Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những tiêu chí chuẩn xác để đánh giá khách hàng tiềm năng

Tác giả: Hồng Nguyễn

Ngày cập nhật: 27/11/2021

Để tăng trưởng doanh thu, bất cứ nhà kinh doanh nào phải học cách tìm và giữ chân tệp khách hàng tiềm năng cho dòng sản phẩm của mình. Nếu không có đối tượng này, thương hiệu sẽ đánh mất một lượng người tiêu dùng khổng lồ. Vậy làm cách nào để xác định và đánh giá khách hàng tiềm năng? Hãy cùng timviec365.vn tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Như nào được gọi là khách hàng tiềm năng?

Khách hàng tiềm năng là những cá nhân, nhóm người chưa trả tiền để sử dụng hàng hoá, dịch vụ nhưng có nhu cầu quan tâm và mong muốn được sở hữu sản phẩm của bạn. Điều kiện tiên quyết là những người thuộc đối tượng này phải có đủ khả năng tài chính để chi trả và phục vụ cho việc mua bán diễn ra thuận lợi.

Khái niệm khách hàng tiềm năng
Khái niệm khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Bạn có thắc mắc tại sao các nhà quản trị không bao giờ ngừng tìm kiếm tệp đối tượng này không? Bởi vì đối tượng quan trọng - khách hàng trung thành (người đã sử dụng và tin tưởng sản phẩm của bạn) được hình thành từ khái niệm khách hàng tiềm năng. 

Tức là để sở hữu được lượng khách hàng trung thành đòi hỏi doanh nghiệp phải khai thác tốt đối tượng tiềm năng bởi vì nó là tiền đề để cấu thành và tạo nên nhóm người dùng lý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ mà bạn kinh doanh.

2. Cách đánh giá khách hàng tiềm năng

2.1. Sử dụng BANT 

BANT là phương pháp đánh giá chất lượng khách hàng, cho phép nhân viên dễ dàng xác định được mục tiêu có phải là đối tượng tiềm năng không thông qua thời gian, nhu cầu mua và khả năng ngân sách. 

Tuy là cách đánh giá đơn giản và hiệu quả nhưng bạn không nên sử dụng bảng đánh giá này như một danh sách kiểm tra cuối cùng. Bởi xét trên thực tế, khách hàng tiềm năng có thể là người đủ điều kiện để đi sâu hơn so với những gì được đánh giá trên lý thuyết.

Sử dụng BANT để đánh giá khách hàng tiềm năng
Phương pháp BANT để đánh giá khách hàng tiềm năng

Hiểu đơn giản BANT là bộ câu hỏi gồm những tiêu chí:

- Ngân sách: số tiền mà khách hàng có thể chi trả 

- Quyền hạn: mức độ ảnh hưởng và “tiếng nói" của khách hàng

- Cần: mục tiêu của khách hàng tiềm năng 

- Thời điểm: chu kỳ và nhu cầu mua hàng

Giải quyết được những tiêu chí này sẽ giúp bạn xác định và đánh giá khách hàng tiềm năng cũng như thực hiện thành công các quy mô giao dịch. Ngược lại, nếu khách hàng không đáp ứng được tiêu chí nêu trên đồng nghĩa với việc họ không phải đối tượng tiềm năng.

Để nắm bắt được thông tin khách hàng, bạn có thể cân nhắc trong việc sử dụng phần mềm crm miễn phí. Đây là công cụ đắc lực hỗ trợ phía doanh nghiệp trong việc kiểm soát và lưu trữ thông tin người dùng. 

Phần mềm crm miễn phí giúp ích rất nhiều trong việc kinh doanh, sản xuất
Phần mềm crm miễn phí giúp ích rất nhiều trong việc kinh doanh, sản xuất

2.2. Khách hàng tiềm năng có giống với đối tượng mà bạn hướng đến ban đầu? 

Khi một doanh nghiệp hoặc cá nhân bước vào giai đoạn kinh doanh đều phải lên kế hoạch và xác định trước đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến. 

Chẳng hạn khi mở một shop quần áo, bạn hướng đến đối tượng là học sinh sinh viên lứa tuổi 15 - 22 vì mặt hàng bạn cung cấp là items theo style streetwear trẻ trung, năng động. Đây chính là khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến ban đầu. 

Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu có giống nhau?
Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu có giống nhau?

Thông thường, khách hàng tiềm năng sẽ là những khách hàng mục tiêu. Bởi vì bạn đã nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về sự phù hợp của tệp khách hàng đối với dòng sản phẩm kinh doanh. 

Tuy nhiên đó chỉ là “thông thường" chứ không phải “tất cả". Hiểu đơn giản khách hàng tiềm năng là những người yêu thích sản phẩm, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm. 

Vẫn là ví dụ trên, khách hàng mục tiêu của bạn ở thanh niên 15 - 22 tuổi, nhưng khách hàng tiềm năng trong cửa hàng thực chất lại là phụ huynh của nhóm đối tượng đó. Vì họ đáp ứng đủ các tiêu chí: có nhu cầu mua quần áo cho con em, yêu thích sản phẩm vì cảm thấy phù hợp với đối tượng họ mua tặng, và cuối cùng là họ có khả năng chi trả.

2.3. Chiến thuật để tìm và đánh giá khách hàng tiềm năng 

Mặc dù có rất nhiều người tiêu dùng tiềm năng đối với hàng hoá, dịch vụ nhưng thường chỉ có một nhóm khách dễ dàng tiếp cận và mang lại hiệu quả cao nhất. Kinh doanh thành công là một hành trình dài đòi hỏi bạn phải có những bí quyết để xác định đúng từng tệp người dùng:

- Xây dựng chân dung khách hàng mà mình hướng đến 

- Thấu hiểu được pain points (điểm đau) của khách hàng 

- Xác định nhu cầu và thuyết phục khách hàng tin tưởng dịch vụ.

Bạn cũng có thể dễ dàng xác định và đánh giá khách hàng tiềm năng bằng những phương thức sau:

2.3.1. Quảng bá trực tuyến 

Kinh doanh và marketing luôn là 2 khái niệm phải sánh đôi cùng nhau vì marketing là tiền đề để thúc đẩy kinh doanh trở nên thuận lợi và gặt hái được thành công. Một trong những cách marketing hiệu quả là quảng bá trực tuyến trên các nền tảng social media.

Quảng bá trên các diễn đàn cũng là một cách để thu hút và đánh giá khách hàng tiềm năng
Quảng bá trên các diễn đàn cũng là một cách để thu hút và đánh giá khách hàng tiềm năng

Với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0 thì mạng xã hội là khái niệm quá phổ biến với con người. Bạn có thể sử dụng Internet để tiếp cận và truyền tải thông tin hiệu quả đến khách hàng. 

Đặc biệt đây còn là trợ thủ đắc lực trong việc tìm và đánh giá khách hàng tiềm năng một cách chính xác, giúp bạn không bỏ quên bất kỳ đối tượng nào. Bạn có thể dễ dàng quảng bá trên các phương tiện truyền thông nổi tiếng như Facebook, Instagram, Linkedin,... thông qua video, hình ảnh hoặc biểu ngữ. 

2.3.2. Telesales 

Đây là phương thức giới thiệu sản phẩm bằng cách liên hệ trực tiếp với khách hàng thông qua số điện thoại và file data có sẵn. Cách thức này được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi từ trước đến nay.

Ưu điểm lớn nhất là có thể tiếp cận sản phẩm đến người dùng và đánh giá khá chính xác xem đối tượng mình liên lạc có phải khách hàng tiềm năng không. Nếu đã xác định được đối phương thuộc tệp tiềm năng thì bước cần làm tiếp theo là đẩy mạnh quảng bá sản phẩm và take care khách hàng cẩn thận. 

Telesales vừa giúp quảng bá sản phẩm vừa khoanh vùng hiệu quả đối tượng khách hàng tiềm năng
Telesales vừa giúp quảng bá sản phẩm vừa khoanh vùng hiệu quả đối tượng khách hàng tiềm năng 

Tuy nhiên nhược điểm của Telesales cũng ngang ngửa với ưu điểm mà nó mang lại. Dễ xác định được khách hàng thì cũng rất dễ đánh mất khách hàng, nếu không khéo léo trong khâu xử lý sẽ khiến họ cảm thấy phiền phức và tạo cái nhìn không tốt về thương hiệu. 

Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi đội ngũ Telesales phải là những nhân viên có đầy đủ kỹ năng chuyên môn và khả năng xử lý tình huống tốt. 

Trên đây là một số tiêu chí để tìm ra và đánh giá khách hàng tiềm năng chính xác, hiệu quả. Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng không thể thiếu “tệp khách vàng" vậy nên nếu đang trong vai trò là một nhà kinh doanh, một startup thì bạn còn chần chừ gì mà không nhanh tay note ngay những thông tin hữu ích phía trên. 

Hy vọng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho công cuộc kinh doanh và sản xuất của bạn trở nên thuận lợi. Nhớ theo dõi trang để cập nhật nhiều tin tức mới lạ hơn nhé. 

Khách hàng hiện tại là gì

Trong kinh doanh, có rất nhiều thuật ngữ để xác định rõ từng đối tượng và tệp khách hàng. Công đoạn này giúp việc phân luồng, nắm bắt dữ liệu về người tiêu dùng trở nên chính xác hơn, từ đó giúp nhà kinh doanh dễ dàng đưa ra phương án và chiêu thức marketing hợp lý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm Khách hàng hiện tại nhé.

Khách hàng hiện tại là gì 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý