Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chef là gì? Khám phá cơ hội nghề nghệ sĩ của những bếp ăn

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Chef là gì? Làm sao để trở thành Chef? Đó là những câu hỏi thôi thúc mãnh liệt, là động lực của bất kì một tín đồ của ẩm thực nào? Bạn từng xao động trước những bức tranh món ăn đầy màu sắc trong vua đầu bếp? Bạn bị ấn tượng về Christine Ha - nữ đầu bếp Mỹ gốc Việt trên sóng truyền hình Masterchef và mong muốn mang ẩm thực Việt bằng đôi tay tài hoa và khả năng cảm vị độc đáo để chinh phục thực khách trên toàn thế giới này. Tin tôi đi, trái tim bạn đang bị giấc trở thành chef lấn chiếm!

1. Bạn định nghĩa Chef là gì?

Hiếm ai có thể từ chối được sự mê hoặc của những món ăn
Hiếm ai có thể từ chối được sự mê hoặc của những món ăn

Hiếm ai có thể từ chối được sự mê hoặc của những món ăn. Chỉ một chiếc đùi cừu mỡ nướng trên phim ảnh, một lát bánh mỳ bơ tỏi dù chưa được nếm thử qua lời kể của một đứa bạn cũng đủ làm bạn nôn nao suốt cả một buổi chiều. Xưa kia, khi cuộc sống con người chỉ dừng ở “ăn no, mặc ấm”, có lẽ “một thức quà của lúa non” như ghi chép của Thạch Lam hay chờ mẹ đi chợ về chắc là điều tuyệt vời nhất. Thế nhưng ngày nay, khi những gian nhà ngói được khoác lên mình những màu sơn mới, mỗi góc phố trở thành những thiên đường ẩm thực, hàng loạt những nhà hàng, khách sạn từ thường đến hạng sang...thống trị mọi đường phố và kinh doanh dịch vụ trở thành ngành mang lại doanh thu khủng. Chef trở thành thuật ngữ quen thuộc, trở thành cơ hội nghề nghiệp của nghệ sĩ ẩm thực. Vậy bạn hiểu Chef là gì chưa?

Chef là thuật ngữ tiếng Anh để chỉ chuyên gia đứng đầu những bếp ăn trong nhà hàng, khách sạn. Họ là những vị trí chuyên nghiệp, sở hữu tay nghề cao nhất và chịu trách nhiệm cho món ăn trước khi order theo yêu cầu của thực  khách. Đồng thời, chef nắm vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành bộ máy từ quá trình làm việc của nhân sự, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến quy trình nấu nướng, đào tạo nhân viên mới. Chef chính là bếp trưởng.

 Nếu ví hệ thống bếp ăn của nhà hàng, khách sạn là một dàn nhạc, thì Chef sẽ là nhạc trưởng trong dàn nhạc đó. Họ là người chỉ huy cũng là mục tiêu cuối cùng và cao nhất cho mọi tín đồ ẩm thực. Gordon Ramsay - giám khảo đại tài của chương trình truyền hình thực tế ăn khách Masterchef,   Anthony Bourdain - chủ cửa hàng ăn nổi danh tại New York hay “Bố già của ẩm thực hiện đại” - Marco Pierre White … những người  sở hữu độ hot không kém gì những minh tinh màn bạc. Tất cả đều đến với thế giới của chúng ta với chức năng Chef. Chef cũng là vị trí nếm trải đầy đủ nhất những cung bậc của nghề đầu bếp và là quả ngọt cuối cùng cho những ai đam mê với nghệ thuật ẩm thực. Chef được đánh đổi bằng tài năng, thời gian, sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ. 

Nếu ví hệ thống bếp ăn của nhà hàng, khách sạn là một dàn nhạc, thì Chef sẽ là nhạc trưởng trong dàn nhạc đó. Họ là người chỉ huy cũng là mục tiêu cuối cùng và cao nhất cho mọi tín đồ ẩm thực
Nếu ví hệ thống bếp ăn của nhà hàng, khách sạn là một dàn nhạc, thì Chef sẽ là nhạc trưởng trong dàn nhạc đó. Họ là người chỉ huy cũng là mục tiêu cuối cùng và cao nhất cho mọi tín đồ ẩm thực

Hòa vào dòng chảy của nhịp sống hiện đại và sự lên hương của ngành dịch vụ, nhu cầu thưởng thức ẩm thực của con người ngày càng cao, Chef đến gần hơn với công chúng và trở thành lựa chọn vị trí tốt nhất được đào tạo trong môi trường giáo dục chuyên  nghiệp. Nếu có duyên với nghề bếp, chắc sau những thông tin này, bạn đã nóng lòng lật mở bật mí đề mục tiếp theo lắm rồi! Vậy Chef hay bếp thường đảm nhận những công việc gì?

Việc làm đầu bếp, phụ bếp tại Hồ Chí Minh

2. Chef thường đảm nhiệm những công việc gì?

Nhớ ngày còn bé, mỗi lần nhìn lên Tivi và xem những món ăn chế biến bởi nữ đầu bếp Ngô Thanh Vân trong chương trình “Sức sống mới”, tôi chỉ ước rằng trở thành một đầu bếp, khi lớn lên, có thể nấu được những món ăn đó cho gia đình. Trong mắt của cô bé 9 tuổi được sinh ra ở vùng nông thôn đó, đầu bếp là chức danh duy nhất và quan trọng nhất trong nhà hàng, khách sạn. Nhưng lớn lên mới biết rằng, đầu bếp là một nghề, nhưng gọi chung cho tất cả các vị trí. Nhưng trong đó, những mang những nhiệm vụ cao nhất bao giờ cũng thuộc về Chef.

Chef thường đảm nhiệm những công việc gì?
Chef thường đảm nhiệm những công việc gì?

Là “ngọn cờ đầu” của nhà bếp, Bếp trưởng được chủ nhà hàng, khách sạn nhiều nhiệm vụ quan trọng. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất cho thực đơn những món ăn, chất lượng, độ dinh dưỡng, độ thẩm mỹ của từng món ăn. Chưa dừng ở đó, Chef còn đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực quản lý. Họ là người thống lĩnh nhân sự, phân chia công việc trong nhà bếp, nắm bắt được an toàn vệ sinh thực phẩm, đến kiểm tra cụ thể số lượng và chất lượng của nguyên liệu để đảm bảo rằng, tất cả bếp ăn luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu tối đa của thực khách. Sau đây, mời bạn tham khảo cụ thể những nhiệm vụ quan trọng của Chef mỗi ngày nhé. 

2.1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sự vận hành đồng bộ trong không gian bếp?

Có lẽ đến những bếp trưởng lừng danh, bạn sẽ nghĩ nhiều hơn đến những món ăn mà họ tạo ra hơn là những nhiệm vụ xoay quanh nó bao gồm cả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực ra bạn đã nhầm rồi. Chef là chức danh cao nhất, những không đồng nghĩa, đảm nhiệm tất cả các công việc liên quan trực tiếp đến kỹ năng và chuyên môn cao. Chef, chúng ta sẽ hiểu ở mức là những người hướng dẫn, định hướng để đảm bảo rằng, món ăn đó đảm bảo đúng quy trình, chất lượng, mang hương vị riêng, đẳng cấp của nhà hàng, khách sạn của họ. Trong đó, nhiệm vụ, đảm bảo an toàn thực phẩm là yêu cầu cao nhất, bởi lẽ..vì là đặc thù liên quan đặc thù đến sức khỏe con người. Mọi sự sơ suất đều có thể ảnh hưởng trực tiếp uy tín, thương hiệu của nhà hàng, khách sạn đó. Một quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm của Chef chuyên nghiệp được chia làm nhiều khâu bao gồm: đốc thúc nhân viên làm vệ sinh, dọn dẹp không gian bếp, xác nhận chất lượng nguyên liệu trước khi chế biến và giám sát quá trình sơ chế và làm món ăn.   

Việc làm bếp trưởng

2.2. Phụ trách lên thực đơn, đề xuất quy trình trang trí và đảm bảo chất lượng món ăn

 Phụ trách lên thực đơn, đề xuất quy trình trang trí và đảm bảo chất lượng món ăn
Phụ trách lên thực đơn, đề xuất quy trình trang trí và đảm bảo chất lượng món ăn

Đang ôm mộng trở thành một MasterChef, có lẽ bạn hơi ngạc nhiên với những thông tin tôi xác nhận rằng: Chef sẽ không đứng ra nhận nhiệm vụ chính là nấu ăn và trang trí món ăn đầu. Công việc này sẽ được chuyển sang cho cánh tay phải đắc lực của bếp trưởng như: Sous Chef, Chef de Partie...bếp trưởng sẽ đảm nhận công việc phụ trách lên thực đơn và đề xuất trang trí và đảm bảo chất lượng món ăn. Quy mô nhà hàng càng lớn, những chức danh hỗ trợ Chef càng nhiều. 

Tất cả họ sẽ được chia về từng thế mạnh chuyên môn riêng và chỉ đảm nhiệm riêng khối lượng công việc đó. Bước vào nhưng bếp ăn của các nhà hàng, khách sạn sang trọng, bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy đầu bếp pha nước sốt, chuyên gia trang trí món ăn...sở hữu một không gian trong bếp và làm nhiệm vụ trên thực đơn được lên sẵn bởi Chef. Chưa dừng lại ở đó, Chef sẽ người kiểm tra cuối cùng xem những món ăn đó, có đảm bảo chất lượng hay hương vị “đề xuất” hay không. Ngoại lệ các trường hợp khách khó tính hay đặc biệt, bếp trưởng mới là người đứng ra làm nhiệm vụ này. 

2.3. Quản lý tổng hợp công việc trong bếp

Quản lý tổng hợp công việc trong bếp
Quản lý tổng hợp công việc trong bếp

Như đã nói, nhiệm vụ quan trọng nhất của Chef không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng kỹ thuật, tay nghề để chế biến món ăn mà còn đảm bảo tổng hợp các hoạt động trong không gian bếp diễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Chef là người phân chia công việc cho nhân viên, lên thực đơn, chủ kho và kiểm tra các nguyên liệu thừa thiếu và thực hiện hủy với những nguyên liệu đã hỏng. Bếp trưởng cũng là đầu mối đặt và nhận các nguyên liệu, thanh toán báo cáo lên ban quản lý nhà hàng, khách sạn. 

Việc làm đầu bếp khách sạn

2.4. Phụ trách đào tạo nhân viên mới 

Không phải ai cũng có năng lực và nhiệm vụ đào tạo nhân viên mới dù trong bếp sở hữu nhiều chức danh đầu bếp. Chef bên ngoài những nhiệm vụ đặc biệt đã nêu đó sẽ phải đảm nhiệm thêm quá trình hướng dẫn nhân viên mới vào theo đúng quy trình làm việc, phân công và giám sát, chỉnh sửa món ăn và quá trình chế biến và trang trí món ăn sao cho đẹp mặt và vị phù hợp. Bên cạnh đó, bếp trưởng cũng là nguồn để nhà hàng, khách sạn là đối với các nhà hàng khách sạn phổ rộng văn hóa. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng. Vậy cơ hội hiện tại của Chef như thế nào?

3. Cơ hội của Chef hiện nay như thế nào?

 Cơ hội của Chef hiện nay như thế nào?
Cơ hội của Chef hiện nay như thế nào?

sự thăng hoa của ngành du lịch, sự bùng nổ các nhu cầu về nghỉ dưỡng, sự ra đời của hàng triệu các cơ sở lưu trú, đây chính là động lực quan trọng nhất để hối thúc cho sự phát triển mạnh của ngành ẩm thực và mở rộng cánh của nghề nghiệp cho dân trót dành tình cảm cho nghiệp nấu ăn chuyên nghiệp trên thế giới này. 

Theo thống kê, hiện tại có khoảng trên 1 tỉ cơ sở lưu trú là các nhà hàng, khách sạn hạng sang trên toàn thế giới. Tính riêng trên quy mô nước Mỹ, số lượng khách sạn, nhà hàng cung ứng dịch vụ ẩm thực và có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lên đến trên 300.000. Trong đó, Chef luôn lọt trong top vị trí sở hữu mức lương cao đứng trong tổng số 15 ngành có mức lương cao nhất nước Mỹ nhưng khan hiếm nguồn nhân lực trầm trọng. Theo thống kê của chuyên trang về thu nhập tại xứ sở cờ hoa, mức lương cho vị trí bếp trưởng dao động từ 44,500 USD đến khoảng 60.000 USD tùy vào quy mô nhà hàng. 

Tại Việt Nam, số lượt khách du lịch năm 2024 cán mốc 84 triệu lượt khách tăng 16% so với năm 2024. Đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tăng cao, các dự án nhà hàng, khách sạn được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt từ các tụ điểm du lịch, hàng loạt những cơ sở đào tạo kỹ thuật món ăn chuyên nghiệp từ công lập đến khóa đào tạo...Đây chính là cơ hội để những bạn trẻ đam mê ẩm thực bung lụa và thu về mức lương lẫn những chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Mức thu nhập cho vị trí Chef hiện tại đang được tuyển dụng tại nhiều nhà hàng, khách sạn Việt Nam đang dao động trong mức 14 - 20 triệu đồng.

Dĩ nhiên, mức thu nhập này sẽ không thể đến nếu bạn sở hữu niềm đam mê cháy bỏng với ẩm thực, sự nỗ lực hết mình trau dồi trong kỹ năng, kỹ thuật tay nghề và vốn hiểu biết đa dạng những nền văn hóa và thói quen ăn uống của nhiều nơi trên  thế giới. 

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây đi tìm câu hỏi cho “Chef là gì” sẽ thật sự hữu ích cho bạn. Hãy bật ngay lửa nghề đầu bếp trong bạn để tiếp cận với những cơ hội trở thành những Masterchef cùng timviec365.vn bạn nhé!

Công ty tuyển dụng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;