Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Chia sẻ] Cách làm đồ án tốt nghiệp chuẩn chỉnh đầy đủ nhất

Tác giả: Mai Phương Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 31 tháng 08 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn đang là sinh viên sắp ra trường và chỉ còn tín chỉ đồ án. Bạn chưa biết cách làm đồ án chuyên nghiệp hiệu quả cao, lấy điểm trong mắt các giảng viên như nào. Dưới đây timviec365.vn sẽ chia sẻ cho bạn tạo một đồ án tốt nghiệp chỉn chu, tạo tiếng vang lớn trong lòng các giảng viên như thế nào nhé.

Việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp - thực tập

1. Đồ án tốt nghiệp là gì?

Đồ án tốt nghiệp là gì?
Đồ án tốt nghiệp là gì?

Bạn đang trên bước đầu bắt tay vào làm một đồ án tốt nghiệp hoàn thành tín chỉ được giao nhưng có thể bạn vẫn còn nhiều bỡ ngỡ về sản phẩm quan trọng này. Đồ án tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học thực hiện vào học kỳ cuối để tốt nghiệp ra trường.

Ở Việt Nam cũng có một số trường lấy kết quả thi một số môn học mà không phải làm đồ án tốt nghiệp. Khái niệm đồ án tốt nghiệp cũng tương đương với luận văn tốt nghiệp, nhưng luận văn mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu nhiều hơn, còn đồ án tốt nghiệp thì mang tính chất thực hành, có thể tạo thành sản phẩm phục vụ cho công việc nào đó. Sau khi làm hoàn thành và bảo vệ xong đồ án tốt nghiệp, thì sinh viên có thể sẽ được phát bằng đại học; và có đủ điều kiện để xác nhận là đã đạt trình độ tốt nghiệp đại học. Những sinh viên có đồ án làm xuất sắc hay có kết quả học tập tốt có thể học tiếp lên cao học, tiến sĩ hoặc có thể được giữ lại trường làm trợ giảng, hoặc cả hai, sau một thời gian rèn luyện thì có thể trở thành giảng viên chính thức.

Chính vì vậy, có một đồ án chi tiết, chuẩn xác giúp người đọc hiểu sâu về một lĩnh vực hay triển khai được một ứng dụng / dịch vụ nào đó, đồng thời chỉ ra được những ưu nhược điểm của hệ thống hay một vấn đề nào đó. Đồ án là nơi bạn bộc lộ hết năng lực của bạn thân cho giáo viên, thể hiện kiến thức, kỹ năng của mình trong quá trình học tập. Từ đây, giảng viên sẽ đánh giá và cho điểm, ghi vào kết quả tốt nghiệp của bạn. Có thể nói, đồ án tốt nghiệp là “đứa con tinh thần” đầy tâm huyết của bạn, bởi lẽ có được một đồ án hay, độc đáo và logic là bạn đã nắm giữ được chìa khóa mở ra tương lai sáng lạng hơn.

Xem thêm: Thông tin việc làm xây dựng, có thể bạn chưa biết đồ án tốt nghiệp trường xây dựng là một chủ đề hot trong cộng đồng sinh viên

2. Các bước làm đồ án tốt nghiệp

2.1. Xác định đề tài

Xác định đề tài và xây dựng đề cương khi làm đồ án
Xác định đề tài và xây dựng đề cương khi làm đồ án

Việc đầu tiên quan trọng nhất, chính là bạn cần xác định xuyên suốt đồ án của bạn nói về vấn đề gì. Điều này cũng giúp giảng viên hướng dẫn dễ dàng cùng bạn có nên một đồ án tốt nghiệp hoàn hảo nhất.

- Xác định nhiệm vụ nghiên cứu.

- Xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu.

- Xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu.

- Lập và phân tích mục tiêu nghiên cứu.

- Đặt tên đề tài.

2.2. Xây dựng đề cương

Đây là sườn của nội dung dự kiến và các bước tiến hành để trình cho giáo viên hướng dẫn phê duyệt, xem xét những ý tưởng của bạn có thực sự phù hợp với thực tế hay không. Đề cương đồ án tốt nghiệp là cơ sở cho nội dung, có thể được xem là các luận điểm để bạn dựa vào tạo nên đồ án đầy đủ.

Nội dung đề cương gồm các bước:

- Nêu lý do chọn đề tài

- Khách thể và đối tượng nghiên cứu, khảo sát.

- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.

- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu.

- Cái mới của đề tài.

- Dàn ý nội dung của đề tài.

- Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề tài.

- Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, thiết bị thí nghiệm…)

Xem thêm: Hàng ngàn mẫu CV cho sinh viên mới ra trường của timviec365.vn tạo ra, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ nhà tuyển dụng uy tín

2.3. Lập kế hoạch nghiên cứu

Lập kế hoạch nghiên cứu
Lập kế hoạch nghiên cứu

Là văn bản trình bày các kế hoạch dự kiến cho đồ án tốt nghiệp để triển khai đề tài nội dung công việc, thời gian thực hiện, sản phẩm cần chuẩn bị…

2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị cho đồ án

- Chọn đề tài, xác định đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.

- Lập kế hoạch sơ bộ cho việc nghiên cứu.

- Tiến hành thử một số công việc liên quan đến quá trình thực hiện đề tài.

2.3.2. Giai đoạn nghiên cứu làm đồ án

- Nghiên cứu thực tại và nêu rõ thực trạng của vấn đề thuộc đề tài.

- Thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra trong kế hoạch.

- Sơ kết và đánh giá sơ bộ các công việc đã thực hiện.

- Hoàn thiện công việc và hoàn thành kế hoạch nghiên cứu.

2.3.3. Giai đoạn định ra kết cấu của đồ án

- Tiến hành tập hợp, xử lý các kết quả nghiên cứu.

- Lập dàn bài – cấu trúc của đồ án.

2.3.4. Giai đoạn viết đồ án

- Viết đồ án chính thức.

- Viết bản tóm tắt đồ án.

2.3.5. Giai đoạn bảo vệ đồ án

2.4. Thu thập xử lý thông tin

Thu thập xử lý thông tin
Thu thập xử lý thông tin, viết thuyết minh và bảo vệ đồ án

Là bước bạn tổng hợp, tích lũy các thông tin tham khảo được hay thông tin bạn đã tạo nên:

– Tìm hiểu tài liệu

– Xử lý thông tin

– Thiết kế, thực hành chế tạo sản phẩm.

2.5. Viết thuyết minh đồ án

Quá trình này cần chuẩn bị ngay từ đầu và trình lên để giáo viên hướng dẫn phê duyệt. Tạo nên một bản giới thiệu về đồ án, nội dung có trong đó và thời gian thực hiện từng phần. Nếu văn bản được thông qua sinh bạn sẽ viết vào bản chính.

2.6. Bảo vệ đồ án

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn trình cho giảng viên hướng dẫn ký duyệt. Sau đó, bắt đầu bảo vệ đồ án với các giảng viên khác. Bạn hãy chuẩn bị kiến thức, luyện tập, kiểm tra bản vẽ, sản phẩm,… thật chu đáo.

Việc làm thêm cho sinh viên

3. Cấu trúc, nội dung của đồ án tốt nghiệp

3.1. Trang bìa

Trang bìa, lời nói đầu và mục lục trong đồ án
Trang bìa, lời nói đầu, mục lục và các danh sách trong đồ án

Cũng giống như làm bài tập lớn, bìa ở đây cần có tên trường, tên khoa căn giữa trang và logo trường ở phía trên cùng của bìa. Sau đó là tên quyển bạn tạo: Đồ án cơ sở, Đồ án chuyên ngành hay Đồ án tốt nghiệp. Lưu ý, phải được viết hoa các từ. Và không thể thiếu, phía dưới là tên đề tài và tên của bạn, lớp, khóa học, mã sinh viên và giảng viên hướng dẫn. Bạn hãy tạo một bìa có họa tiết trang trí, bắt mắt, nhưng không quá cầu kỳ, vì trang bìa là cái nhìn đầu tiên của các giảng viên với đồ án.

3.2. Lời nói đầu

Trình bày những chia sẻ của bạn với đề tài mình lựa chọn, dẫn dắt từ thực tiễn đến lý do tạo lập đồ án tốt nghiệp này. Viết những khái niệm mà người đọc nên biết về chủ đề mình chọn lựa. Giới thiệu tóm tắt về đề tài bạn chọn, các nội dung sẽ được trình bày trong các trang tiếp theo. Cùng với đó, hãy gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn đặc biệt là giảng viên đã hướng dẫn cho mình hoàn thành tốt đồ án này.

3.3. Mục lục

Mục lục của Đồ án tốt nghiệp: liệt kê tên và đánh số trang các chương, các mục lớn trong chương và các mục nhỏ trong các mục lớn. Trong phần mềm office, có thể sử dụng chức năng tự động tạo mục lục (Index and Table). Để sử dụng chức năng này, tiêu đề của chương và của các mục trong chương phải được định dạng kiểu Heading 1, 2, 3, → n.

3.4. Các danh sách 

Danh sách hình vẽ: Liệt kê tên và đánh số trang của các hình vẽ trong đồ án. Trong phần mềm office, có thể sử dụng chức năng tự động tạo danh sách hình vẽ (Index and Table).

Danh sách bảng biểu: liệt kê tên và đánh số trang của các bảng biểu trong đồ án. Trong phần mềm office, có thể sử dụng chức năng tự động tạo danh sách bảng biểu (Index and Table)..

Danh sách các từ viết tắt: liệt kê và giải thích nghĩa của các từ viết tắt dùng trong Đồ án.

3.5. Nội dung các chương

Nội dung các chương trong đồ án
Nội dung các chương trong đồ án

- Chương 1: Giới thiệu

Hãy giới thiệu được vấn đề mà Đồ án cần giải quyết, mô tả được các phương pháp hiện có để giải quyết vấn đề.

Trình bày mục đích của: Đồ án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề:

- “Làm gì?”:  Nhiệm vụ được giao hoặc tự mình xác định cần phải giải quyết.

-” Làm như thế nào?”: Tổng hợp, phân tích, đánh giá những cái người khác đã làm (trong nước và quốc tế). Chứng minh, lí giải vì sao chọn phương án như thế.

Thiết kế chi tiết theo đề xuất của mình.

- “Làm để làm gì?”: Kết quả mình đã làm như các kết quả điều tra, kết quả phần cứng, phần mềm, các biểu bảng, hình vẽ…), có lợi ích gì cho thực tiễn xã hội trong các trường hợp cụ thể

Đánh giá kết quả, so sánh với ý muốn ban đầu, so sánh với kết quả của người khác… Đề ra phương hướng khắc phục những cái chưa giải quyết được…

Ngoài ra, cần trình bày khái quát về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, tóm tắt đề tài

- Chương 2: Nền tảng lý thuyết

- Chương 3:….

- Chương n -1: Thảo luận & đánh giá

- Chương n: Kết luận

Chốt lại những gì các bạn đã tìm hiểu, cho ra những kết luận quan trọng, và tóm gọn nội dung đã làm, mong muốn đồ án giúp gì cho người đọc nói riêng và xã hội nói chung. Đồng thời, cũng nên khiêm tốn nói rằng mình còn thiếu sót, ví dụ: Trong quá trình làm đồ án do hạn chế về thời gian và điều kiện thực tế nên

em khó tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp.

- Tài liệu tham khảo: Liệt kê những nguồn thông tin giúp bạn thu thập được sự kiện, dữ liệu, tin tức... phục vụ cho đồ án của mình.

Chương 1 và chương kết luận là phần đặc biệt quan trọng bởi nó tổng quát hóa nội dung của cả đồ án. Chính vì vậy, bạn cần chăm chút, tỉ mỉ, cẩn thận đầu tư cho phần này. Chương 2 là phần về nền tảng lý thuyết và từ chương 3 trở về sau tập trung làm rõ đề tài, nắm trọn chi tiết những ý tưởng bạn đưa ra.

Xem thêm: Bằng tốt nghiệp tạm thời và những quy định liên quan bạn cần biết

4. Những lưu ý viết đồ án cần nắm vững

Những lưu ý viết đồ án cần nắm vững
Những lưu ý viết đồ án cần nắm vững

- Nếu bạn đưa ra các trích dẫn để lấy ví dụ minh họa hay để làm sáng tỏ thêm vấn đề của mình, cần để trong nháy kép, tôn trọng bản quyền, tránh đạo văn và ghi rõ câu đó của ai, được lấy từ đâu.

- Rà soát lại 1 lượt, lỗi chính tả, lỗi trình bày và lỗi câu cú, đảm bảo tính logic, thống nhất về nội dung và hình thức.

- Sử dụng từ phổ thông, thuật ngữ chuyên môn.

- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá.

- Việc viết đồ án đòi hỏi sự kiên trì, nhất quán và kỷ luật. Con người rất dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh, nên việc ngồi tập trung 2 tiếng để viết là một việc vô cùng gian khổ. Bạn cần đưa ra quy định cho bản thân, tránh phân tâm bởi môi trường xung quanh.

- Chữ viết quy định là Time New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng đơn hoặc chữ Arial, cỡ chữ 12, cách dòng đơn.

- Khổ giấy A4, lề trái 4.0 cm, lề phải 2.5 cm, lề trên: 2.0 cm, lề dưới: 2.0 cm.

- Với bìa: Dòng Title chữ in hoa, cỡ 11. Dòng chữ "ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP": chữ in hoa, cỡ 28. Các dòng chữ Ngành, chuyên ngành, tên đề tài: chữ in hoa, cỡ 12. Các dòng chữ khác: chữ thường, cỡ 16.

Đồ án tốt nghiệp là chìa khóa mở ra con đường dẫn đến thành công
Đồ án tốt nghiệp là chìa khóa mở ra hành trình dẫn đến thành công

Đồ án là công trình nghiên cứu thường dành cho các khối kỹ thuật, thể hiện kết quả cuối cùng của cả quá trình học tập trau dồi kiến thức chuyên ngành cũng như những kỹ năng cho bản thân. Viết đồ án là công việc gian nan nhưng không kém phần thú vị. Bởi lẽ, khi tạo được dự án của chính mình có nghĩa bạn đã hiểu được những gì bạn đã tích lũy trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, đưa ra những ý tưởng giúp ích cho thực tiễn, bộc lộ rõ sự sáng tạo của bản thân. Có thể đây sẽ là sản phẩm chúng ta sẽ sử dụng để bổ sung vào CV xin việc sau này.

Hy vọng bài viết viết về cách làm đồ án tốt nghiệp của timviec365.vn phần nào giúp bạn chuẩn bị tốt hành trang vào đời, có bước đi đầu vững vàng trên con đường sự nghiệp. Chúc bạn thành công!

Biên soạn là gì? Những quy định và quy trình biên soạn đầy đủ nhất

Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của timviec365.vn để hiểu thêm về biên soạn và có những ý tưởng sáng tạo độc đáo cho đồ án tốt nghiệp quan trọng nhất đời sinh viên nha

Biên soạn là gì? Những quy định và quy trình biên soạn đầy đủ nhất

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý