Tác giả: Vũ Thoa
Chứng chỉ hành nghề y chính là một loại giấy tờ được cấp bởi Cơ quan Nhà nước tại Việt Nam cho phép cá nhân được hoạt động trong ngành y một cách hợp pháp. Vậy thì, những thông tin cơ bản, thông tin về điều kiện, phân loại, hồ sơ xin cấp chứng chỉ như thế nào? Cùng theo dõi những thông tin dưới đây:
Ngành Y là một trong những ngành thuộc top đầu về mức độ quan trọng, đóng vai trò và ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của con người. Chính bởi vậy mà Nhà nước luôn có những quy định rõ ràng, sát sao đối với ngành Y, theo đó, những người làm trong ngành y cần phải có chứng chỉ hành nghề y.
Vậy, chứng chỉ hành nghề y cụ thể là gì? Đó là một loại văn bằng mà những người theo đuổi ngành y bỏ công sức và tâm huyết ra để học, tích lũy về kinh nghiệm và kiến thức để được cấp bởi Cơ quan Nhà nước. Chứng chỉ hành nghề y được cấp cho cả các cá nhân trong nước và người nước ngoài hành nghề y tại Việt Nam.
Chứng chỉ hành nghề y là văn bằng mang tính chất bắt buộc, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào đang hoạt động trong ngành y dược cần phải có.
Vậy, những đối tượng nào được phép xin cấp chứng chỉ hành nghề y, địa điểm cấp chứng chỉ hành nghề y và các vấn đề liên quan khác tới chứng chỉ hành nghề y như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu các phần tiếp theo để mở rộng kiến thức, hiểu biết cho chính mình về ngành y, phục vụ cho nhu cầu hoạt động trong ngành y một cách hợp pháp.
Để thực hiện đúng với những Quy định của Pháp luật trong quá trình hành nghề y, bất cứ ai theo đuổi ngành y cũng cần phải tìm hiểu rõ về các đối tượng và các lĩnh vực hành nghề y. Theo đó, những đối tượng và lĩnh vực cụ thể cần phải có chứng chỉ hành nghề y như sau:
- Các Bác sĩ chuyên khoa nội tổng hợp thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh nội khoa.
- Các Bác sĩ chuyên khoa hệ nội thuộc các lĩnh vực khám chữa bệnh chuyên khoa nội: tim mạch, hô hấp, hồi sức, cấp cứu...
- Các Bác sĩ và các kỹ thuật viên chuyên khoa trong lĩnh vực: xét nghiệm.
- Các Bác sĩ trong khoa chẩn đoán hình ảnh, chụp X-quang, siêu âm.
- Các Bác sĩ làm việc chuyên khoa ngoại, hệ ngoại: khám chữa các bệnh thuộc khoa ngoại như tiêu hóa, hô hấp, các bệnh liên quan tới thần kinh của cơ thể...
- Các Bác sĩ làm việc tại chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, tạo và chỉnh hình.
- Các Bác sĩ Y học dự phòng: chuyên các bệnh cấp cứu xảy ra trong cộng đồng.
- Các Bác sĩ, y sĩ, lương y thuộc lĩnh vực Y học cổ truyền.
- Những người chuyên nghiên cứu các bài thuốc gia truyền.
- Những Y sĩ.
- Những Điều dưỡng.
- Những Y sĩ đa khoa, sản nhi, y sĩ y học cổ truyền...
- Những người Hộ sinh.
- Những kỹ thuật viên: gây mê, hồi sức, vật lý trị liệu, hồi phục chức năng, xét nghệm...
- Những Bác sĩ dinh dưỡng.
- Những Bác sĩ làm việc tại các tuyến huyện, xã.
- ...
Nghị định số 109/2016/NĐ-CP có đưa ra các quy định rõ về những điều kiện mà các đối tượng nêu trên được cấp chứng chỉ hành nghề y như sau:
- Người xin cấp chứng chỉ cần phải có văn bằng hoặc giấy chứng nhận về việc đã hành nghề khám chữa bệnh, giấy chứng nhận này được cấp bao gồm: Văn bằng chuyên môn, chứng nhận lương y, chứng nhận bài thuốc gia truyền, chứng nhận có phương pháp chữa bệnh...
- Văn bằng/Giấy xác nhận về việc đã có kinh nghiệm làm việc trong các cơ sở, trung tâm khám chữa bệnh. Trong giấy xác nhận hoặc văn bằng đó cần phải ghi rõ các thông tin: thời gian thực hành, kiến thức và năng lực về chuyên môn, tình trạng đạo đức nghề nghiệp, xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh đó (do người đứng đầu có thẩm quyền cao nhất của cơ sở xác nhận).
- Thời gian thực hành ít nhất là 18 tháng tại các cơ sở, trung tâm y tế để được cấp chứng chỉ hành nghề đối với các Bác sĩ.
- Thời gian thực hành ít nhất là 12 tháng tại Bệnh viện để được cấp chứng chỉ hành nghề đối với các Y sĩ.
- Có xác nhận về điều kiện sức khỏe đủ để đảm bảo có thể hành nghề y. Giấy xác nhận này cần còn giá trị sử dụng và được xác nhận trong thời gian gần nhất.
- Các cá nhân không thuộc các trường hợp sau: người đang bị cấm hành nghề, tước giấy phép hoạt động trong ngành y, người mất năng lực về hành vi dân sự, người đang phải chịu bản án, người đang bị truy cứu về trách nhiệm hình sự, người bị phạt hành chính, người bị kỷ luật cảnh cáo và nặng hơn.
- ...
Đối với những người nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài cần phải đáp ứng được những điều kiện được nêu trên đây thì các bạn còn cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo sử dụng ngôn ngữ theo quy định trong khám chữa bệnh, sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh hiểu.
- Được cấp giấy phép lao động bởi cơ quan Nhà nước.
- Có sơ yếu lý lịch được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Mọi giấy tờ của người đó đều phải được hợp thức hóa để có thể sử dụng tại Việt Nam khi hành nghề y.
Việc làm Y tế - Dược tại Hồ Chí Minh
Khi bạn xin cấp chứng chỉ hành nghề y thì bạn cần phải nộp hồ sơ, trong hồ sơ hành nghề thì bạn cần phải đảm bảo đầy đủ những giấy tờ hợp lệ theo quy định của Nhà nước:
- Mẫu đơn 01 về việc đề nghệ cấp chứng chỉ hành nghề y.
- 02 ảnh thẻ thuộc cỡ (4x6).
- Các bản sao của các giấy tờ có công chứng liên quan tới việc khẳng định trình độ, năng lực hành nghề.
- Giấy xác nhận hành nghề, chứng nhận sức khỏe.
- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bởi Sở tư pháp (tại nơi người đó đang sinh sống).
- Hộ khẩu photo, CMND photo,...
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu.
- ...
Trên đây, Kim Thoa đã cung cấp cho các bạn thông tin đầy đủ về chứng chỉ hành nghề y, giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ hành nghề y, biết được những điều kiện để có thể nhận được chứng chỉ hành nghề y cùng những thông tin quan trọng có liên quan tới chứng chỉ hành nghề y.
Chứng chỉ hành nghề xét nghiệm
Trong ngành y, có rất nhiều loại chứng chỉ mà các bạn cần phải có, với mỗi lĩnh vực sẽ có một loại chứng chỉ riêng để đảm bảo về chuyên môn, trình độ và năng lực tốt nhất. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về chứng chỉ hành nghề xét nghiệm cùng với những kinh nghiệm để có được chứng chỉ hành nghề thì hãy tìm hiểu về chứng chỉ hành nghề xét nghiệm.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận