúng vai trò và điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý công việc. 

Hãy ứng xử một cách cởi mở, đừng vì chức vụ mà trở nên kiêu căng, tự phụ. Hãy đón nhận mọi công việc, dù rằng có thể ban đầu bạn chưa quen và cảm thấy khó khăn với nó. Không sao cả, chúng ta có thể nhờ tới sự trợ giúp của các bạn nhân viên cấp dưới. Nhờ họ hỗ trợ để bạn có thể thích nghi với công việc một cách tốt nhất. Đừng quá tự cao mà cho rằng  nếu nhờ tới nhân viên thì bạn sẽ bị quê, bị coi thường. Biết đâu việc làm của bạn lại giúp cho mối quan hệ của bạn với nhân viên được khăn khít, gắn bó hơn.

Hãy biết cách giữ mọi thứ ở mức cân bằng - Bí kíp lãnh đạo

>>> Xem thêm: Bói tương lai sự nghiệp năm 2024

1.2. Làm việc cùng nhân viên như một đồng đội

Dù bạn đến một môi trường hoàn toàn mới để đảm nhiệm chức vụ thì cũng nên nhanh chóng hòa nhập với nhân viên. Thời gian đầu hãy nhờ tới sự trợ giúp của nhân viên để bạn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý của mình. Đồng thời hãy cùng họ làm việc, cùng họ thảo luận và xây dựng cho mình một đội nhóm đoàn kết.

Trước khi tạo ra được một kết quả nào đó, bạn hãy làm điều này đầu tiên. Đừng coi nhân viên chỉ đơn giản là người làm dưới trướng của bạn mà hãy coi họ như đồng đội, như những người anh em vậy. Sự đoàn kết trong tập thể sẽ giúp bạn quản lý tốt nhất về nhân lực cũng như hiệu suất làm việc. 

Thật khó hiểu khi thấy mối quan hệ công việc giữa bạn và đồng nghiệp thay đổi. Nhưng như huấn luyện viên sự nghiệp Lea McLeod thường nói: công việc của bạn để làm cho người quản lý của bạn thành công hơn . Và điều đó không thay đổi chỉ vì bạn sẽ trở thành sếp của những người đồng nghiệp cũ của mình.

Tuy nhiên, nó làm cho mục tiêu đó dễ dàng hơn một chút. Vì vậy, thông thường, các nhân viên đấu tranh với việc tìm ra cách làm việc hiệu quả với người quản lý của họ, cách giao tiếp thành công, không đồng ý và yêu cầu giúp đỡ khi họ bối rối. Chà, sau khi làm việc với người này quá lâu, bạn nên để những thứ đó xuống một khoa học. Và điều đó sẽ làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn nhiều.

Tuy nhiên bạn vẫn phải chấp nhận một số điểm khác biệt trong mối quan hệ này. Vì lẽ, vị trí của bạn lúc này không còn như trước kia nữa, nếu bạn vẫn giữ mọi thứ như cũ tôi sợ rằng những điều bạn nói cấp dưới sẽ không coi trọng trong tâm thế bạn của ngày xưa.

1.3. Khéo léo giao tiếp và tạo ấn tượng tốt đẹp

Sau quá trình làm việc miệt mài, cống hiến công sức mình cho doanh nghiệp, đến một thời điểm nào đó có thể bạn sẽ được thăng tiến lên một vị trí mới trở thành một người quản lý. Và người quản lý tốt là người vừa có thể tạo ra hiệu quả làm việc nhưng cũng đồng thời duy trì được các mối quan hệ xã hội, quan hệ với cấp dưới với đồng nghiệp. Vì lẽ thực tế một người quản lý có thể không được tất cả cấp dưới yêu quý nhưng tất cả đều “ghét” thì những kế hoạch họ đề ra sẽ không được thực hiện bằng năng lượng tốt nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và sự phát triển doanh nghiệp.

Việc giao tiếp khéo léo và tạo ấn tượng tốt đẹp là một trong những điều kiện cũng như cách thức quan trọng để chiến được thiện cảm của cấp dưới. Nhất là khi bạn vừa được thăng chức, nhiều người sẽ nghĩ rằng bạn có thể trở nên khó tính, khó gần hơn trước rất nhiều. Thực tế cho thấy rằng có những người quản lý họ không hiểu rõ tầm quan trọng của giao tiếp – điều này thực sự không tốt cho họ cũng như không tốt cho doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các nhà quản lý chính là những người thực hiện vai trò liên kết giữa nhân viên và quản lý cấp cao hơn. Chính vì vậy giao tiếp tốt sẽ là cách thức để hiểu rõ những mong muốn trong công việc của những đối tượng này,

Dù bạn có thông qua giao tiếp mà thực hiện trao đổi công việc trong công ty hay chỉ là giao tiếp chào hỏi thông thường thì việc giao tiếp này đều sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc. Thông qua giao tiếp, cấp dưới của bạn sẽ hiểu được những yêu cầu trong công việc của bạn một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Chính vì vậy khi một nhân viên cấp dưới muốn nói chuyện với bạn đặc biệt là chuyện công việc bạn nên dành thời gian để trao đổi với anh ấy và giúp đỡ anh ấy.

Tuy nhiên giao tiếp khéo léo không đồng nghĩa với buôn chuyện, khi trở thành một người quản lý, bạn có quyền cởi mở nhưng không có nghĩa bạn đem tất cả những gì mình biết đem ra để nói, kể cho cấp dưới của mình. Có lẽ rằng bạn không muốn mạo hiểm sự nghiệp của mình bằng những cầu chuyện phiếm chẳng đến đâu.

Khéo léo giao tiếp và tạo ấn tượng tốt đẹp - bí kíp lãnh đạo

1.4. Hãy tinh ý để ý điểm mạnh điểm yếu của cấp dưới

Tinh ý là một trong những chìa khóa thành công trong sự nghiệp mỗi người đặc biệt trong sự nghiệp quản lý. Sự tinh ý giúp người ta dễ dàng phát hiện ra từ vai trò cụ thể của thành viên trong hoạt động chung của nhóm, của phòng hay công ty. Từ những điều này bạn sẽ hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu của từng cá nhân từ đó thuận lợi cho quá trình giao việc đúng người, đúng tài năng.

Rõ ràng là mỗi nhân viên đều khác nhau có tập hợp kinh nghiệm, giá trị, niềm tin và nền tảng văn hóa của riêng họ. Các nhà lãnh đạo tốt nhất xác định và đánh giá cao sự khác biệt mà các cá nhân mang đến bàn và hiểu làm thế nào để đưa chúng vào sử dụng đầy đủ. Khi quản lý, hãy luôn chú ý thúc đẩy các nhóm của bạn để họ thấy được tiềm năng đầy đủ trong bản thân để tăng hiệu suất. Nói chuyện với họ về những điểm mạnh của họ hoặc tìm ra một quy trình hiệu quả mà họ có thể yêu thích nó hơn. Nếu bạn muốn xây dựng một số kỹ năng quản lý dự án của mình, hãy học cách phát huy tiềm năng của mọi người.

1.5. Chứng tỏ mọi thứ bằng năng lực bản thân

Một trong những việc cực kỳ quan trọng mà một người quản lý đặc biệt khi mới được thăng chức cần phải làm đó là chứng minh năng lực của mình. Vì lẽ chỉ có chứng thực lực của bản thân bạn mới chứng tỏ được với sếp và cả với cấp dưới của mình rằng bạn hoàn toàn xứng đáng được ngồi vào vị trí hiện tại. Điều này là vô cùng quan trọng vì lẽ khi bạn không chứng tỏ được năng lực của mình đồng nghĩa với việc cấp dưới sẽ không phục bạn, họ sẽ không nhận hoặc nhận và làm mang tính chất đối phó công việc với bạn.

Thông qua năng lực của bản thân, bạn cũng có thể tự tin làm việc và quản lý cấp dưới bằng năng lực, trình độ của bản thân, bằng niềm tin chứ không phải bằng sự sợ hãi. Một nơi làm việc lý tưởng là một nơi làm việc mà niềm tin chiếm vị trí ưu thế, còn nếu như sự e dè, nỗi sợ chiếm ưu thế thì nơi làm việc của bạn sẽ trở nên thật đáng sợ. Nhân viên cũng sẽ tìm cách chạy trốn khỏi nơi được quản lý bởi nỗi sợ và lo âu.

1.6. Tạo niềm vui và hứng khởi trong công việc

Bạn sẽ không bao giờ nhận ra điều đó, nhưng tâm lý của nhân viên là những gì bạn có thể thay đổi, thay đổi môi trường làm việc chung. Mặc dù nhiều người trong số bạn có thể không coi đó là một phần của vai trò quản lý dự án, khi bạn chơi bạn sẽ thấy sự khác biệt. Đúng là bất cứ sự rung cảm nào bạn bước vào, người của bạn sẽ đón nhận nó. Vì vậy, nếu bạn tích cực và tràn đầy năng lượng, nhóm của bạn sẽ có nhiều khả năng cảm thấy như vậy. Hãy tiếp tục thể hiện một thái độ tích cực, bởi vì những nhân viên hạnh phúc hơn sẽ làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và tạo ra một môi trường làm việc chiến thắng hơn.

Đánh giá cao nhân viên là một phần cơ bản của nhu cầu của con người tại nơi làm việc. Khi quản lý thể hiện sự đánh giá cao về lợi ích của nhân viên, họ phản ứng tích cực. Hãy để các thành viên trong nhóm của bạn biết những nỗ lực của họ có kết quả như thế nào. Có vô số cách để thể hiện sự đánh giá cao, ngoài việc nói cảm ơn bạn và và bạn đã thực hiện công việc rất tốt.

Tạo niềm vui và hứng khởi trong công việc đối với nhà lãnh đạo mới

Mỗi cá nhân đều khao khát sự đánh giá cao. Ngày bạn bắt đầu đánh giá cao đội của bạn vì những nỗ lực mà họ đã cố gắng, cấp dưới của bạn sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều. Tất cả nhân viên, lúc này hay lúc khác, đang tìm kiếm lời khen cho công việc họ làm. Tuy nhiên, rất ít ông chủ hiểu nhu cầu này và không làm gì nhiều để đóng góp vào việc công nhận và khen thưởng họ cho một nhiệm vụ được thực hiện tốt. Vì vậy, nếu bạn muốn nhân viên của mình có được sự hài lòng trong công việc, điều quan trọng là phải cho họ một cái vỗ nhẹ vào lưng họ. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải thể hiện những phẩm chất tốt của mình với thế giới và truyền cảm hứng cho người khác.

Những đồng nghiệp cấp dưới của bạn, những người cùng làm việc trong phòng bạn chính là tài sản quan trọng nhất của bạn. Chính vì vậy, với vai trò của người quản lý bạn cần có khả năng thúc đẩy phòng của mình làm việc mang lại hiệu quả tốt. Sự thúc đẩy ấy rất đơn giản, đôi khi chỉ là một lời nhận xét công nhận, sự gặp gỡ trò chuyện, lắng nghe tâm sự của nhân viên, tạo môi trường làm việc cởi mở, thu hút cấp dưới vào những dự án quản lý của mình, có những chính sách khen thưởng cụ thể, …

Việc làm it phần mềm

1.7. Bảo vệ tài giản và tôn trọng thời gian khi làm việc

Điều này có thể đã được thực hiện hoặc chưa được thực hiện bởi những vị quản lý trước đây nhưng khi bạn thăng chức ở một vị trí mới và thông thường là quản lý việc bạn nên làm đó là khuyến khích cấp dưới của mình thực hiện nhất quán trong công việc và trong bảo vệ tài sản của công ty, cho dù đó là vật tư của văn phòng hay bất kỳ tài sản nào khác. Thêm vào đó, bạn cũng phải trung thực với những khoản chi phí của công tư, đó chính là một hành động thể hiện đạo đức nghề nghiệp của bạn.

Tôn trọng thời gian làm việc của mình hay tôn trọng thời gian ở công ty chính à con đường dẫn đến những thành công hơn nữa trong công việc của chính bạn. Khi bạn tập trung vào công việc, làm việc hiệu quả năng xuất chính là cách thức để bạn thể hiện sự tôn trọng thời gian của mình đồng thời cũng chính là phong cách làm việc chuyên nghiệp hiệu quả chất lượng cao. Bạn nghiêm túc với quỹ thời gian làm việc của mình chính là cách để bạn trở thành tấm gương tốt để những nhân viên cấp dưới của mình, những người thuộc quyền quản lý của mình noi theo. Vì lẽ, sẽ gần như chả có sự lười biếng nào nếu cấp dưới nhìn thấy sự nghiêm túc, chăm chỉ từ cấp trên của mình.

2. Những điều bạn không nên làm khi trở thành một quản lý mới

Theo một báo cáo gần đây của Gallup , chỉ có 10% người quản lý có được những gì cần thiết để trở thành một người quản lý tuyệt vời của người dùng. Các nhà quản lý tuyệt vời, báo cáo cho thấy, thúc đẩy nhân viên và không ngại lên tiếng khi có vấn đề phát sinh. Họ thấm nhuần văn hóa trách nhiệm, đưa ra quyết định có lợi cho nhóm và công ty và xây dựng niềm tin. Bên cạnh những điều mà một quản lý mới nói riêng và quản lý nói chung nên làm Timviec365.vn gửi đến bạn những điều mà quản lý không nên làm ở nơi làm việc của mình đặc biệt với những quản lý mới.

2.1. Phê bình mà không cần giải thích

Hãy tưởng tượng bạn là nhân viên, bạn viết ra một bản thảo cho mình và nộp quản lý xét duyệt, thay vì góp ý cho bạn nên sửa chỗ này hay chỗ kia mà họ lại viết nguệch ngoạc tự chỉnh sửa nội dung trong đó. Cũng không nói rõ lý do vì sao người quản lý đó lại không thích một từ hay một cụm từ cụ thể được sử dụng mà không rõ lý do. Để rồi khi bản thảo của bạn được gửi đi những cụm từ bị sửa đổi ấy bị chê bai và người nhận sự chỉ trích chính là bạn mà không phải vị quản lý kia. Nếu là bạn bạn có khó chịu với điều này không?

Những điều bạn không nên làm khi trở thành một quản lý mới

Đó chính là lý do mà trước khi thực hiện hành động phê bình bất kỳ một cấp dưới nào trong công ty, hay quyết định sửa đổi một số nội dung mà cấp dưới chuẩn bị bạn phải nêu rõ lý do họ phải chịu những quyết định đó. Có như vậy mới hợp tình hợp lý, và thỏa đáng mọi vấn đề.

Chỉ ra lỗi sai của cấp dưới cũng chính là một cách bạn giúp đỡ cấp dưới của mình hoàn thiện và thực hiện công việc ngày một hiệu quả hơn. Đồng thời cũng là hoàn thiện chính bản thân mình.

2.2. Giao tiếp với nhóm chỉ qua email

Sai lầm lớn nhất của những người quản lý đó là giao tiếp với nhóm qua email. Thực tế rằng, có những điều rất đơn giản mà họ có thể làm được đó là trao đổi công việc một cách trực tiếp bằng lời nói. Email chỉ là phụ và được sử dụng song song nhằm giúp cho nhóm ghi nhớ công việc, sắp xếp thời gian và đảm bảo rằng cấp dưới của bạn đang đi đúng hướng và dễ dàng tìm được thông tin khi cần thiết.

Tuy nhiên, giao tiếp và trao đổi công việc bằng lời nói mới là hình thức, cách thức làm việc hiệu quả, quan trọng nhất. Bạn vừa có thể trao đổi công việc một cách nhanh và hiệu quả nhất, lại vừa có thể gần gũi thân thiện hơn với cấp dưới của mình.

2.3. Đóng cửa văn phòng

Đóng cửa văn phòng làm việc trong nhiều giờ đồng hồ không phải là một điều điều chính xác. Như vậy bạn sẽ không thể sát xao cũng như theo dõi kỹ được hoạt động làm việc của cấp dưới của mình. Do đó, chính sách về việc mở cửa chính là chính sách tốt nhất. Bạn hãy để cửa văn phòng bạn mở nhé!

2.4. Đổ lỗi cho người khác

Một trong những sai lầm lớn nhất của quảng lý dù mới lên chức hay đã lâu năm đó là đổ lỗi cho người khác. Trước mọi vấn đề trục trặc câu cửa miệng của họ sẽ là tại đồng chí ấy, … như vậy là sai. Mỗi một lần tại là một lần trình độ, giá trị của bạn giảm đi đáng kể trong mắt nhân viên cấp dưới của mình, rằng bạn là người rất vô trách nhiệm và không đáng để họ tin tưởng làm theo những kế hoạch bạn đề ra.

Lãnh đạo không nên đổ lỗi cho người khác

Ước tính đến khoảng 98% nhân viên khó khăn trong công việc khi họ là nạn nhân của sự bị đổ lỗi họ dường nhưng trở thành nạn nhân hứng chịu những sai lầm của quản lý dẫn đến tâm trạng chán nản, bỏ việc tổn thất nhân sự cho doanh nghiệp. Mỗi khi phòng bạn quản lý làm sai, sẽ luôn có ngón tay của ai đó chỉ để đổ lỗi cho ai đó, ngón tay đó có thể sẽ được chỉ về phía bạn. Việc của bạn không phải là trốn tránh tình hình. Có thể bạn không có một đội ngũ cấp dưới xuất sắc, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn giải quyết vấn đề theo những cách tầm thường nhất. Bạn phải biết nhận lỗi về mình trong trường hợp cần thiết, biết nắm giữ sức mạnh của sự truyền cảm hứng cho người khác.

Sau một thời gian cống hiến và làm việc, có thể bạn sẽ được thăng lên một cấp bậc mới, chức vụ mới, những người đồng nghiệp trước đây của bạn có thể sẽ trở thành nhân viên cấp dưới của mình. Đối với nhiều người sẽ thật bỡ ngỡ và khó khăn trong giai đoạn đầu nhận chức. Timviec365.vn cung cấp đến bạn những điều nên và không nên làm khi được thăng chức mới, hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm vững những bí kíp hòa nhập vào vị trí mới khi được thăng chức cho mình. Trân trọng!

Việc làm nhân sự

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;